Việt Nam tham dự Hội nghị quan chức cao cấp ASEAN về môi trường

Ngày đăng: 10/08/2023

Từ ngày 31/7 đến ngày 4/8, đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN về môi trường lần thứ 34 (ASOEN 34) và chuỗi các hội nghị liên quan tại thành phố Bogor, Tây Java, Indonesia.

Đoàn công tác tham dự chuỗi Hội nghị do ông Lê Ngọc Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài nguyên Môi trường, kiêm Chánh Văn phòng ASEAN Việt Nam là Trưởng đoàn. Thành viên Đoàn gồm các đơn vị Vụ Hợp tác quốc tế, Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (thuộc Bộ TN&MT) và Vụ ASEAN (Bộ Ngoại giao) cùng tham dự.  

Đây là chuỗi Hội nghị quan chức cao cấp rất quan trọng trong cơ chế hợp tác ASEAN về môi trường được tổ chức theo định kỳ hàng năm. Cùng tham dự chuỗi hội nghị này có các đại biểu là các Quan chức cao cấp của các quốc gia thành viên ASEAN, ASEAN +3, các nước đối tác ASEAN, Ban thư ký ASEAN, và các tổ chức quốc tế khác…

Lễ khai mạc chuỗi hội nghị đã diễn ra sáng 1/8/2023

Sáng 1/8/2023, tại Bogor đã diễn ra lễ khai mạc trọng thể chuỗi Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN về môi trường lần thứ 34 và các hội nghị liên quan. Phát biểu khai mạc, Bà Siti Nurbaya, Bộ trưởng Bộ Môi trường và Lâm Nghiệp Indonesia nhấn mạnh: “Hội nghị ASOEN lần thứ 34 và các hội nghị liên quan là một chương trình nghị sự quan trọng nhằm tăng cường cam kết của chúng tôi vì một hành tinh tốt đẹp hơn. Hội nghị được kỳ vọng sẽ tăng cường hoạt động của các Nhóm Công tác, tăng cường hợp tác giữa các thành viên ASEAN và các đối tác trong các lĩnh vực môi trường, nhằm giải quyết các thách thức đa chiều, bao gồm các vấn đề về môi trường để mang lại lợi ích cho người dân, xã hội và đạt được sự phát triển bền vững...”.

Đại diện các nước ASEAN, nước Chủ tịch ASEAN 2023 - Indonesia đã đề ra chiến lược với chủ đề “Một ASEAN tầm vóc: Tâm điểm của tăng trưởng”,  với hy vọng ASEAN sẽ trở thành một khu vực kinh tế phát triển nhanh, bao trùm, bền vững, phù hợp với tinh thần hợp tác chung và thực hiện Hiến chương ASEAN. Do vậy, năng lực và hiệu quả thể chế cần được tăng cường để giúp ASEAN ứng phó với các thách thức trong 20 năm tới.

Cùng với tinh thần đó, Hội nghị ASOEN 34 xem xét và báo cáo các hoạt động hợp tác của Tổ chức Quan chức cao cấp ASEAN về môi trường trong năm 2022-2023 nhằm chuẩn bị các nội dung báo cáo tại Hội nghị Bộ trưởng môi trường ASEAN lần thứ 17 sắp tới. Các nhóm công tác ASEAN về 8 lĩnh vực cụ thể gồm: Biến đổi khí hậu; Quản lý tài nguyên nước; Môi trường biển và đới bờ; Bảo tồn đa dạng sinh học; Thành phố bền vững về  môi trường; Hóa chất và Chất thải; Giáo dục môi trường và Ô nhiễm khói mù xuyên biên giới… đã báo cáo các hoạt động trong năm qua lên các Chủ tịch ASOEN, đồng thời đề xuất kế hoạch hoạt động nhằm thực hiện Kế hoạch chiến lược về môi trường ASEAN (ASPEN). Các nhà Quan chức ASEAN đã thảo luận sôi nổi và đưa ra các quyết định quan trọng thuộc hoạt động của các Nhóm công tác ASEAN về các lĩnh vực môi trường trong khuôn khổ hợp tác ASEAN thường niên.

Trưởng đoàn các quốc gia thể hiện tinh thần đoàn kết hợp tác chặt chẽ về môi trường

Trước đó, ngày 31/7/2023, Trung tâm Đa dạng sinh học ASEAN (ACB) đã phối hợp với nước chủ nhà Indonesia và Ban Thư ký ASEAN chủ trì tổ chức các hội nghị gồm: Hội nghị Ban chỉ đạo dự án hợp tác ACB - Đức (PSC) chuẩn bị cho Hội nghị Hội đồng quản trị lần thứ 9 của Trung tâm Đa dạng sinh học ASEAN (ACB), Hội nghị Hội đồng quản trị Trung tâm Đa dạng sinh học ASEAN lần thứ 25 và một số hội nghị liên quan đã diễn ra. Các Hội nghị tập trung thảo luận các vấn đề các nội dung chính: tăng cường hiệu quả quản lý các Vườn di sản ASEAN (AHP)  và cải thiện sinh kế của cộng đồng vùng đệm các AHP; tăng cường năng lực thể chế của ACB thông qua hỗ trợ kỹ thuật; đồng thời, xem xét nhiều dự thảo văn kiện của ASEAN do Nhóm công tác ASEAN và Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học (AWGNCB) đề xuất để thông qua. Một trong những văn kiện quan trọng bao gồm: Kế hoạch hành động ASEAN về loài ngoại lai xâm hại (IAS); quá trình xây dựng Kế hoạch hành động ASEAN về ngăn chặn suy giảm các loài Động vật hoang dã của ASEAN; việc đề cử và thông qua 02 Khu bảo tồn của Thái Lan trở thành Vườn di sản ASEAN thứ 56 và 57 của ASEAN; kế hoạch hoạt động của Trung tâm Đa dạng sinh học ASEAN năm 2024 và quá trình rà soát thể chế của ACB…

Cùng ngày, Hội nghị tham vấn chuẩn bị cho Dự thảo Tuyên bố ASEAN về biến đổi khí hậu để trình lên COP 28 đã diễn ra, nhằm xem xét dự thảo lần cuối Tuyên bố ASEAN về Biến đổi khí hậu để thống nhất về nội dung trước khi trình các cấp Bộ trưởng ASEAN về môi trường và Cấp cao ASEAN phê duyệt. Sau đó Tuyên bố thông qua tại COP 28.

Ngoài ra, ASOEN 34 xem xét và rà soát các hoạt động hợp tác giữa ASEAN với các nước đối tác gồm: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, EU...

Theo dòng sự kiện, ngày 02 và 03 tháng 8 năm 2023:  Hội nghị đối thoại ASEAN - Nhật Bản về môi trường lần thứ 17 (AJDEC), Hội nghị đối thoại ASEAN - Hàn Quốc về môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ 3, Hội nghị Cấp cao ASEAN - EU về môi trường và biến đổi khí hậu lần thứ 5; Hội nghị Quan chức Cấp cao ASEAN - Hoa Kỳ về môi trường và biến đổi khí hậu, Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN +3 về môi trường lần thứ 20 sẽ tiếp tục diễn ra. Số lượng các Hội nghị được tổ chức là 13 hội nghị với sự tham gia khoảng hơn 100 đại biểu ASEAN và các nước đối tác.

Đoàn công tác của Việt Nam đã tích cực tham gia và đóng góp vào các hoạt động của chuỗi Hội nghị. Với kết quả bước đầu đáng ghi nhận, Đoàn được các nước thành viên ASEAN đánh giá cao và hy vọng Việt Nam sẽ cùng các quốc gia tăng cường hợp tác chặt chẽ về môi trường trong giai đoạn tới.

Đoàn công tác tham dự ASOEN 34

  • Tiêu đề *
  • Người gửi *
  • Email *
  • Nội dung bình luận *
  • Mã bảo vệ *
  • Gửi bình luận Đóng lại

Tin tức - sự kiện

Video

Hình ảnh

Thông tin thời tiết

Ứng phó với biến đổi khí hậu

Phòng chống thiên tai

Tìm kiếm cứu nạn - cứu hộ

PC tại nạn thương tích

Công điện

Văn bản chỉ đạo

Hoạt động của BCĐ

Văn bản pháp quy

Hợp Tác Quốc Tế

Chương trình - Kế hoạch

Đề án - Dự án

Nhu cầu - Tiềm lực

Thông tin tuyên truyền

Phổ biến kiến thức

Liên kết Website

BẢN ĐỒ GOOGLE

GOOGLE MAP

ẢNH VỆ TINH

SATELLITE IMAGE

ẢNH RA ĐA

RADA IMAGE

BẢN ĐỒ THỦY VĂN

HIDROLOGICAL IMAGE

Thống kế lượt truy cập