Kỷ niệm 73 năm Ngày truyền thống phòng, chống thiên tai Việt Nam (22/5/1946-22/5/2019)
Sáng 22/5, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo TW về PCTT đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 73 năm Ngày truyền thống phòng, chống thiên tai Việt Nam (22/5/1946-22/5/2019). Cũng nhân dịp này Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có thư gửi kèm lời chúc mừng tới đồng bào và chiến sỹ cả nước, các lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai, các thế hệ cán bộ Ban Chỉ đạo TW về PCTT, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành.
Phát biểu tại buổi lễ Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh: Hiện nay, sắp bước vào giai đoạn cao điểm của mùa mưa, bão, để phát huy truyền thống và bề dày kinh nghiệm trong công tác phòng tránh và giảm nhẹ rủi ro thiên tai, Thứ trưởng đề nghị thực hiện một số nhiệm vụ trong năm 2019 trong đó nâng cao, thống nhất nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, người dân trong công tác phòng chống thiên tai nhằm huy động sức mạnh của hệ thống chính trị trong việc đảm bảo an toàn trước thiên tai. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về phòng chống thiên tai; phát huy vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu; phân giao cụ thể nhiệm vụ của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân trong các tình huống thiên tai. Bên cạnh đó cần rà soát, bổ sung chỉnh sửa Quỹ phòng chống thiên tai phù hợp với điều kiện thực tiễn. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin trong phòng, chống thiên tai, bao gồm tiếp nhận và chia sẻ thông tin, đảm bảo truyền tải thông tin tới cộng đồng, người dân.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp phát biểu tại buổi lễ
Phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai Trần Quang Hoài cho biết: Để có được sự nghiệp, nền tảng vững chắc, đáng tự hào trong phòng chống thiên tai như ngày nay, đã biết bao thế hệ cha anh, các lực lượng và người dân đã mồ hôi và nước mắt, hy sinh tính mạng đấu tranh kiên cường với thiên tai. Truyền thuyết Sơn Tinh và Thủy Tinh còn lưu giữ trong tâm thức mọi người về cuộc đấu tranh sinh tồn của dân tộc Việt Nam.
Lịch sử ghi chép lại, đầu thế kỉ thứ nhất, năm 40 sau công nguyên, từ thời Hai Bà Trưng, con đê đầu tiên ở nước đã được hình thành; Trong suốt thời kì phong kiến, đê là biện pháp chủ yếu để chống lũ, nhưng mức bảo đảm còn thấp. Từ sau Cách mạng Tháng tám thành công, công tác hộ đê phòng lụt được Đảng và Bác Hồ đặc biệt quan tâm. Mặc dù đất nước còn chồng chất khó khăn, chính quyền cách mạng đã bắt tay khắc phục hậu quả lũ lụt trận lũ tháng 8 năm 1945. Chủ tịch Hồ chính Minh đã kí Sắc Lệnh số 70 thành lập Ủy ban Trung ương hộ đê ngày 22 tháng 5 năm 1946.
Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai Trần Quang Hoài phát biểu tại buổi lễ
Trong những trận thiên tai ác liệt, chúng ta còn đã chứng kiến và lưu giữ được hình ảnh của các đồng chí lãnh đạo, các lực lượng vũ trang, các cán bộ làm công tác PCTT chân lội bùn, dầm mình trong nước lũ hoặc đi bộ cả hàng chục cây số trên những đoạn đường bùn lầy, sạt lở để đến trực tiếp được hiện trường, kịp thời thăm hỏi đồng bào bị nạn và triển khai các biện pháp ứng phó; chúng ta đã chứng kiến người dân kiên cường chống chọi, chung tay giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn, họan nạn, và hơn thế, chúng ta đã chứng kiến sự hồi sinh, ổn định đời sống, sản xuất tại những vùng mà lũ bão đi qua.
Tổng cục trưởng nhấn mạnh, mặc dù công tác PCTT vẫn còn nhiều mặt hạn chế và thách thức lớn, trong những thành tựu và kết quả chung đó, có sự đóng góp tích cực và trách nhiệm của các thế hệ cán bộ làm công tác PCTT, sự tham gia các lực lượng và sự chủ động của nhân dân, sự hỗ trợ thiết thực từ các tổ chức quốc tế. Trong đó, đáng mừng nhất là sự tham gia tìm hiểu, tham gia tích cực vào các sáng kiến phòng chống thiên tai từ các em học sinh, chủ nhân tương lai của đất nước.
Trong khuôn khổ chương trình, Tổng cục Phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) phát động cuộc thi "Thiết kế nhà an toàn chống bão lụt". Trước đó ngày 14/5/2019, Ban Chỉ đạo TW về PCTT đã phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng phát động hưởng ứng Tuần lễ quốc gia Phòng chống thiên tại Hải Phòng. Tại buổi Lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai Trịnh Đình Dũng đã phát động toàn dân hưởng ứng “Tuần lễ Quốc gia phòng, chống thiên tai năm 2019” với chủ đề “Giảm nhẹ rủi ro thiên tai bắt đầu từ cộng đồng”.
Bà Caitlin Wiessen, Giám đốc quốc gia UNDP tại Việt Nam phát biểu tại buổi lễ
Cũng nằm trong tuần lễ này, tại Hội An, ngày 18/5/2019, Tổng cục Phòng, chống thiên tai và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam công bố kết quả cuộc thi “Đại sứ học đường trong phòng, chống thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu 2019” tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Bỉnh Khiêm, thành phố Hội An. Giải đặc biệt được trao cho bài thi “Đánh thức vùng đất đã ngủ yên sau thiên tai” của hai học sinh nữ: em Trương Nguyễn Ý Như và em Trần Thanh Thúy, lớp 7/5 trường Trung học cơ sở Nguyễn Bỉnh Khiêm (thành phố Hội An, Quảng Nam). Giải nhất của cuộc thi được trao cho tác phẩm: “Hãy hành động khi chưa quá muộn” của nhóm học sinh lớp 9/1 trường Trung học cơ sở Nguyễn Du ( thành phố Hội An, Quảng Nam) dựa trên lượng Like và Share qua trang Fanpage Thông tin Phòng, chống thiên tai. Tác giả của hai tác phẩm này đã ra Hà Nội tham gia Lễ chào mừng 73 năm Ngày truyền thống phòng, chống thiên tai Việt Nam để giới thiệu về các tác phẩm của mình.
Tác phẩm: “Hãy hành động khi chưa quá muộn” của nhóm học sinh lớp 9/1 trường Trung học cơ sở Nguyễn Du (thành phố Hội An, Quảng Nam) giới thiệu tại lễ kỷ niệm
Trong những năm qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu cho Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai từng bước hoàn thiện pháp luật về phòng chống thiên tai, củng cố tổ chức, xây dựng và huy động nguồn nhân lực xây dựng cơ sở vật chất, các công trình phòng chống thiên tai. Công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng cũng là lĩnh vực được ưu tiên, trong đó, tập trung vào các đối tượng dễ bị tổn thương (người già, người khuyết tật) và nhóm người dân tộc thiểu số,...); đặc biệt là thực hiện phương châm “Bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ) trong công tác phòng chống thiên tai.
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, thiên tai xảy ra dồn dập với cường độ lớn, phạm vi rộng diễn biến phức tạp đã gây ra nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản, cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất, tài sản của người dân và sự phát triển bền vững của đất nước.
Năm 2016, những trận thiên tai được ghi nhận đạt mức lịch sử như hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài ở đồng bằng sông Cửu Long, Nam Trung Bộ diễn ra gay gắt nhất trong vòng 90 năm gần đây, lũ lớn liên tiếp xuất hiện ở các tỉnh miền Trung, đạt mức tương đương lũ lịch sử làm 264 người chết và mất tích, thiệt hại về kinh tế khoảng 39.726 tỷ đồng.
Năm 2017, năm của những kỷ lục thiên tai, với: 22 đợt thiên tai có cấp độ rủi ro từ cấp 3 trở lên với số lượng kỷ lục (16 cơn bão, 4 áp thấp nhiệt đới), lượng mưa có nơi trên 4.700 mm; lũ quét, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, bờ biển nghiêm trọng tại nhiều khu vực miền núi và đồng bằng sông Cửu Long; lần đầu tiên hồ Hòa Bình phải vận hành 08/12 cửa; thiệt hại do thiên tai rất lớn với 386 người chết và mất tích, thiệt hại về kinh tế khoảng 60.000 tỷ đồng.
Năm 2018, thiên tai không diễn ra dồn dập và khốc liệt như năm 2017 nhưng vẫn là năm có nhiều thiên tai lớn cùng những yếu tố cực đoan, dị thường diễn ra trên khắp các vùng miền trên cả nước với 16/21 hình thái thiên tai trên cả nước làm 224 người chết và mất tích, thiệt hại về kinh tế là 20.000 tỷ.
Trong thời gian tới, nhiệm vụ phòng chống thiên tai rất nặng nề, để thực hiện tốt công việc được giao như lời căn dặn của của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Thư chúc mừng và lời hiệu triệu của Thủ tướng Chính phủ thì cần phải chung tay, góp sức lớn lao hơn nữa của toàn xã hội.
Một số hình ảnh ghi lại tại lễ kỷ niệm
Tin bài cùng sự kiện
- Dự báo thời tiết ngày 18/12: Trung Bộ mưa dông, Nam Bộ mưa rải rác (18/12/2024)
- Ba Vì (Hà Nội): Công bố tình huống khẩn cấn sạt lở đê (18/12/2024)
- Tổng kết Dự án "Tăng cường khả năng chống chịu với những tác động của biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn... (18/12/2024)
- Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 17/12/2024 (18/12/2024)
- Công an xã kịp thời cứu nạn bé gái bị lạc trong thời tiết lạnh giá (17/12/2024)
- Ninh Thuận: Xuất hiện đợt mưa lớn cuối mùa (17/12/2024)
- Dự báo thời tiết ngày 17/12: Ngày nắng hanh, đêm và sáng trời rét (17/12/2024)
- Dự báo thời tiết ngày 16/12: Bắc Bộ nắng hanh, Trung Bộ dứt mưa (17/12/2024)
Tin bài cùng chuyên mục
- Dự báo thời tiết ngày 18/12: Trung Bộ mưa dông, Nam Bộ mưa rải rác (18/12/2024)
- Ba Vì (Hà Nội): Công bố tình huống khẩn cấn sạt lở đê (18/12/2024)
- Tổng kết Dự án "Tăng cường khả năng chống chịu với những tác động của biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn... (18/12/2024)
- Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 17/12/2024 (18/12/2024)
- Công an xã kịp thời cứu nạn bé gái bị lạc trong thời tiết lạnh giá (17/12/2024)
- Ninh Thuận: Xuất hiện đợt mưa lớn cuối mùa (17/12/2024)
- Dự báo thời tiết ngày 17/12: Ngày nắng hanh, đêm và sáng trời rét (17/12/2024)
- Dự báo thời tiết ngày 16/12: Bắc Bộ nắng hanh, Trung Bộ dứt mưa (17/12/2024)
Tin tức - sự kiện
- Xử lý hơn 1.000m3 đất đá tràn lấp mặt đường lên Cửa khẩu Cầu Treo
- Ứng phó bão số 1, hàng không đóng cửa 3 sân bay
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra chất lượng các công trình đê điều tại trước mùa mưa bão tại Thanh Hóa
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra thiệt hại do thiên tai tại Xín Mần (Hà Giang)
- Lễ ký kết: Ứng phó và phục hồi sau hạn hán và xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long
- Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai.