KIỂM TRA CÔNG TÁC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN NĂM 2017 TẠI CÔNG AN CÁC TỈNH LONG AN, TIỀN

Ngày đăng: 31/07/2017

            Thực hiện Kế hoạch số 184/KH-BCĐ, ngày 21/6/2017 của Ban Chỉ đạo ƯPVBĐKH, PCTT&TKCN Bộ Công an về việc Kiểm tra công tác ứng phó với BĐKH, PCTT&TKCN năm 2017, Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật (Thường trực Ban Chỉ đạo) đã tổ chức kiểm tra công tác ứng phó với BĐKH, PCTT&TKCN năm 2017 tại 5 tỉnh phía Nam. Đoàn kiểm tra do Đồng chí Trung tướng Phạm Quang Cử, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục IV, Phó trưởng Ban Chỉ đạo ƯPVBĐKH, PCTT&TKCN Bộ Công an làm Trưởng Đoàn, với sự tham gia của lãnh đạo các đơn vị: Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (K20), Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (C66), Cục Cảnh sát giao thông (C67), Cục Tài chính (V22), Cục Quản lý Khoa học công nghệ và môi trường (H46), Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo ƯPVBĐKH, PCTT&TKCN Bộ Công an (VP ƯPT) đã trực tiếp kiểm tra công tác ứng phó với BĐKH, PCTT&TKCN tại 5 tỉnh là Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang từ ngày 17/7 - 20/7/2017. Đoàn công tác tiến hành kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2016, 6 tháng đầu năm 2017, bao gồm các nội dung:

          - Xây dựng và triển khai Kế hoạch Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2017 của Công an địa phương;

          - Kiện toàn và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên của Ban Chỉ huy Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Công an địa phương;

          - Xây dựng và triển khai kế hoạch 5 năm phòng chống thiên tai (giai đoạn 2016-2020) của Công an địa phương;

          - Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện đề án quy hoạch tổng thể lĩnh vực Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ngành Công an đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tại Công an địa phương;

           - Xây dựng Phương án ứng phó với các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra tại địa phương; Kế hoạch tổ chức huấn luyện, diễn tập với các phương án và tình huống cụ thể;

          - Thống kê, theo dõi đánh giá thực lực, lực lượng, phương tiện, vật tư phục vụ công tác phòng chống thiên tai, lụt bão, tìm kiếm cứu nạn của Công an địa phương;

          - Công tác thông tin tuyên truyền của Công an địa phương về ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho cán bộ chiến sĩ và nhân dân;

           - Tình hình thiệt hại do thiên tai, bão lũ gây ra và công tác khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ;

          - Phương án, kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, kế hoạch di dời sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm, kế hoạch tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ khi có thiên tai, bão, lũ...;

            - Kiểm tra tại một số khu vực trọng yếu thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ;

          Tại các buổi làm việc, sau khi nghe báo cáo kết quả công tác ứng phó với ƯPVBĐKH, PCTT&TKCN năm 2016, 6 tháng đầu năm 2017 và chương trình, kế hoạch công tác ƯPVBĐKH, PCTT&TKCN năm 2017, Đoàn kiểm tra đã nhận xét, đánh giá và chỉ đạo các biện pháp triển khai công tác phòng chống thiên tai, lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn tại các tỉnh. Kết quả kiểm tra cụ thể như sau:

          I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH VÀ DIỄN BIẾN THIÊN TAI, LỤT BÃO TẠI 5 TỈNH MIỀN MIỀN TÂY NAM BỘ: LONG AN, TIỀN GIANG, ĐỒNG THÁP, AN GIANG VÀ KIÊN GIANG.

           5 Tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất có địa hình thấp so với mực nước biển, nằm ở hạ lưu sông Mê Kông, tiếp giáp với biển nên bị tác động nhiều của biến đổi khí hậu. Theo kịch bản biến đổi khí hậu 2012 và cập nhật kịch bản BĐKH năm 2016, Việt Nam sẽ là 1 trong 5 nước bị ảnh hưởng mạnh nhất do biến đổi khí hậu, trong đó đồng bằng sông Cửu Long là 1 trong 3 đồng bằng trên thế giới dễ bị tổn thương nhất do nước biển dâng, là nơi sẽ có 39% diện tích đất bị ngập. Việc thay đổi nền nhiệt độ do biến đổi khí hậu dẫn đến thay đổi của chế độ thủy văn làm đẩy nhanh quá trình xâm nhập mặn, sói lở bờ, chế độ dòng chảy diễn biến phức tạp và gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ, lốc xoáy…

          Các tỉnh miền Tây Nam Bộ: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang thuộc đồng bằng sông Cửu Long hàng năm hứng chịu nhiều loại hình thiên tai. Theo báo cáo thống kê chưa đầy đủ của Công an các đơn vị địa phương, hàng năm, vào mùa mưa, đặc biệt là thời điểm giao mùa giữa mùa khô và mùa mưa, do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam thổi mạnh thường xuất hiện giông tố, lốc và sét...

           - Trong năm 2016, Tỉnh Long An có 12 người chết do mưa, lũ và đuối nước, giông lốc làm hư hại 107 căn nhà, tốc mái 104 căn, hư hại 5.595,9 héc ta lúa, 64,3 héc ta hoa màu tổng thiệt hại trên 32 tỷ đồng.

           - Tỉnh Tiền Giang 6 tháng đầu năm 2017 mưa lớn lốc xoáy đã xẩy ra trên địa bàn đã làm tốc mái 44 căn nhà, tai nạn giao thông làm 07 người chết, 10 người bị thương, hư hỏng 05 xe ô tô các loại.

           - Tỉnh Đồng Tháp 6 tháng đầu năm 2017 trên địa bàn tỉnh đã xẩy ra 08 trường hợp sạt lở đất nghiêm trọng, chủ yếu là dọc quốc lộ 30 ven Sông Tiền, làm chìm 2 bè cá và sạt lở đất dài khoảng 2.380m, có khoảng 230 hộ dân đang sinh sống và các cơ sở hạ tầng kho bãi của người dân, xảy ra 01 trường hợp mưa to kèm giông lốc, gió mạnh tại xã Thường Thới Hậu B, huyện Hồng Ngự, làm sập 2 căn và tốc mái 8 căn nhà, xảy ra 02 trường hợp đuối nước ở trẻ và 06 trường hợp ở thuyền.

           - Tỉnh An Giang 6 tháng đầu năm đã xẩy ra 01 đồng chí Công an bị thương khi tham gia chữa cháy do bị tôn cắt mặt và tay; cháy xảy ra 41 vụ (trong đó có 02 vụ tự thiêu), làm chết 02 người, thiệt hại tài sản khoảng 11,8 tỷ đồng; tai nạn giao thông xẩy ra 103/109 vụ, làm chết 93 người, bị thương 63 người (trong đó tai nạn giao thông đường thủy xẩy ra 07 vụ, làm chết 07 người), ngoài ra đã tổ chức 04 vụ cứu nạn và cứu được 01 người, tìm được 03 xác nạn nhân chết đuối.

          - Tỉnh Kiên Giang 6 tháng đầu năm 2017, do mưa nhiều nên tình hình hạn hán xâm nhập mặn chỉ ở mức trung bình, tình hình thời tiết từ đầu năm đến nay xuất hiện 01 cơn áp thấm nhiệt đới và 01 cơn bão trên biển Đông, tuy không bị ảnh hưởng trực tiếp của bão nhưng trên địa bàn tại một số địa phương xảy ra mưa lớn, kèm theo lốc sét là 01 người chết do sét đánh, sập 191 căn nhà, do sóng to gió lớn làm chìm phương tiện, chết 01 người, thiệt hại tài sản khoảng 2,92 tỷ đồng; cháy, nổ xảy ra 26 vụ (25 vụ cháy, một vụ nổ) làm chết 01 người, bị thương 01 người, thiệt hại 19,3 tỷ đồng, trong đó lực lượng CS PCCC trực tiếp cứu, chữa cháy 14/15 vụ; tai nạn giao thông xảy ra 111 vụ làm chết 59 người, bị thương 77 người.

           Sạt lở, triều cường ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là sạt lở bờ sông, bờ biển. Những năm gần đây và 6 tháng đầu năm 2017, sạt lở bờ biển trên địa bàn huyện An Minh - Kiên Giang (từ vàm Tiểu Dừa đến vàm Kim Quy) có một số đoạn sạt sở đến tận chân đê khi triều cường cao nước biển qua đê, tại Mũi Rảnh vàm Sông Cái lớn huyện An Biên cũng đang xói lở, chủ yếu là do sóng lớn làm hư hại rừng phòng hộ...

II. KẾT QUẢ KIỂM TRA CÔNG TÁC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN

            Các tỉnh đã thực nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, Ban Chỉ đạo ƯPVBĐKH, PCTT&TKCN Bộ Công an trong công tác phòng, chống thiên tai, lụt bão và tìm kiếm cứu nạn. Cấp ủy và chính quyền các địa phương đã chủ động xây dựng các Chỉ thị, Nghị quyết để chỉ đạo và xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ. Hàng năm, các tỉnh đều có quyết định củng cố, kiện toàn Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ở cấp tỉnh, huyện, xã cũng như ở các sở ngành trong tỉnh.

           Năm 2017 tất cả các tỉnh đều đã kiện toàn Ban chỉ huy Công an tỉnh và xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai, lụt bão tìm kiếm cứu nạn và triển khai tổ chức thực hiện nghiêm túc.

            Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh thường xuyên có các cuộc họp triển khai công tác, phân công trách nhiệm các thành viên và đưa ra các phương án chuẩn bị đối phó với các diễn biến của tình hình thiên tai, lụt, bão cũng như tổ chức khắc phục hậu quả do thiên tai, lũ, bão gây ra.

            Ủy ban nhân dân các tỉnh đã chỉ đạo các các cấp, các ngành của tỉnh bố trí lực lượng, chuẩn bị sẵn sàng phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt bão và tổ chức công tác tìm kiếm cứu nạn khi có yêu cầu. Một số tỉnh đã xây dựng phương án đối phó và tổ chức diễn tập theo phương án đã xây dựng

            Các địa phương đã nhận thức đầy đủ và thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” và phương châm “Chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương, có hiệu quả”; tuy nhiên việc đầu tư cho phòng ngừa còn hạn chế, có địa phương còn chưa thực sự được quan tâm đúng mức, ý thức phòng, chống lụt bão giảm nhẹ thiên tai của người dân chưa cao. Công tác dự báo gặp nhiều khó khăn; công tác khắc phục hậu quả còn thiếu chủ động, việc tuyên truyền, giáo dục cộng đồng về phòng tránh thiên tai, sạt lở đất đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa chưa được thường xuyên; quản lý giao thông đi lại trên sông, suối, các đoạn đường hay bị sạt lở chưa được chặt chẽ. Công tác diễn tập phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn, củng cố lực lượng cũng như các điều kiện để ứng cứu, hỗ trợ khắc phục hậu quả chưa được tổ chức thường xuyên.

          - Về công tác kiện toàn và phân công nhiệm vụ của Ban Chỉ huy ƯPVBĐKH, PCTT & TKCN Công an tỉnh năm 2017: Đã có 5/5 tỉnh có Quyết định kiện toàn Ban Chỉ huy ƯPT CA tỉnh năm 2017. Các Ban Chỉ huy đã duy trì hoạt động, tổng kết công tác năm 2016, xây dựng kế hoạch, phương án PCTT, TKCN năm 2017, tổ chức ứng trực 24/24h, bố trí các lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó thiên tai, sự cố theo chỉ đạo của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.

          - Về xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch ƯPVBĐKH, PCTT&TKCN năm 2017: Cả 5/5 tỉnh đều có Kế hoạch công tác ƯPVBĐKH, PCTT&TKCN năm 2017, trong đó có 5/5 tỉnh đã có Báo cáo công tác ƯPVBĐKH, PCTT&TKCN 6 tháng đầu năm 2017.  Căn cứ Kế hoạch, Công an các tỉnh phân công, chỉ đạo Công an các đơn vị địa phương tổ chức thực hiện.

          - Về đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông khi xảy ra thiên tai năm 2017: Cả 5/5 tỉnh xây dựng kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông khi xảy ra thiên tai nhằm bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân và chủ động có kế hoạch di dời, sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm, vùng sâu, vùng bị cô lập về giao thông đường bộ nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối tính mạng và tài sản của nhân dân và công trình kinh tế trọng điểm của địa phương.

           - Về xây dựng phương án ƯPVBĐKH, PCTT&TKCN của Công an Tỉnh năm 2017: Căn cứ vào Hướng dẫn xây dựng phương án mẫu của Ban Chỉ đạo Bộ Công an, đã có 5/5 tỉnh xây dựng phương án phòng chống thiên tai, lụt bão. Các phương án cơ bản được xây dựng theo các tình huống thiên tai, sự cố có thể xảy ra, phù hợp với điều kiện thời tiết, thủy văn tại địa phương. Tuy nhiên cần bổ sung đầy đủ, chi tiết các tình huống thiên tai và có sự tham gia xây dựng của các cơ quan chuyên môn liên quan.

           - Công tác rà soát, thống kê, đánh giá thực lực phương tiện,vật tư để phục vụ công tác PCTT&TKCN năm 2017: Ban Chỉ huy Công an các tỉnh có kế hoạch chỉ đạo các đơn vị chức năng tiến hành thống kê, rà soát các loại phương tiện thủy, bộ và các loại vật tư, công cụ phục vụ cho việc ƯPVBĐKH, PCTT&TKCN, lập dự trù các khoản kinh phí để phục vụ cho yêu cầu công tác của lực lượng CAND, đảm bảo đáp ứng tốt nhiệm vụ được giao.

           - Về xây dựng kế hoạch Phòng chống thiên tai trong lực lượng Công an các tỉnh giai đoạn 2016-2020, Công an 5/5 tỉnh đã xây dựng kế hoạch dựa trên kế hoạch số 284/KH-BCA-BCĐ ngày 10/7/2016 của Bộ Công an về kế hoạch phòng chống thiên tai trong lực lượng CAND giai đoạn 2016-2020.

           - Về triển khai Quyết định số 4147/QĐ-BCA-H43, ngày 29/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Công an về việc phê duyệt Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ngành Công an đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, hiện tại đã có Công an Tiền Giang và An Giang đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đề án trong Công an tỉnh, còn lại Công an tỉnh Long an, Đồng Tháp và Kiên Giang đang xây dựng kế hoạch triển khai...

        - Về việc thành lập các lực lượng ứng trực, xung kích năm 2017: Đây là các lực lượng kiêm nhiệm về công tác ƯPVBĐKH, PCTT&TKCN tại cơ sở, có phân công cụ thể thành viên và đề ra phương án phòng chống thiên tai, lụt bão để chủ động khi có tình huống xảy ra, kịp thời huy động lực lượng, phương tiện, vật tư nhanh chóng đưa người, tài sản đến địa điểm an toàn, tham gia tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố.

III. KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ

            Qua báo cáo và thực tế kiểm tra, cả 5/5 tỉnh đều báo cáo một số hạn chế, khó khăn của Công an các tỉnh trong công tác ƯPVBĐKH, PCTT&TKCN như sau:

          - Số lượng phương tiện, vật tư, trang bị phục vụ công tác PCTT&TKCN rất thiếu, đặc biệt phương tiện, thiết bị cứu nạn, cứu hộ, nên chưa đáp ứng tốt công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ khi tình huống đột xuất, cấp bách xảy ra.

           - Kinh phí phục vụ cho công tác tập huấn, huấn luyện cứu nạn, cứu hộ, bơi, lội, sử dụng phương tiện thủy, bộ, phương tiện đặc chủng và tổ chức diễn tập phương án phòng chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn chưa có, nên công tác tổ chức tập huấn, huấn luyện các kỹ năng như tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ, sơ cấp cứu… chưa được triển khai liên tục...

        - Lực lượng tham gia phòng chống thiên tai, lụt bão chủ yếu là lực lượng kiệm nhiệm, chưa được thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ, do đó tính chuyên nghiệp không cao. Tập trung chính vẫn là Cảnh sát PCCC và CNCH, Cảnh sát bảo vệ và cơ động, Cảnh sát giao thông đường thủy, bộ. Do vậy khi có tình trạng khẩn cấp, đột xuất thì việc huy động toàn bộ lực lực lượng cùng phối hợp xử lý tình huống khó phát huy hiệu quả.

            - Thiếu kinh phí duy tu, bảo dưỡng phương tiện, thiết bị phục vụ công tác PCTT&TKCN.

IV. KẾT LUẬN, CHỈ ĐẠO CỦA TRƯỞNG ĐOÀN CÔNG TÁC ĐỐI VỚI 5 ĐỊA PHƯƠNG: LONG AN, TIỀN GIANG, ĐỒNG THÁP, AN GIANG VÀ KIÊN GIANG

           Các tỉnh, sau khi nghe báo cáo kết quả công tác năm 2016, 6 tháng đầu năm 2017 và chương trình, kế hoạch công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2017 của Ban Chỉ huy ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh Tây Nam Bộ, Đồng chí Trưởng Đoàn kiểm tra đã có ý kiến phát biểu kết luận chỉ đạo như sau:

           Một là, đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ chiến sĩ CAND về biến đổi khí hậu, nước biển dâng, đặc biệt không được chủ quan, mất cảnh giác trước những diễn biến bất thường, không theo quy luật của các hiện tượng thời tiết cực đoan (bão, lũ, lốc xoáy, sạt lở bờ sông, bờ biển, sóng thần…) do tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra. Tuyên truyền mạnh mẽ về các hoạt động của lực lượng Công an nhân dân trong công tác ứng phó biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ nhằm nâng cao uy tín, hình ảnh của lực lượng Công an đối với nhân dân.

          Hai là, thường xuyên củng cố, kiện toàn Ban Chỉ huy Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Công an các tỉnh, huyện. Thành lập các đội xung kích ứng trực cứu nạn, cứu hộ; phân công rõ trách nhiệm của từng thành viên để xử lý, giải quyết có hiệu quả các tình huống thiên tai, lụt, bão xảy ra.

           Ba là, Sẵn sàng nhân lực, vật tư, phương tiện, thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” (Chỉ huy tại chỗ, lực l­ượng tại chỗ, vật t­ư, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ) trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, lụt, bão, tìm kiếm cứu nạn; trong đó đặc biệt chú trọng đến việc chuẩn bị, dự phòng, bảo quản, bảo dưỡng vật tư, phương tiện, trang thiết bị, lương thực, nhu yếu phẩm, thuốc men phục vụ phòng, chống lụt, bão, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả sau bão, lụt. Tiến hành thanh lý, loại bỏ các phương tiện, thiết bị, vật tư phòng chống lụt, bão, tìm kiếm cứu nạn cũ, hỏng, không còn giá trị sử dụng để báo cáo đề xuất cấp mới.

            Bốn là, Tổng hợp nhu cầu, lập dự trù vật tư, phương tiện, thiết bị phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn thiết yếu, còn thiếu; Xây dựng kế hoạch tập huấn nâng cao năng lực phòng chống thiên tai, cứu nạn, cứu hộ gửi về Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật IV (qua Văn phòng ƯPT-H46) tập hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ phê duyệt.  

            Năm là, Hàng năm phải xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai, lụt bão, giảm nhẹ thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và ứng phó với biến đổi khí hậu chi tiết, cụ thể ở các cấp. Tổ chức huấn luyện, diễn tập các phương án, kịch bản ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ; phương án di dời, sơ tán dân; các phương án chống mưa lũ theo cấp báo động và các kế hoạch tìm kiếm cứu nạn khi có các tình huống thiên tai, lụt bão xảy ra trên địa bàn. Trong đó đặc biệt chú trọng các phương án bảo vệ những vị trí trọng điểm, xung yếu về đê, hồ, đập thủy lợi, thủy điện, đảm bảo an toàn các khu dân cư sống trong vùng thấp, trũng, có nguy cơ ngập lụt cao… trong đó phân công rõ trách nhiệm cho từng cơ quan, đơn vị và lực lượng tham gia và có qui chế phối hợp chỉ huy cụ thể.

            Sáu là, Định kỳ 6 tháng, 1 năm phải tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm trong việc thực hiện công tác phòng, chống thiên tai, lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai, tìm kiếm cứu nạn từ đó rút ra những cách làm hay, những kinh nghiệm quý để triển khai, nhân rộng và phát hiện những hạn chế, thiếu sót để khắc phục; đồng thời qua đó thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng trong công tác này.

            Bảy là, Căn cứ vào Hướng dẫn triển khai thực hiện Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ngành Công an đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 để xây dựng kế hoạch triển khai Công tác ƯPVBĐKH, PCTT&TKCN của Công an các đơn vị, địa phương.

            Tám là, Công an các đơn vị, địa phương có kế hoạch và phối hợp với Cục Quản lý khoa học công nghệ và Môi trường (H46), Tổng cục IV để đăng ký kế hoạch huy động tiềm lực khoa học công nghệ phục vụ công tác Công an (Thực hiện theo Nghị định 169/NĐ-CP, ngày 19/11/2007) đặc biệt trong những tình huống khó khăn thiếu thốn về trang thiết bị cứu nạn, cứu hộ hạng nặng (xe cẩu nâng hạ, kéo, tăng, cắt, kích thủy lực...).

Sau đây là một số hình ảnh làm việc tại Công an các tỉnh Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang:

Đ/c Trung tướng GS-TS Phạm Quang Cử, Phó trưởng Ban Chỉ đạo ƯPT Bộ Công an, Trưởng đoàn kiểm tra phát biểu chỉ đạo tại Công an Long An 

 

Hình ảnh làm việc tại Công an tỉnh Tiền Giang

 

Đ/c Trung tướng GS-TS Phạm Quang Cử, Phó trưởng Ban Chỉ đạo ƯPT Bộ Công an, Trưởng đoàn kiểm tra phát biểu chỉ đạo tại Công an Đồng Tháp

 

Đ/c Trung tướng GS-TS Phạm Quang Cử, Phó trưởng Ban Chỉ đạo ƯPT Bộ Công an, Trưởng đoàn kiểm tra phát biểu chỉ đạo tại Công an An Giang

 

Đ/c Đại tá Lê Văn Tiền, Phó Giám đốc Công an tỉnh An Giang phát biểu ý kiến

 

Đ/c Đại tá Tiến sĩ Đoàn Thanh Hiền, PCT H46, Chánh Văn phòng ƯPT phát biểu ý kiến

 

Đại diện Công an tỉnh Kiên Giang báo cáo công tác ƯPVBĐKH, PCTT&TKCN

 

Đoàn kết hợp kiểm tra hàng PCTT&TKCN tại kho Cần Thơ - Vĩnh Long.

NVK.

  • Tiêu đề *
  • Người gửi *
  • Email *
  • Nội dung bình luận *
  • Mã bảo vệ *
  • Gửi bình luận Đóng lại

Tin tức - sự kiện

Video

Hình ảnh

Thông tin thời tiết

Ứng phó với biến đổi khí hậu

Phòng chống thiên tai

Tìm kiếm cứu nạn - cứu hộ

PC tại nạn thương tích

Công điện

Văn bản chỉ đạo

Hoạt động của BCĐ

Văn bản pháp quy

Hợp Tác Quốc Tế

Chương trình - Kế hoạch

Đề án - Dự án

Nhu cầu - Tiềm lực

Thông tin tuyên truyền

Phổ biến kiến thức

Liên kết Website

BẢN ĐỒ GOOGLE

GOOGLE MAP

ẢNH VỆ TINH

SATELLITE IMAGE

ẢNH RA ĐA

RADA IMAGE

BẢN ĐỒ THỦY VĂN

HIDROLOGICAL IMAGE

Thống kế lượt truy cập