Biến đổi khí hậu và những cố gắng của Việt Nam tham gia cùng cộng đồng thế giới bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất

Ngày đăng: 22/02/2019

Biến đổi khí hậu cùng với suy thoái, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học là những thách thức lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ 21, đã, đang và sẽ làm thay đổi toàn diện, sâu sắc các hệ sinh thái tự nhiên, đời sống kinh tế - xã hội, quá trình phát triển, đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh môi trường, năng lượng, nguồn nước, lương thực trên phạm vi toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Với những thách thức hiện hữu đòi hỏi Việt Nam phải có những chủ trương, quyết sách phù hợp nhằm ứng phó hiệu quả với tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH), thúc đẩy các hoạt động bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên góp phần thực hiện mục tiêu thiên nhiên kỷ về phát triển bền vững của Việt Nam.

Ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu là nhiệm vụ ưu tiên của Việt Nam giảm phát thải khí nhà kính, cùng cộng đồng thế giới bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ tác động tiêu cực của BĐKH, trong đó đồng bằng sông Cửu Long, một trong ba đồng bằng (Ai Cập, Băng-la-đét) trên thế giới dễ bị tổn thương nhất do nước biển dâng. Đáp ứng nhiệm vụ ứng phó với những tác động của BĐKH ngày càng gia tăng và khó lường ở nhiều lĩnh vực, địa phương, gây ra nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản, cơ sở hạ tầng về kinh tế, văn hóa, xã hội… tác động xấu đến môi trường. Một số hành động ứng phó quan trọng đang được thực hiện:

- Cập nhật, công bố kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dângthực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH (hỗ trợ của Đan Mạch), hỗ trợ tài chính cho 02 tỉnh thí điểm Quảng Nam và Bến Tre. Đến nay đã triển khai 26 mô hình thí điểm thích ứng với biến đổi khí hậu, có 20 công trình tại 2 tỉnh hoàn thành, đưa vào sử dụng…

Thực hiện Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậuKhung ma trận chính sách năm 2013 được phê duyệt có 08 mục tiêu tổng thể, 25 hành động chính sách (có 03 hành động bắt buộc); xây dựng 3 trụ cột (thích ứng với BĐKH, giảm nhẹ phát thải KNK, xây dựng chính sách BĐKH liên ngành); bám sát và hỗ trợ thực hiện Nghị Quyết số 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Chiến lược quốc gia về Biến đổi khí hậu; Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH giai đoạn 2012-2015; Kế hoạch hành động quốc gia về BĐKH giai đoạn 2012-2020; và Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh. Vận động tài trợ thông qua Chương trình SP-RCC: từ năm 2009, có 02 nhà tài trợ là Nhật Bản, Pháp, nay đã có thêm Ngân hàng Thế giới, Canada, Australia, Hàn Quốc. Kinh phí của Chương trình huy động tăng dần từ 2010-2011-2012-2013 (138=>142,5=>248=> gần 300 tr.USD…).

Xây dựng và thực hiện Đề án “Quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính; quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ các-bon ra thị trường thế giới” (Quyết định số 1775/QĐ-TTg ngày 21/11/2012) nhằm thực hiện hiệu quả Công ước Khí hậu và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, tận dụng các cơ hội để phát triển nền kinh tế các-bon thấp, tăng trưởng xanh, cùng cộng đồng quốc tế nỗ lực giảm nhẹ phát thải KNK, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đất nước.

Việt Nam luôn nhận được sự hỗ trợ tích cực của cộng đồng quốc tế trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu

Các hoạt động ứng phó với BĐKH của Việt Nam nhận được nhiều sự quan tâm và hỗ trợ tích cực của cộng đồng quốc tế dưới nhiều hình thức hợp tác song phương, đa phương; và sự hỗ trợ đa dạng về nguồn tài chính (hỗ trợ kỹ thuật, tài trợ không hoàn lại, vay ưu đãi…)

Việc ứng phó với biến đổi khí hậu đòi hỏi nỗ lực tham gia và hợp tác của cả cộng đồng trong nước và quốc tế. Biến đổi khí hậu đã thành một trong các chủ đề xuất hiện thường xuyên trong các chương trình nghị sự toàn cầu, các cuộc đàm phán trong khuôn khổ Công ước Khí hậu và nhiều hoạt động song phương, đa phương và khu vực khác đang hướng tới mục tiêu tìm được tiếng nói chung của cả cộng đồng quốc tế để giảm nhẹ và thích nghi với BĐKH.

Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và các Hội nghị quan trọng về ứng phó với BĐKH

Công ước Khung của liên hiệp quốc về biến đổi khí (công ước Khí hậu) được thông qua tại Hội nghị LHQ về Môi trường và Phát triển tại Rio de Janero, Bra-xin, 6/1992, có hiệu lực 23/01/1994 (192 nước phê chuẩn) với mục tiêu là ổn định nồng độ các khí nhà trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được sự can thiệp nguy hiểm của con người đối với hệ thống khí hậu. Theo đó, Nghị định thư Kyoto được thông qua tại Hội nghị lần thứ 3 Công ước Khí hậu (tháng 12/1997, hiệu lực thi hành 16/02/2005, có 175 nước phê chuẩn), đưa ra cam kết đối với các nước công nghiệp phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi về giảm tổng lượng phát thải các khí nhà kính xuống thấp hơn năm 1990 với tỷ lệ trung bình là 5,2% trong thời kỳ cam kết đầu tiên (2008-2012) theo các mức cắt giảm cụ thể.

Hội nghị các Bên của Công ước Khí hậu (COP) và Nghị định thư Kyoto (CMP) được tổ chức thường niên để kiểm điểm, tổng kết tình hình thực hiện và đưa ra các giải pháp, các hoạt động ưu tiên để thúc đẩy tiến trình thực hiện các cam kết trong khuôn khổ Công ước và Nghị định thư trên thế giới.

Các hoạt động quan trọng thực hiện Công ước Khí hậu và Nghị định thư được đánh giá qua các Hội nghị thường niên. Bắt đầu từ COP13 (2007 tại Indonesia) lộ trình Bali (the Bali Road Map) đã được thông qua, theo đó, các nước trên thế giới sẽ tham gia đàm phán trong vòng 2 năm (đến năm 2009) nhằm thiết lập các mục tiêu cắt giảm khí thải mới khi thời kỳ cam kết đầu tiên của Nghị định thư Kyoto kết thúc vào năm 2012…

Việt Nam đã ký Công ước khí hậu (11/06/1992), phê chuẩn ngày 16/11/1994; và ký Nghị định thư Kyoto (03/12/1998), phê chuẩn ngày 25/09/2002. Là một trong các Bên không thuộc Phụ lục I, chưa có nghĩa vụ phải cam kết giảm phát thải định lượng các khí nhà kính (“KNK” hoặc “GHG”) theo quy định của Nghị định thư Kyoto, nhưng Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác phải thực hiện một số nghĩa vụ chung như: (i) xây dựng Thông báo quốc gia về BĐKH; (ii) kiểm kê quốc gia các KNK từ các nguồn do con người gây ra và lượng KNK được hấp thụ bởi các bể hấp thụ; (iii) đánh giá tác động của BĐKH đối với các lĩnh vực kinh tế-xã hội và xác định các vùng, lĩnh vực dễ bị tổn hại bởi BĐKH, nước biển dâng; (iv) xây dựng và thực hiện các biện pháp thích ứng với BĐKH; (v) xây dựng và thực hiện các chương trình, phương án giảm nhẹ phát thải KNK khi nhận được sự hỗ trợ đầy đủ về vốn và chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển và các tổ chức quốc tế; (vi) tiến hành các hoạt động nghiên cứu và quan trắc những vấn đề/yếu tố liên quan đến khí hậu và BĐKH; và (vii) cập nhật, phổ biến các thông tin nhằm nâng cao nhận thức của các nhà hoạch định chính sách và công chúng về BĐKH, Cơ chế phát triển sạch (CDM).

Hội nghị thượng đỉnh Biến đổi khí hậu COP 21 và Hiệp định Paris

Năm 2015 đánh dấu một sự kiện lớn của Việt Nam, đó là việc tham gia Hội nghị thượng đỉnh Biến đổi khí hậu COP 21 tại Paris Pháp. Hiệp định Paris bao gồm 12 trang, 29 điều tập trung vào giải quyết toàn diện các nội dung của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, thay thế Nghị định thư Kyoto từ năm 2020. Mở cho phê chuẩn: bắt đầu từ ngày trái đất 22/4/2016, kết thúc 21/4/2017, có hiệu lực sau 30 ngày kể từ khi ít nhất 55 quốc gia phê chuẩn, chiếm ít nhất 55% tổng lượng phát thải toàn cầu và mang tính ràng buộc pháp lý. Hiệp định Paris đã giải quyết cơ bản được sự khác biệt về mức độ trách nhiệm giữa các nước phát triển và đang phát triển và được xây dựng trên một nền tảng các quốc gia cùng cam kết thực hiện những nỗ lực tốt nhất và liên tục được củng cố trong những năm tới.

Hiệp định tái khẳng định mục tiêu khống chế mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu dưới 2oC và kêu gọi các quốc gia nỗ lực để hạn chế mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu đến 1,5oC. Bên cạnh đó các bên cũng đã đạt đạt sự thống nhất trong các vấn đề như: chuyển đổi các “Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định” (INDC) thành “Đóng góp do quốc gia tự quyết định” (NDC), báo cáo định kỳ mức phát thải và "tiến bộ đạt được trong việc thực hiện NDC; đồng thời thông qua quá trình đánh giá quốc tế năm năm một lần, lần đầu tiên là năm 2023.

Thuận lợi và khó khăn đối với Việt Nam khi thực hiện Hiệp định lịch sử về biến đổi khí hậu đạt được tại COP 21 Paris, Pháp:

Về thuận lợi:

Việt Nam coi vấn đề biến đổi khí hậu là vấn đề sống còn, đã huy động toàn hệ thống chính trị vào cuộc để ứng phó. Tham gia và thực hiện đầy đủ các nội dung của Hiệp định Paris sẽ xử lý tận gốc vấn đề biến đổi khí hậu, vì vậy sẽ nhận được sự ủng hộ, đồng tình thực hiện của các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, các tổ chức và người dân;

Hầu hết nội dung của Hiệp định cần triển khai thực hiện đều phù hợp với ưu tiên của Việt Nam, đặc biệt là cho các giai đoạn trước năm 2025, vì vậy các định hướng, chính sách đã được phê duyệt đến 2025 không cần có điều chỉnh lớn;

Là một nước đang phát triển đã sớm chủ động đề ra các chủ trương, giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời đã có những cam kết cụ thể về tài chính, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, Việt Nam đã và đang nhận được nhiều ủng hộ từ cộng đồng quốc tế. Việc sớm triển khai các hoạt động thực hiện Thoả thuận Paris chắc chắn sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ về mặt tài chính, công nghệ, tăng cường năng lực để Việt Nam ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.

Về khó khăn:

Để giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đạt các chỉ tiêu Việt Nam đã cam kết có thể đòi hỏi áp dụng những công nghệ mới đắt hơn so với công nghệ truyền thống nên cần đầu tư nhiều hơn và trước mắt có thể ảnh hưởng nguồn lực đầu tư cho các mục tiêu khác. Tuy nhiên về lâu dài, việc đầu tư cho công nghệ mới sẽ giúp tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam;

Việc thực hiện trách nhiệm pháp lý trong ứng phó với biến đổi khí hậu là nhiệm vụ hết sức mới mẻ ở Việt Nam nên cần nhiều nỗ lực của các cấp, các ngành trong xây dựng thể chế, tăng cường năng lực để thực hiện đầy đủ trách nhiệm đã được quy định trong Thoả thuận Paris.

Trong thời gian tới để triển khai Hiệp định Paris, dự kiến các công việc cần được thực hiện như sau:

Chuẩn bị trình Chính phủ xem xét quyết định việc chính thức Hiệp định Paris để Việt Nam có thể tham gia ký Hiệp định Paris tại New York ngày 22 tháng 4 năm 2016 và hoàn thành các thủ tục phê duyệt theo quy định hiện hành;

Xây dựng Kế hoạch thực hiện Hiệp định Paris tại Việt Nam; Kế hoạch thích ứng quốc gia (NAP); kế hoạch triển khai các nội dung thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đã cam kết trong INDC;

Phối hợp với các đối tác phát triển huy động hỗ trợ kỹ thuật để rà soát, đánh giá các chương trình, dự án ứng phó với biến đổi khí hậu đang và sẽ được triển khai, đề xuất điều chỉnh cho phù hợp với Hiệp định Paris;  xin ý kiến Hội đồng tư vấn cho Uỷ ban quốc gia về biến đổi khí hậu và Uỷ ban quốc gia về biến đổi khí hậu trình Thủ tướng Chính phủ xem xét một số dự án, chương trình sử dụng nguồn vốn SP-RCC phù hợp với các mục tiêu của Hiệp định Paris cần ưu tiên triển khai giai đoạn 2016-2020;

Chuẩn bị và thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phổ biến nội dung Hiệp định Paris, cơ hội, thách thức đối với Việt Nam.

BOX:

Một số Nội dung chính của Hiệp định Paris về Biến đổi khí hậu:

•         Thích ứng: tăng cường khả năng của các quốc gia để thích ứng với BĐKH

•         Hỗ trợ về mặt tài chính, công nghệ, năng lực để xây dựng quốc gia phát triển sạch và chống chịu với khí hậu

•         Khẳng định mức sàn 100 tỷ/năm giai đoạn 2020-25 từ các nước phát triển. Sau 2025 sẽ tính lại mức cũng như nguồn đóng góp

•         Các quốc gia sẽ gửi Thông báo quốc gia về thích ứng, trong đó nêu chi tiết các ưu tiên thích ứng, hỗ trợ cần thiết và kế hoạch thực hiện.

•         Các quốc gia đang phát triển sẽ nhận được hỗ trợ cho thích ứng và các hoạt động thích ứng sẽ được đánh giá

•         Cơ chế Vac-xa-va về tổn thất và thiệt hại sẽ được củng cố nhằm tăng cường khả năng hồi phục sau thảm hoạ

•         Thoả thuận bao gồm khuôn khổ minh bạch trong các hoạt động ứng phó và hỗ trợ.

•         Một cơ chế tuân thủ được thiết lập do một uỷ ban các chuyên gia điều hành nhằm đánh giá mức độ tuân thủ hiệp định của các quốc gia, nhưng không kèm theo trừng phạt.

  • Tiêu đề *
  • Người gửi *
  • Email *
  • Nội dung bình luận *
  • Mã bảo vệ *
  • Gửi bình luận Đóng lại

Tin tức - sự kiện

Video

Hình ảnh

Thông tin thời tiết

Ứng phó với biến đổi khí hậu

Phòng chống thiên tai

Tìm kiếm cứu nạn - cứu hộ

PC tại nạn thương tích

Công điện

Văn bản chỉ đạo

Hoạt động của BCĐ

Văn bản pháp quy

Hợp Tác Quốc Tế

Chương trình - Kế hoạch

Đề án - Dự án

Nhu cầu - Tiềm lực

Thông tin tuyên truyền

Phổ biến kiến thức

Liên kết Website

BẢN ĐỒ GOOGLE

GOOGLE MAP

ẢNH VỆ TINH

SATELLITE IMAGE

ẢNH RA ĐA

RADA IMAGE

BẢN ĐỒ THỦY VĂN

HIDROLOGICAL IMAGE

Thống kế lượt truy cập