3/6/2013 Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới năm 2013 "Hãy nghĩ về môi trường trước khi tiêu thụ thực phẩm"
Ngày 3/6, tại Trại giam Phú Sơn 4, Thái Nguyên, Bộ Công an tổ chức Hội thảo hưởng ứng Ngày môi trường Thế giới 5/6/2013 với Chủ đề “Hãy nghĩ về môi trường trước khi tiêu thụ thực phẩm” nhằm hưởng ứng lời kêu gọi của Liên hợp quốc về chống lãng phí thực phẩm, bảo vệ môi trường nhân dịp kỷ niệm Ngày Môi trường Thế giới năm nay.
Đồng chí Trung tướng Lê Văn Minh – Tổng cục trưởng Tổng cục IV thừa ủy quyền của lãnh đạo Bộ Công an đã chủ trì hội thảo.
Đồng chí Trung tướng Lê Văn Minh – Tổng cục trưởng Tổng cục IV chủ trì Hội thảo
Tham dự Hội thảo có đồng chí Thiếu tướng GS. TS. Phạm Quang Cử - Phó Tổng cục trưởng – Tổng cục IV.
Thiếu tướng GS,TS. Phạm Quang Cử - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục IV phát biểu khai mạc
Tham gia Hội thảo có đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ Công an, Công an một số địa phương khu vực phía Bắc, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Y tế …
Đại diện lãnh đạo các đơn vị tham gia Hội thảo.
Ngày Môi trường thế giới là sự kiện môi trường quốc tế thường niên quan trọng được Đại Hội đồng Liên hợp quốc sáng lập Ngày Môi trường thế giới vào năm 1972, đánh dấu ngày khai mạc Hội nghị Stockholm về Môi trường và Con người (5/6/1972), và cũng là ngày Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) ra đời. Ngày môi trường thế giới đã thu hút hơn 150 nước tham gia với nhiều hoạt động đa dạng và phong phú, trong đó có Việt Nam.
Chương trình Môi trường Liên hợp quốc đã đưa ra thông điệp Ngày Môi trường thế giới năm 2013: “Hãy nghĩ về môi trường trước khi tiêu thu thực phẩm”, kèm theo đó là một chiến dịch toàn cầu chống lãng phí thực phẩm do UNEP và FAO phát động. Đây là một chủ đề rất cụ thể và thiết thực gắn liền với cuộc sống hàng ngày của từng cá nhân, từng gia đình, từng tổ chức trong xã hội.
Ngày nay, trong bối cảnh suy thoái kinh tế, ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu, vấn đề khủng hoảng lương thực, đảm bảo an ninh lương thực đã và đang là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới. Trong khi cả hành tinh đang phải đấu tranh để có thể cung cấp đủ lương thực cho 7 tỷ người (dự kiến sẽ tăng đến 9 tỷ người vào năm 2050), Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc FAO, ước tính mỗi năm thế giới lãng phí 1,3 tỷ tấn thực phẩm, tương đương với 1/3 sản lượng lương thực sản xuất toàn cầu, tương đương với một nửa sản lượng ngũ cốc của thế giới (2,3 tỷ tấn trong năm 2009/2010). Hàng năm, khoảng 300 triệu tấn thực phẩm vẫn có thể sử dụng đã bị nhà sản xuất, hệ thống bán lẻ và người tiêu dùng vứt bỏ, số thực phẩm bị vứt bỏ này đủ để nuôi sống 870 triệu người đói trên toàn thế giới. Cũng theo FAO, trên thế giới cứ 7 người thì có 1 người đói, hơn 20.000 trẻ em dưới 5 tuổi bị chết đói mỗi ngày. Tại các quốc gia công nghiệp và quốc gia đang phát triển, lượng thực phẩm bị mất mát tương ứng với 670 và 630 triệu tấn, ước tính thiệt hại lần lượt tương đương với 680 tỷ USD và 310 tỷ USD.
Theo Ngân hàng Thế giới, cuộc khủng hoảng lương thực năm 2007-2008 đã khiến cho gần 100 triệu người trên thế giới bị đói ăn; cuộc khủng hoảng lương thực năm 2010 làm cho 44 triệu người phải chịu cảnh thiếu thốn lương thực. Ngân hàng Thế giới đưa ra cảnh báo, nếu không có các biện pháp ứng cứu hữu hiệu kịp thời, cuộc khủng hoảng lương thực tiếp theo sẽ khiến cho khoảng 44 đến 100 triệu người lâm vào cảnh thiếu ăn.
Trước nguy cơ tái diễn của khủng hoảng lương thực toàn cầu. Chiến dịch “Think.Eat.Save” (Hãy nghĩ về môi trường trước khi tiêu thụ thực phẩm) được Chương trình Liên hợp quốc (UNEP) và Tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) phát động nhằm kêu gọi toàn nhân loại hãy chung tay để chống lại sự lãng phí thực phẩm. Đây cũng chính là chủ đề của Ngày Môi trường thế giới 5/6/2013.
Từ sự mất cân bằng quá lớn trong lối sống và những ảnh hưởng nghiêm trọng của lãng phí lương thực tới môi trường, chủ đề năm nay “Hãy nghĩ về môi trường trước khi tiêu thụ thực phẩm” khuyến khích các cá nhân có ý thức hơn về các tác động tới môi trường từ việc lựa chọn thực phẩm, từ đó đưa ra được những quyết định sáng suốt… nhắc nhở cá nhân hành động từ chính gia đình mình và sau đó huy động sức mạnh của tập thể để giảm lãng phí lương thực, tiết kiệm tài chính, hạn chế tối đa các tác động đến môi trường từ việc sản xuất và tiêu dùng lương thực và tiến tới hình thành quy trình sản xuất và tiêu dùng hiệu quả.
Đại biểu tham luận tại Hội thảo
Thông qua chiến dịch này, UNEP và FAO khuyến nghị người tiêu dùng có thể tham gia nỗ lực giảm tình trạng lãng phí thực phẩm trên toàn cầu và giúp thế giới "định hình một tương lai ổn định hơn," đơn giản bằng cách lên kế hoạch cho các bữa ăn, liệt kê danh sách những thứ cần mua trước khi mua sắm, tránh mua theo cảm hứng và cảnh giác trước những "chiêu quảng cáo tiếp thị" để ngăn chặn tình trạng mua thực phẩm nhiều hơn mức cần thiết, hướng đến một phong cách tiêu dùng thân thiện với môi trường, bền vững cho tương lai.
Hội thảo đã nhận định, đánh giá được bức tranh toàn cảnh về thực trạng quản lý, sử dụng, chống lãng phí thực phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các đơn vị Công an; xác định vai trò của lực lượng Công an nhân dân trong công tác kiểm soát ô nhiễm thực phẩm, kiểm soát nguồn thực phẩm nhập lậu kém chất lượng,… từ đó đề xuất, kiến nghị các giải pháp thiết thực hiệu quả trong việc sử dụng tiết kiệm thực phẩm và các biện pháp đấu tranh ngăn chặn các hành vi, vi phạm pháp luật về mua, bán, tàng trữ, sử dụng thực phẩm ô nhiễm, kém chất lượngtrong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm…
Đồng chí Trung tướng Lê Văn Minh trao tặng bằng khen
Tại Hội thảo Đồng chí Trung tướng Lê Văn Minh đã trao tặng bằng khen của Bộ Công an cho các tập thể, cá nhân của lực lượng Công an nhân dân đã có thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ môi trường./.
Văn Thắng.
Tin bài cùng chuyên mục
- Thừa Thiên – Huế: Rừng phòng hộ ven biển chết khô hàng loạt (26/08/2023)
- Lào Cai: Phòng, chống ô nhiễm nguồn nước nuôi thủy sản (10/08/2023)
- Việt Nam tham dự Hội nghị quan chức cao cấp ASEAN về môi trường (10/08/2023)
- Nghị quyết số 24-NQ/TW - Bước tiến lớn trong hoàn thiện thể chế chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường (10/08/2023)
- Nâng tầm quan hệ Việt Nam-Hà Lan với động lực hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu và quản lý nước (29/06/2023)
- Việt Nam – Trung Quốc: Hợp tác nghiên cứu quản lý tổng hợp môi trường biển và hải đảo vùng Vịnh Bắc Bộ (28/06/2023)
- Thách thức phát triển lớn nhất của Việt Nam là biến đổi khí hậu (27/06/2023)
- TP.HCM sẽ thí điểm thực hiện cơ chế giao dịch tín chỉ các-bon từ 1/8/2023 (27/06/2023)
Tin tức - sự kiện
- Xử lý hơn 1.000m3 đất đá tràn lấp mặt đường lên Cửa khẩu Cầu Treo
- Ứng phó bão số 1, hàng không đóng cửa 3 sân bay
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra chất lượng các công trình đê điều tại trước mùa mưa bão tại Thanh Hóa
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra thiệt hại do thiên tai tại Xín Mần (Hà Giang)
- Lễ ký kết: Ứng phó và phục hồi sau hạn hán và xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long
- Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai.