Trái đất đang ngộp thở vì khí nhà kính Các chuyên gia của Viện Năng lượng tái tạo (IWR) của Đức vừa công bố kết quả nghiên cứu cho thấy thành phần khí nhà kính trong khí quyển đang tiếp tục gia tăng. Các nhà khoa học Đức đã ghi nhận mức cao kỷ lục l
Các chuyên gia của Viện Năng lượng tái tạo (IWR) của Đức vừa công bố kết quả nghiên cứu cho thấy thành phần khí nhà kính trong khí quyển đang tiếp tục gia tăng.
Các nhà khoa học Đức đã ghi nhận mức cao kỷ lục lượng khí thải công nghiệp của khí nhà kính trong lịch sử đo đạc từ trước đến nay. Trong năm 2011, trong bầu khí quyển Trái đất đã có hơn 37 tỷ tấn dioxide carbon, mà các nhà khí hậu học gọi là nguyên nhân chính trong việc biến đổi khí hậu trên hành tinh. Trung Quốc chiếm khoảng 1/4 lượng khí thải toàn cầu. Tiếp đó là Mỹ và Iran. Nga, theo đánh giá của các chuyên gia, đang có xu hướng giảm lượng khí thải.
Nghiên cứu trên của các học giả Đức được công bố trước thềm Hội nghị thường xuyên của Liên Hiệp Quốc, diễn ra lần thứ 18 trong năm nay, về vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu.
Hội nghị sẽ được tổ chức từ 26.11 đến ngày 7.12 tại thủ đô Doha, Qatar. Dự kiến, hội nghị này sẽ phát triển một thỏa thuận mới về việc bảo vệ khí hậu trên toàn cầu. Tài liệu sẽ thay thế Nghị định thư Kyoto sẽ hết hạn trong năm nay.
Các nhà phê bình của Kyoto lại một lần nữa lưu ý về tính vô hiệu quả của thỏa thuận này. Việc làm giảm lượng thải khí nhà kính đã hoàn toàn thất bại. Ngược lại, con số này còn tăng gần gấp đôi so với năm 1990.
Những người bảo vệ nghị định chỉ ra rằng không ai đặt nhiệm vụ tối cao trước Nghị định thư Kyoto.
“Không thể nói rằng đây là nỗ lực bất thành. Dù gì thì các nước phát triển nhìn chung đã thực hiện tốt những cam kết của mình - giảm 5% so với mức năm 1990. Lượng khí thải đã giảm trong phần này của thế giới. Hoàn toàn là chuyện khác khi lượng khí thải đang tăng trong một phần khác của thế giới không chịu nghĩa vụ gì. Tôi xin lưu ý những điểm sau đây. Có khoảng 4.000 dự án đã đăng ký trong khuôn khổ cơ chế phát triển sạch tại các nước đang phát triển. Điều này có nghĩa là một tỷ tấn CO2 đã không rơi vào khí quyển. Tôi nghĩ rằng đây là một kết quả tốt”, Mikhail Yulkin - chuyên gia Hiệp hội các nhà công nghiệp và doanh nhân Nga - nói.
Nga, cùng với Nhật Bản, Canada và nhiều nước khác đã quyết định không tham gia vào giai đoạn thứ hai của thỏa thuận Kyoto. Trước hết do những "tên khổng lồ công nghiệp" như Trung Quốc và Mỹ không tham gia vào thỏa thuận này. Nga quan tâm đến việc thỏa thuận mới về khí hậu sẽ là một thỏa thuận bao hàm mọi mặt và có sự tham gia của số lượng tối đa các nước trên thế giới.
(Nguồn: Sưu tầm)
Tin bài cùng chuyên mục
- 04/5/2013 Thảm họa khí hậu và các nguồn điện năng mới (04/05/2013)
- 28/4/2013 Vũ trụ sẽ bất ổn vì rác (28/04/2013)
- 27/4/2013 Nhiệt độ lõi trái đất cao đến mức bất ngờ (27/04/2013)
- Phát triển giao thông hiện đại để giảm khí nhà kính (14/01/2013)
- Lượng khí thải hiệu ứng nhà kính (05/12/2012)
- Cộng đồng ASEAN+3 chung tay vì mục tiêu TKNL, giảm nhẹ phát thải nhà kính (05/12/2012)
Tin tức - sự kiện
- Xử lý hơn 1.000m3 đất đá tràn lấp mặt đường lên Cửa khẩu Cầu Treo
- Ứng phó bão số 1, hàng không đóng cửa 3 sân bay
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra chất lượng các công trình đê điều tại trước mùa mưa bão tại Thanh Hóa
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra thiệt hại do thiên tai tại Xín Mần (Hà Giang)
- Lễ ký kết: Ứng phó và phục hồi sau hạn hán và xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long
- Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai.