TPHCM tăng khả năng trữ nước trong lòng đất
Ngày đăng: 07/11/2012
TPHCM đang xây dựng kế hoạch hành động nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH). Để bạn đọc hiểu hơn về hoạt động này của thành phố, chuyên trang BĐKH sẽ lần lượt giới thiệu đến bạn đọc từng nội dung đang được nghiên cứu trong kế hoạch nêu trên. Trước hết là nội dung bảo vệ nguồn nước và chống ngập nước.
Theo Ban Chỉ đạo thích ứng với BĐKH của TPHCM, để bảo vệ nguồn nước, trong thời gian tới việc sử dụng nước tiết kiệm, hợp lý sẽ được tuyên truyền rộng rãi đến từng người dân. Bên cạnh đó, TPHCM sẽ nghiên cứu dùng các giải pháp kỹ thuật để làm tăng nguồn nước ngầm như có thể nạp thêm nước từ nguồn nước mưa hay nước mặt vào các tầng ngầm có chứa nước sẵn hoặc các tầng đất, đá có khả năng trữ nước trong lòng đất. Phổ biến và áp dụng các công nghệ tiên tiến vào việc xử lý nước mặn thành nước ngọt. Quy hoạch việc khai thác và sử dụng nguồn nước một cách hiệu quả. Đề xuất và triển khai các giải pháp hạn chế khai thác nước đến mức làm thay đổi động thái của nguồn nước. Tăng cường quan trắc chất lượng nước mặt và nước ngầm để bảo vệ nguồn nước. Điều chỉnh quy hoạch sử dụng nguồn nước để hạn chế sự thu hẹp của diện tích nước nhạt; xác định các vùng có nguy cơ căng thẳng về nguồn nước trong tương lai. Quy hoạch và quản lý khai thác nước trên các sông thuộc địa bàn TPHCM.
Trong công tác chống ngập, đề xuất các giải pháp công trình thủy lợi thích ứng với sự biến động của dòng chảy tại các lưu vực sông do BĐKH gây ra. Lập bản đồ phân vùng có nguy cơ sạt lở bờ sông, bờ biển, bão, nước biển dâng, sóng thần, phân vùng ngập lụt, đánh giá các rủi ro do bão, lụt gây ra. Kiên cố hóa hệ thống đê điều, trồng cây chắn sóng để bảo vệ hệ thống đê điều. Nghiên cứu tác động của BĐKH với hệ thống đê điều. Đề xuất giải pháp xả lũ cho hệ thống sông Đồng Nai. Nghiên cứu và lập quy hoạch thủy lợi cho TPHCM trong điều kiện BĐKH và nước biển dâng. Kết hợp các giải pháp chống ngập “mềm” như làm hồ điều tiết nước, vận động người dân làm hồ trữ nước trong nhà, tăng cường mảng xanh tại các vỉa hè, sân vườn… để nước có nơi trữ và thấm xuống (khi mưa to) với các giải pháp kỹ thuật là làm cống tiêu thoát nước…
(Nguồn tin: http://www.sggp.org.vn)
Tin bài cùng chuyên mục
- Nghiên cứu khả năng chống chịu của hệ thống công trình phòng chống lũ, xây dựng công nghệ nhận dạng lũ lớn, tổ hợp lũ... (05/07/2023)
- Đề xuất dự án Quỹ Môi trường toàn cầu (05/07/2023)
- Khả năng hợp tác với IGES nhằm tăng cường năng lực sử dụng mô hình AIM (05/07/2023)
- Họp Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị lần thứ 24 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (12/12/2018)
- CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI TRONG LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN (19/10/2018)
- TỪ THIỆT HẠI ĐỘNG ĐẤT, SÓNG THẦN TẠI INDONESIA VÀ TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ỨNG PHÓ... (18/10/2018)
- 23/9/2015 Nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu (25/11/2015)
- Đề cương tuyên truyền 69 năm ngày truyền thống phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai (17/05/2015)
Tin tức - sự kiện
- Xử lý hơn 1.000m3 đất đá tràn lấp mặt đường lên Cửa khẩu Cầu Treo
- Ứng phó bão số 1, hàng không đóng cửa 3 sân bay
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra chất lượng các công trình đê điều tại trước mùa mưa bão tại Thanh Hóa
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra thiệt hại do thiên tai tại Xín Mần (Hà Giang)
- Lễ ký kết: Ứng phó và phục hồi sau hạn hán và xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long
- Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai.