Lượng khí thải hiệu ứng nhà kính
Ngày đăng: 05/12/2012
Lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính lên mức kỷ lục |
Cập nhật lúc 13h57' ngày 21/11/2012 · |
Lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong khí quyển trên toàn cầu đã lên mức cao kỷ lục trong hơn hai thập kỷ qua do lượng khí CO2 và các loại khí thải giữ nhiệt tồn tại lâu trong khí quyển tăng. Phóng viên tại Liên hợp quốc dẫn báo cáo công bố ngày 20/11 của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cho biết trong giai đoạn 1990 - 2011, bức xạ bắt buộc trên Trái Đất tăng 30% do lượng khí CO2 và các loại khí thải giữ nhiệt tồn tại lâu trong khí quyển tăng. Kể từ khi thế giới bắt đầu bước vào kỷ nguyên công nghiệp năm 1750, khoảng 375 tỷ tấn cácbon được thải vào khí quyển như khí CO2, chủ yếu do quá trình đốt cháy các nhiên liệu trong lòng đất. Khoảng một nửa khối lượng khí CO2 này vẫn tiếp tục tồn tại trong không khí và phần còn lại được các đại dương và sinh quyển trên mặt đất hấp thụ. Theo Tổng Thư ký WMO Michel Jarraud, hàng tỷ tấn CO2 trong bầu khí quyển trên thế giới sẽ tiếp tục tồn tại trong nhiều thế kỷ, từ đó làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng lên và tác động đến tất cả các lĩnh vực của sự sống trên hành tinh. Lượng khí thải trong tương lai sẽ tiếp tục khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Ông Jarraud cho biết thêm đến nay, các bể chứa carbon đã hấp thụ gần một nửa lượng CO2 do con người thải vào khí quyển, nhưng vấn đề này sẽ không cần thiết phải tiếp tục trong tương lai. Các bồn hấp thụ cácbon là các quá trình, hoạt động hoặc cơ chế loại bỏ một lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ khí quyển. Các khu rừng, các vùng đất và đại dương là các bồn tự nhiên hấp thụ khí CO2. Các đại dương ngày càng chứa nhiều chất axít do kết quả của hấp thụ CO2 và những tác động trở lại rất lớn của hàng loạt hệ sinh vật dưới nước và các bãi san hô ngầm. Theo WMO, các bồn hấp thụ carbon đóng vai trò rất quan trọng trong việc hấp thụ khí thải carbon. Nếu lượng CO2 được thải ra nhiều hơn nữa và được lưu trữ trong các hồ chứa như các đại dương, nó có thể bị giữ lại hàng trăm hoặc thậm chí hàng nghìn năm, ngược lại lượng khí carbon được lưu trữ ở các khu rừng trong khoảng thời gian ngắn hơn nhiều. WMO nhận định khí CO2 là loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính quan trọng nhất do các hoạt động của con người thải ra và nó chiếm 85% sự gia tăng bức xạ bắt buộc trong thập kỷ qua. Đây cũng là khí thải tồn tại lâu dài và nguy hiểm nhất so với các loại khí thải khác như mêtan và kali nitrat. Do đó, khí thải gây hiệu ứng nhà kính là vấn đề nổi lên trong chương trình của Hội nghị Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc, diễn ra tại thủ đô Doha của Qatar ngày 19/11, trong đó có các đại diện của 195 quốc gia tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC), hiệp ước ban đầu của Nghị định thư Kyoto năm 1997 đã được 193 nước thành viên UNFCCC phê chuẩn. Theo Nghị định thư Kyoto, 37 quốc gia gồm các nước công nghiệp và các nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường, phải cam kết và bắt buộc cắt giảm và hạn chế lượng khí thải, hướng tới mục tiêu cuối cùng là ổn định lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính tập trung trong khí quyển ở mức nhất định nhằm ngăn chặn những tác động nguy hiểm cho con người qua các địa tầng khí hậu. |
Tin bài cùng chuyên mục
- 04/5/2013 Thảm họa khí hậu và các nguồn điện năng mới (04/05/2013)
- 28/4/2013 Vũ trụ sẽ bất ổn vì rác (28/04/2013)
- 27/4/2013 Nhiệt độ lõi trái đất cao đến mức bất ngờ (27/04/2013)
- Trái đất đang ngộp thở vì khí nhà kính Các chuyên gia của Viện Năng lượng tái tạo (IWR) của Đức vừa công bố kết quả... (14/01/2013)
- Phát triển giao thông hiện đại để giảm khí nhà kính (14/01/2013)
- Cộng đồng ASEAN+3 chung tay vì mục tiêu TKNL, giảm nhẹ phát thải nhà kính (05/12/2012)
Tin tức - sự kiện
- Xử lý hơn 1.000m3 đất đá tràn lấp mặt đường lên Cửa khẩu Cầu Treo
- Ứng phó bão số 1, hàng không đóng cửa 3 sân bay
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra chất lượng các công trình đê điều tại trước mùa mưa bão tại Thanh Hóa
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra thiệt hại do thiên tai tại Xín Mần (Hà Giang)
- Lễ ký kết: Ứng phó và phục hồi sau hạn hán và xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long
- Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai.