Phát triển giao thông hiện đại để giảm khí nhà kính
Phát triển giao thông hiện đại để giảm khí nhà kính
Nước ta hiện có khoảng 35 triệu mô tô, xe gắn máy và hơn 1 triệu xe ô tô tham gia giao thông. Việt Nam là một trong những quốc gia sử dụng nhiều mô tô, xe gắn máy nhất thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Khí thải từ các phương tiện giao thông làm thay đổi tiêu cực khí hậu toàn cầu như ô nhiễm không khí, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người và gây hiệu ứng khí nhà kính.
Ngày 19-11, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo, chất lượng không khí tại nhiều quốc gia trên thế giới đã ở mức nguy hại đối với sức khỏe con người. WHO ước tính hơn 2 triệu người tử vong mỗi năm vì hít phải bụi PM10 (phát sinh từ xe môtô, xe gắn máy, ô tô, nhà máy điện). PM10 có kích thước nhỏ hơn 10mm nên chúng dễ dàng xâm nhập vào phổi, đi vào máu, gây ra các bệnh tim, ung thư phổi, hen suyễn và nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Việt Nam là một trong những quốc gia sử dụng nhiều mô tô, xe gắn máy. |
Hiện ở Việt Nam, mô tô, xe gắn máy và ô tô sản xuất mới và nhập khẩu đã được kiểm soát tương đương với mức tiêu chuẩn khí thải Euro 2 theo Quyết định 249/2005 của Thủ tướng Chính phủ. Ngành giao thông vận tải cũng đang chuẩn bị các điều kiện để thực hiện lộ trình áp dụng mức khí thải theo tiêu chuẩn Euro 3, 4... cho phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 49/2011.
Việc kiểm tra khí thải tại các Trung tâm Đăng kiểm hạn chế được phần lớn phương tiện có độ phát thải cao; buộc chủ phương tiện phải bảo dưỡng, chăm sóc động cơ đạt chất lượng kỹ thuật, duy trì đúng hiệu suất tiêu hao nhiên liệu theo quy định của nhà chế tạo. Tuy nhiên, biện pháp này mới chỉ dừng lại ở việc kiểm tra thường xuyên đối với ô tô; còn mô tô, xe gắn máy có số lượng lớn nhất vẫn nặng ở mặt hình thức và chỉ được kiểm tra khi xuất xưởng, thủ tục nhập khẩu.
Nhiên liệu từ xăng, dầu hiện nay vẫn là sự lựa chọn chủ yếu của người tiêu dùng. Trong đó, phương tiện tiêu thụ xăng là nguồn phát thải nhiều khí ô nhiễm như CO2, CO, NOx, hơi CmHn, bụi chì, benzen và bụi PM 2,5… còn các phương tiện sử dụng dầu diesel lại là nguồn chủ yếu phát thải các tác nhân gây ô nhiễm như bụi PM10 và PM 2,5… Trên thực tế, hoạt động giao thông đang là nguồn gây ô nhiễm không khí lớn, chưa được kiểm soát, đặc biệt là xe máy, mặc dù sử dụng nhiên liệu ít hơn nhưng lại thải ra nhiều chất độc hại hơn so với ô tô.
Nhận thức rõ những tác hại trước mắt và lâu dài từ các phương tiện giao thông cơ giới sử dụng xăng, dầu, Việt Nam đã xây dựng Chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo hướng phát triển hiện đại, chất lượng cao, hạn chế ô nhiễm môi trường và tiết kiệm năng lượng; nhanh chóng phát triển phương thức vận tải nhanh, khối lượng lớn tại các đô thị (trước mắt là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh) và kiểm soát sự gia tăng phương tiện cá nhân.
Thực hiện Chiến lược này, ngày 8-3, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt "Đề án phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn 2012 - 2020" với một số mục tiêu cơ bản liên quan đến phương tiện thân thiện môi trường; bao gồm việc phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đồng bộ và tương thích với các loại hình vận tải trong đô thị như đường sắt, đường sắt trên cao, tàu điện ngầm... đặc biệt chú ý phát triển phương tiện giao thông vận tải bền vững, thông qua áp dụng tiêu chuẩn khí thải phương tiện giao thông.
Phát triển hạ tầng giao thông hiện đại là biện pháp giảm tỷ lệ phương tiện giao thông cá nhân, giảm khí thải nguy hại cho con người và hiệu ứng khí nhà kính. |
Theo Tổ chức nghiên cứu xã hội toàn cầu Worldwatch, việc gia tăng số lượng các loại phương tiện giao thông là nhu cầu phát triển tất yếu trong xu thế hiện nay cũng như tương lai. Việc cung ứng các nguồn nhiên liệu sạch thay thế các nguồn nhiên liệu truyền thống đòi hỏi phải mất thời gian khá dài. Vì vậy, cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông hiện đại, tăng cường các phương tiện công cộng và kiểm soát chất lượng động cơ các loại phương tiện giao thông hiện nay, thay thế bằng các hình thức giao thông không gây ô nhiễm môi trường… phải là việc làm ngay và ưu tiên hàng đầu.
(Nguồn: Sưu tầm)Tin bài cùng chuyên mục
- 04/5/2013 Thảm họa khí hậu và các nguồn điện năng mới (04/05/2013)
- 28/4/2013 Vũ trụ sẽ bất ổn vì rác (28/04/2013)
- 27/4/2013 Nhiệt độ lõi trái đất cao đến mức bất ngờ (27/04/2013)
- Trái đất đang ngộp thở vì khí nhà kính Các chuyên gia của Viện Năng lượng tái tạo (IWR) của Đức vừa công bố kết quả... (14/01/2013)
- Lượng khí thải hiệu ứng nhà kính (05/12/2012)
- Cộng đồng ASEAN+3 chung tay vì mục tiêu TKNL, giảm nhẹ phát thải nhà kính (05/12/2012)
Tin tức - sự kiện
- Xử lý hơn 1.000m3 đất đá tràn lấp mặt đường lên Cửa khẩu Cầu Treo
- Ứng phó bão số 1, hàng không đóng cửa 3 sân bay
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra chất lượng các công trình đê điều tại trước mùa mưa bão tại Thanh Hóa
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra thiệt hại do thiên tai tại Xín Mần (Hà Giang)
- Lễ ký kết: Ứng phó và phục hồi sau hạn hán và xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long
- Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai.