TỪ THIỆT HẠI ĐỘNG ĐẤT, SÓNG THẦN TẠI INDONESIA VÀ TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ỨNG PHÓ THIÊN TAI TẠI V

Ngày đăng: 18/10/2018

       Những năm gần đây, các quốc gia nằm trên “vành đai lửa Châu Á- Thái Bình Dương” liên tiếp phải hứng chịu ảnh hưởng của thiên tai, đặc biệt là thiệt hai do động đất, sóng thần, siêu bão,… gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản. Gần đây nhất, thảm họa kép động đất gây sóng thần xảy ra ngày 28/9 vừa qua tại Indonexia đã phá hủy hoàn toàn vùng bờ biển miền Trung đảo Sulawesi làm hàng ngàn người chết và mất tích; nhiều nhà cửa, tài sản và cơ sở hạ tầng đã bị phá huỷ nghiêm trọng và chắc chắn phải mất một thời gian dài mới có thể khôi phục. Hơn thế, những tác động tiêu cực đến sức khỏe và tâm lý đối với những người bị ảnh hưởng khó bù đắp được bằng vật chất. Bài học kinh nghiệm đặt ra từ thảm họa thiên tai tại Indonesia nhắc nhở các cấp chính quyền và cơ quan quản lý thiên tai các quốc gia cần nhận thức rõ hơn về công tác chuẩn bị trước thiên tai, đặc biệt cần chú trọng đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ để hỗ trợ cảnh báo kịp thời, đúng khu vực.

        Tại Việt Nam, thiên tai đang có xu hướng cực đoan, dị thường cả về cường độ, tần suất và không tuân theo quy luật. Ðiển hình như bão Damrey (năm 2017) đổ bộ vào TP. Nha Trang (Khánh Hòa) nơi trước đây ít khi bị thiên tai; hạn hán kỷ lục tại Tây Nguyên, Ðông Nam Bộ và xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long (năm 2015-2016), lũ quét, sạt lở đất tại miền núi phía Bắc các năm 2016, 2017; sạt lở bờ biển tại Miền Trung và sạt lở bờ sông tại ĐBSCL... Thiên tai đã tác động đến mọi lĩnh vực của xã hội, đời sống nhân dân, gây đình trệ việc sản xuất, kinh doanh, ảnh hưởng mạnh mẽ đến phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, phòng, chống, giảm thiểu rủi ro do thiên tai gây ra đang được xác định là mục tiêu hàng đầu, trong đó cần tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ nhằm đáp trong công tác chuẩn bị ứng phó, đảm bảo an toàn trước thiên tai.

       Khoa học công nghệ trong công tác cảnh báo sớm thiên tai.

      Kinh nghiệm triển khai hoạt động khoa học công nghệ tại các nước tiên tiến như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và các quốc gia Đông Nam Á như Philipin, Hàn Quốc, Thái Lan và Indonesia cho thấy cần phải xây dựng được một Hệ thống cảnh báo sớm đa thiên tai cấp Quốc gia với công nghệ tiên tiến và xây dựng được nguồn nhân lực đảm bảo làm chủ công nghệ với những quy trình chặt chẽ về tiếp nhận, phân tích dữ liệu, ban hành bản tin và các kịch bản ứng phó khẩn cấp khi thiên tai xảy ra.

       Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang được triển khai tại Việt Nam, việc hình thành cơ sở dữ liệu lớn (Big Data) và áp dụng Internet vạn vận (Internet of thing) cùng các công nghệ tiên tiến như công nghệ vũ trụ, công nghệ vệ tinh, viễn thám cần được thúc đẩy áp dụng để tạo điểm nhấn trong việc thành lập một hệ thống giám sát tổ hợp các điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng và các hoạt động phát triển để xây dựng các bản đồ rủi ro thiên tai; đánh giá, xác định những khu vực dễ bị tổn thương và cảnh báo nguy cơ thiệt hại theo từng cấp độ rủi ro và dự báo quy mô ảnh hưởng.

       Từ năm 2017, Chính phủ tăng cường chỉ đạo sát sao công tác phòng chống thiên tai cả ở cấp Trung tương và địa phương, đồng thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các cơ quan ở Trung ương và địa phương tập trung các giải pháp để phòng, chống và giảm thiểu rủi ro thiên tai; đã ban hành 01 Nghị quyết riêng (số 120/NĐ-CP ngày 27/11/2017) về phát triển bền vững Đồng bằng Sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu, theo đó Chính phủ yêu cầu phải nâng cấp và hiện đại hoá hệ thống quan trắc, giám sát, cảnh báo và dự báo về tài nguyên và môi trường. Gần đây nhất, trong Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 về công tác phòng, chống thiên tai, Chính phủ cũng đặt mục tiêu đến năm 2025 là “Chủ động trong dự báo, cảnh báo, phòng, chống lũ quét, sạt lở đất tại những khu vực dân cư tập trung và trọng điểm về kinh tế xã hội; 100% các khu vực ngầm tràn thường xuyên bị ngập sâu được lắp đặt các thiết bị cảnh báo;… Năng lực dự báo, cảnh báo của ngành khí tượng thủy văn ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực….”.

      Tuy nhiên, để áp dụng khoa học công nghệ vào phòng, chống và giảm thiểu thiệt hại thiên tai theo yêu cầu của Chính phủ cần có nguồn lực lớn, trong điều kiện nguồn kinh phí hạn hẹp, cần ưu tiên lựa chọn các công nghệ phù hợp từ các quốc gia tiên tiên để có thể chuyển giao, tăng cường áp dụng tại Việt Nam; đồng thời, thúc đẩy xã hội hóa nghiên cứu, ứng dụng đối với doanh nghiệp trong nước để bổ sung nguồn lực cho công tác phòng, chống thiên tai. Trước mắt, cần nghiên cứu thiết lập hệ thống quan trắc liên ngành, cảnh báo về thiên tai trên cơ sở liên kết được dữ liệu của từng ngành đã có. Về lâu dài, cần thống nhất xây dựng Trung tâm quốc gia về giảm thiểu thiên tai được chuẩn hóa công cụ kỹ thuật hiện đại và đội ngũ cán bộ có năng lực, nhạy cảm với nghề nghiệp để làm chủ công nghệ, quản lý vận hành hệ thống quan trắc nêu trên đảm bảo chất lượng cảnh báo dự báo theo thời gian thực (hoặc gần thực) đối với một số loại hình thiên tai thường xuyên gây thiệt hại về người và tài sản của cộng đồng.

       Đầu tư tăng cường năng lực cảnh báo và ứng phó thiên tai

       Tại phiên thảo luận về “Tăng cường đầu tư giảm thiểu rủi ro thiên tại” khuôn khổ Hội nghị cấp Bộ trưởng Châu Á về quản lý thiên tai tại Mông Cổ từ 3-6/7/2018, nhiều đại biểu đã khuyến nghị các cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư và cơ quan quản lý về thiên tai các quốc gia cần nhận thức rõ vai trò của đầu tư trong giảm thiểu rủi ro thiên tai: “Tăng đầu tư trong giai đoạn phòng ngừa và chuẩn bị ứng phó sẽ giúp giảm chi phí đáng kể trong giai đoạn khôi phục sau thiên tai” và “Đầu tư cho phòng, chống thiên tai cũng góp phần đầu tư để đảm bảo phát triển bền vững”. Do vậy, để tăng cường khoa học công nghệ trong chuẩn bị ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai tại Việt Nam, cần xem xét triển khai những nhiệm vụ sau:

       Một là, xây dựng mối liên hệ giữa đầu tư cho các hoạt động phát triển với các chi phí giảm thiểu rủi ro do các hoạt động phát triển kinh tế gây ra để làm cơ sở xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí về tỷ lệ đầu tư lại cho các hoạt động giảm thiểu thiên tai; trên cơ sở đó, tiếp tục ban hành cơ chế, chính sách và ưu tiên, tăng tỷ lệ đầu tư cho hoạt động chuẩn bị ứng phó thiên tai khẩn cấp có áp dụng công nghệ tiên tiến; đảm bảo nguồn vốn triển khai các dự án phòng, chống thiên tai có áp dụng công nghệ mới (công nghệ vũ trụ-vệ tinh, viễn thám và các công nghệ tiên tiến) về cảnh báo sớm, đặc biệt cảnh báo theo thời gian thực (hoặc gần thực);

       Hai là, xây dựng hệ thống dữ liệu liên ngành về thiên tai và các kịch bản ứng phó với thiên tai khẩn cấp; đào tạo nguồn lực phù hợp để làm chủ công nghệ; thường xuyên rà soát, cập nhật quy trình chuẩn để phát hành bản tin cảnh báo thiên tai có sự đối chiếu/so sánh nhằm nâng cao chất lượng các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai để sơ tán dân phù hợp trong tình trạng thiên tai khẩn cấp;

        Ba là, tăng cường hợp tác công tư trong phát triển KHCN: chỉ đạo đẩy mạnh hợp tác với doanh nghiệp trong đặt hàng nghiên cứu tìm giải pháp và ứng dụng khoa học và công nghệ giảm thiểu RRTT, đặc biệt trong việc chống sạt lở đất, lũ quét tại khu vực miền núi; chống sạt lở bờ sông bờ biển tại ĐBSCL và bờ biển miền Trung; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư lắp đặt, vận hành và chuyển giao hệ thống trạm đo tự động phục vụ cảnh báo đa thiên tai và phối hợp thực hiện các dự án về KHCN PCTT;

         Bốn là, tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình công cộng có tiêu chí đảm bảo an toàn thiên tai; chỉ đạo lắp đặt hệ thống cảnh báo sớm thiên tai, hệ thống giám sát thiên tai trực tuyến, tăng tốc độ đường truyền..;

         Năm là, tăng cường hợp tác sâu rộng về khoa học công nghệ giảm thiểu rủi ro thiên tai với các đối tác trong và ngoài nước để không ngừng cập nhật, cải tiến và hợp tác chuyển giao công nghệ mới; cùng phối hợp đề xuất xây dựng các dự án liên quốc gia về cảnh báo đa thiên tai và đồng thực hiện để trao đổi dữ liệu đa quốc gia về thiên tai giúp thông tin được đa chiều và đảm bảo tính liên tục.

         Hiện tại, với nguồn kinh phí hạn hẹp, đầu tư tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ chuẩn bị ứng phó thiên tai tại Việt Nam chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với đầu tư cho hoạt động phát triển nhưng chắc chắn sẽ tạo hiệu quả lớn góp phần đảm bảo một xã hội an toàn hơn trước thiên tai./.

Ngọc Chung sưu tầm.

Nguồn: Tổng cục PCTT.

  • Tiêu đề *
  • Người gửi *
  • Email *
  • Nội dung bình luận *
  • Mã bảo vệ *
  • Gửi bình luận Đóng lại

Tin tức - sự kiện

Video

Hình ảnh

Thông tin thời tiết

Ứng phó với biến đổi khí hậu

Phòng chống thiên tai

Tìm kiếm cứu nạn - cứu hộ

PC tại nạn thương tích

Công điện

Văn bản chỉ đạo

Hoạt động của BCĐ

Văn bản pháp quy

Hợp Tác Quốc Tế

Chương trình - Kế hoạch

Đề án - Dự án

Nhu cầu - Tiềm lực

Thông tin tuyên truyền

Phổ biến kiến thức

Liên kết Website

BẢN ĐỒ GOOGLE

GOOGLE MAP

ẢNH VỆ TINH

SATELLITE IMAGE

ẢNH RA ĐA

RADA IMAGE

BẢN ĐỒ THỦY VĂN

HIDROLOGICAL IMAGE

Thống kế lượt truy cập