Khuyến nghị của Đối tác Nước toàn cầu về PCTT trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19
Các nhà lãnh đạo, những người ra quyết định và người dân cần nhận thức được rằng các thiên tai liên quan đến nước vẫn luôn hiện diện ở các quốc gia và các thành phố trong đại dịch COVID-19. Các chiến lược và hành động Giảm nhẹ rủi ro thiên tai được xây dựng nhằm ứng phó với tình hình đại dịch hiện tại sẽ giúp bảo vệ các khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai sao cho các khu vực này sẽ không trở thành tâm điểm bùng phát đại dịch và hỗ trợ khôi phục nhanh chóng sau thiên tai. Các Nguyên tắc sau đây là những khuyến nghị thiết thực cho các nhà lãnh đạo, các chính khách trong việc quản lý các ứng phó COVID-19 và giảm nhẹ rủi ro thiên tai và dành cho tất cả các bên liên quan nhằm hỗ trợ quá trình xây dựng các chiến lược và hành động.
Những sáng kiến này có thể giải quyết các thiên tai liên quan đến nước có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào trong tương lai, thậm chí ngay cả trong bối cảnh đại dịch. Mặc dù các Nguyên tắc đề cập đến các thiên tai liên quan đến nước, nhưng cũng có thể áp dụng đối với các loại hình thiên tai khác.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 như hiện nay, việc cần làm ngay là giảm tỉ lệ lây nhiễm COVID-19 và điều trị những người đang mắc bệnh. Tuy nhiên, các rủi ro thiên tai liên quan đến nước vẫn thường trực ngay cả trong bối cảnh COVID-19 cũng như thời gian trước đó. Quy trình ứng phó khẩn cấp trong phòng chống thiên tai và ứng phó dịch COVID-19 khá phức tạp và chồng chéo có thể làm trầm trọng thêm các tác động tiêu cực tại một số quốc gia và thành phố.
Cần thực hiện các chiến lược Phòng chống thiên tai và chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa trong đại dịch để tránh cho các khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai không trở thành các ổ dịch mới. Các Nguyên tắc sau đây là những khuyến nghị thiết thực cho các nhà lãnh đạo, các chính khách trong việc quản lý các ứng phó COVID-19 và phòng chống thiên tai. Các Nguyên tắc này cũng dành cho tất cả các bên liên quan nhằm để biết, chuẩn bị và ứng phó với các tác động gia tăng do thiên tai và bệnh dịch xảy ra cùng một lúc. Mặc dù các Nguyên tắc đề cập đến các thiên tai liên quan đến nước, nhưng chúng cũng có thể được áp dụng đối với các loại hình thiên tai khác.
- Nguyên tắc 1: Nâng cao nhận thức của các nhà lãnh đạo về Phòng chống thiên tai trong đại dịch
- Nguyên tắc 2: Lồng ghép các hoạt động phòng chống thiên tai và phòng chống đại dịch
- Nguyên tắc 3: Bảo đảm nước sạch, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân trong và sau thiên tai
- Nguyên tắc 4: Bảo vệ các đối tượng bị ảnh hưởng bởi thiên tai khỏi các rủi ro dịch COVID-19
- Nguyên tắc 5: Bảo đảm các nguồn lực y tế khan hiếm trước các tác động của thiên tai
- Nguyên tắc 6: Bảo vệ những người phải sơ tán do thiên tai không bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
- Nguyên tắc 7: Bảo vệ các bệnh nhân COVID-19 trước các rủi ro và tác động của thiên tai
- Nguyên tắc 8: Xây dựng Hướng dẫn sơ tán cụ thể cho các thành phố và khu vực bị phong tỏa bởi dịch COVID-19.
- Nguyên tắc 9: Hỗ trợ tài chính cho người bị ảnh hưởng bởi thiên tai trong bối cảnh đại dịch COVID-19 để tránh khủng hoảng kinh tế.
- Nguyên tắc 10: Tăng cường đoàn kết toàn cầu và hợp tác quốc tế để đối phó với các thách thức/khủng hoảng xảy đến cùng lúc nhằm xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn.
Do đó, Ứng phó và Khắc phục hậu quả sau lũ lụt hoặc hạn hán trong bối cảnh dịch bệnh phải khắc phục và giảm tỉ lệ lây nhiễm COVID-19 sẽ càng phức tạp hơn, và ngược lại.
NGUYÊN TẮC 1: NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO VỀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI TRONG ĐẠI DỊCH
Cần biết rằng các thiên tai liên quan đến nước luôn hiện diện ở các quốc gia và thành phố ngay cả trong bối cảnh dịch COVID-19. Mặc dù nếu bị ảnh hưởng bởi cả thiên tai và đại dịch một lúc sẽ là rất khó khăn và phức tạp, nhưng chúng ta vẫn cần ra quyết định và hành động từng bước một. Mặc dù các nhiệm vụ có thể quá bao trùm, khó khăn, phức tạp, nhưng chúng ta cũng không được bỏ cuộc. Luôn cân nhắc yếu tố bệnh dịch trong quá trình đưa ra các quyết định về ứng phó thiên tai và ngược lại. Việc này sẽ giúp các hành động được thực hiện hiệu quả và tránh chồng chéo.
Đảm bảo phối hợp hiệu quả các chiến lược và hành động phòng chống rủi ro thiên tai và đại dịch. Tập hợp các nhóm chuyên gia về phòng chống thiên tai và COVID-19 để cùng tham vấn về các hoạt động đang được thực hiện của từng ngành và đóng góp ý kiến về lồng ghép và phối hợp. Tham vấn các chuyên gia trước khi đưa ra các quyết định quan trọng.
Nếu một thiên tai liên quan đến nước xảy ra, hãy duy trì hoặc khôi phục càng nhanh càng tốt các dịch vụ cơ bản như điện, giao thông, nước và vệ sinh để phòng ngừa dịch bệnh lây lan và các hậu quả nặng nề do thảm họa kép xảy ra, trong đó có cả việc bảo vệ cán bộ y tế và lực lượng PCTT. Hãy yêu cầu các lãnh đạo PCTT thực hiện các biện pháp chủ động như lập kế hoạch bảo vệ khẩn cấp cơ sở hạ tầng quan trọng và bố trí nguồn cung cấp vật tư/thiết bị dữ trữ nhằm bảo đảm khắc phục hậu quả nhanh chóng.
Yêu cầu các lãnh đạo PCTT thiết lập một hệ thống để huy động nhanh chóng nhân lực và thiết bị cho phòng chống thiên tai vì không phải lúc nào nguồn lực này cũng sẵn sàng, chẳng hạn như các nhân viên làm việc theo ca và các công trình công cộng bị bị tạm dừng hoạt động do đại dịch COVID-19.
Yêu cầu các nhà lãnh đạo PCTT xây dựng ngay Kế hoạch PCTT trong bối cảnh đại dịch để chuẩn bị cho tình huống sẽ xảy ra trong thực tế. Cần ưu tiên bảo vệ các bệnh viện, cơ sở y tế và cán bộ y tế. Với mục tiêu vừa phòng chống thiên tai vừa chống lây nhiễm COVID-19, Kế hoạch PCTT trong bối cảnh COVID-19 cần giải quyết các nhu cầu cụ thể của các đối tượng khác nhau như nam giới, phụ nữ, thanh niên và trẻ em, người già, người tàn tật, người di cư, người tị nạn hoặc mất nhà cửa, công nhân, người sống ở khu nhà ổ chuột, người vô gia cư và những người dễ bị nhiễm COVID-19 như những người có bệnh nền. Thu thập dữ liệu về các cá nhân bị ảnh hưởng bởi COVID-19 và thiên tai theo giới tính, tuổi tác, mắc/không mắc các bệnh nền, các nhóm như đã đề cập ở trên… làm cơ sở để xây dựng các Kế hoạch tổng hợp phòng chống thiên tai và COVID-19 hiệu quả.
Đảm bảo rằng các cơ quan quốc phòng, an ninh và các dịch vụ y tế khẩn cấp có kế hoạch hoạt động dự phòng để ứng phó đồng thời thiên tai và COVID-19 vì họ đã được huy động cao độ để ứng phó với COVID-19.
Ưu tiên cao nhất là tập trung nhân lực và tài chính cho hoạt động cấp nước và bảo đảm vệ sinh trong và sau thiên tai vì vệ sinh cá nhân, đặc biệt là việc rửa tay, là một yếu tố quan trọng để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.
Bổ sung các Nguyên tắc trong tài liệu này vào các Kế hoạch phòng chống thiên tai cấp quốc gia và cấp địa phương. Yêu cầu tất cả các bên liên quan, bao gồm cả khu vực tư nhân lồng ghép các Nguyên tắc trên vào Kế hoạch phòng chống thiên tai của đơn vị trong trường hợp các cơ quan, ban ngành, đơn vị cần phối hợp để ứng phó và giảm nhẹ tác động thiên tai và dịch COVID-19.
NGUYÊN TẮC 2: LỒNG GHÉP CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI VÀ PHÒNG CHỐNG ĐẠI DỊCH
Huy động ngành y tế tham gia vào Hệ thống phòng chống thiên tai phối hợp. Sử dụng cách tiếp cận cơ bản của Khung Sendai và các hướng dẫn quốc tế khác về GNRRTT nhằm tăng cường công tác phòng chống thiên tai trong bối cảnh đại dịch COVID-19, bao gồm: cách tiếp cận dựa trên rủi ro; quản lý khẩn cấp toàn diện; cách tiếp cận đa rủi ro; tiếp cận toàn diện, lấy con người và cộng đồng làm trung tâm; hợp tác đa ngành và đa lĩnh vực; cách tiếp cận huy động toàn bộ hệ thống y tế và các nguyên tắc đạo đức. Các quy định về hợp tác và hành động trong phòng chống thiên tai cần được rà soát, xem xét và điều chỉnh để tăng cường khả năng chống chịu với thiên tai và các thảm họa sinh học.
Tiếp thu và chia sẻ các bài học liên quan đến phòng chống thiên tai trong các thiên tai như mưa lớn, lũ lụt, bão và lốc xoáy mới xảy ra cùng thời gian với đại dịch COVID-19. Nhiều bài học kinh nghiệm cũng đã được rút ra và phản ánh trong các Nguyên tắc này.
Xây dựng các hướng dẫn cụ thể và hội nghị trực tuyến về các giải pháp phòng chống thiên tai trong bối cảnh COVID-19 nhằm hướng dẫn ứng phó cho từng bối cảnh và tình huống xã hội, văn hóa, địa lý và kinh tế cụ thể. Có thể cân nhắc diễn tập thực hành các tình huống phòng chống thiên tai liên quan đến nước trong bối cảnh dịch COVID-19.
Xây dựng và cung cấp bản đồ rủi ro thiên tai và giải pháp phòng chống thiên tai cho các bệnh viện và cơ sở y tế trước khi thiên tai xảy ra. Tránh chồng chéo các các khu vực và cơ sở bị ảnh hưởng bởi thiên tai/COVID-19. Có thể giảm thiểu rủi ro thiên tai và lây nhiễm bệnh dịch bằng cách tránh đến các khu vực có nguy cơ rủi ro cao. Bản đồ rủi ro cũng phải đề cập đến tình trạng mất an toàn do tác động kép của thiên tai và đại dịch, hay tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho hộ gia đình.
Rà soát và cải thiện các hệ thống cảnh báo sớm và hệ thống sơ tán sao cho các hệ thống này đáp ứng yêu cầu sơ tán an toàn và vẫn phòng ngừa việc lây nhiễm COVID-19. Xây dựng các thông điệp truyền thông “cảnh báo sớm” ngắn gọn và rõ ràng liên quan đến sơ tán và ứng phó với thiên tai trong bối cảnh đại dịch và giãn cách xã hội.
Triển khai các chiến dịch nâng cao nhận thức rủi ro chung về Thiên tai và đại dịch COVID-19. Nâng cao nhận thức về giá trị của việc tăng cường khả năng chống chịu thiên tai trước các tác nhân gây rủi ro, bao gồm cả các đại dịch, để có thể phòng ngừa tốt hơn thông qua các hoạt động phòng và nâng cao kiến thức về tăng cường khả năng chống chịu thiên tai. Thực hiện đánh giá rủi ro và truyền thông về các trường hợp thiên tai và các rủi ro khác xảy ra đồng thời ở các khu vực có nguy cơ cao.
Đảm bảo các thông tin về các hoạt động ứng phó và hậu quả thiên tai sẽ được công bố minh bạch, cũng như các nỗ lực kiểm soát và giải quyết các vấn đề liên quan đến dịch Covid-19. Công đồng và những người bị ảnh hưởng bởi thiên tai cần phải nhận được các thông tin cập nhật và chính xác về tình hình thiên tai. Cơ quan phòng chống thiên tai phải là đầu mối để thúc đẩy sự tham gia của xã hội thông qua việc kết nối nhu cầu hỗ trợ (dựa trên số liệu đánh giá) và nguồn hỗ trợ (trong nước và quốc tế) để huy động nguồn lực và tiêu chuẩn ứng phó tình huống thiên tai và bệnh dịch. Xây dựng một nền tảng cộng tác theo dõi và kết nối nhu cầu và nguồn cung cứu trợ thiên tai.
Huy động các Hội thanh niên phòng chống thiên tai kêu gọi đoàn kết và hợp tác nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 vì hành vi của thanh niên là yếu tố quyết định hiệu quả kiểm soát dịch bệnh. Hợp tác với các Hội thanh niên trong các hoạt động phòng chống thiên tai, cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai trong bối cảnh đại dịch COVID-19, tận dụng các năng lực nổi trội của thiên niên, như công nghệ thông tin và truyền thông, đổi mới và huy động các đối tác địa phương.
Cần coi trong cấp nước, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân là những yếu tố quan trọng để ngăn chặn lây nhiễm COVID-19 và khắc phục hậu quả thiên tai nhanh chóng.
NGUYÊN TẮC 3: BẢO ĐẢM NƯỚC SẠCH, VỆ SINH MÔI TRƯỜNG VÀ VỆ SINH CÁ NHÂN TRONG VÀ SAU THIÊN TAI
Chúng ta đều biết rằng thiên tai thường dẫn đến gián đoạn cấp nước và do đó sẽ có thể ảnh hưởng đến các nỗ lực ngăn chặn COVID-19. Ở những vùng cực kỳ khan hiếm nước, thiên tai có thể ảnh hưởng đến hoạt động rửa tay, quản lý chất thải và các hoạt động khác nhằm ngăn ngừa sự lây truyền từ người sang người của vi rút COVID-19. Cần phải chú ý đến các rủi ro do hạn hán gây ra vì thiếu nước có thể ngăn cản nỗ lực duy trì vệ sinh.
Bảo vệ cơ sở hạ tầng cấp nước không bị ô nhiễm, đặc biệt là tại nguồn. Xem xét sử dụng các nguồn nước thay thế không bị ô nhiễm bao gồm nước mưa, và tái sử dụng nước thải để phòng ngừa hậu quả thiên tai và đại dịch.
Các kế hoạch Phòng chống thiên tai của các nhà công ty/nhà máy cấp nước cần lưu ý đến không chỉ các tác động của thiên tai mà còn ảnh hưởng của bệnh dịch. Đại dịch sẽ ảnh hưởng đến nhân sự cũng như chất lượng cung cấp dịch vụ. Yêu cầu đảm bảo vệ sinh phải được thực hiện trong tất cả các giai đoạn, thông qua các kênh khác nhau như trung tâm y tế, điểm cấp nước/vệ sinh và nhân viên cứu hộ/cứu nạn khẩn cấp.
Thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, điều tra để truy vết COVID-19 trong nước thải của các cộng đồng bị nhiễm vi rút nhằm ngăn ngừa sự lây nhiễm, đặc biệt vào thời điểm thiên tai. Các cách tiếp cận mới như dịch tễ học dựa trên nước thải (WBE) nên được áp dụng. Đây có thể là những cách hiệu quả và nhanh chóng để dự đoán khả năng lây lan của COVID-19 trong nước và hệ thống nước thải.
Yêu cầu các công ty cấp nước tăng cường sử dụng các công cụ kỹ thuật số và áp dụng các hệ thống giám sát/tự động hóa từ xa trong kế hoạch phòng chống thiên tai. Trừ các công nhân và cán bộ trực tiếp vận hành hệ thống cấp nước và xử lý nước thải, còn lại sẽ phải làm việc từ xa nếu có thể trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Đối với công nhân tại công trường, cần phải bố trí các ca làm việc cách nhau để đảm bảo giãn cách xã hội và công nhân phải được cung cấp các trang bị bảo vệ cá nhân (PPE).
Lưu ý các cơ sở hạ tầng quan trọng và nguồn nhân lực trong quá trình ứng phó và khắc phục lũ lụt và hạn hán đang chịu ảnh hưởng bởi một đại dịch đang diễn ra cùng một lúc.
NGUYÊN TẮC 4: BẢO VỆ CÁC ĐỐI TƯỢNG BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI THIÊN TAI KHỎI CÁC RỦI RO DỊCH COVID-19
Đào tạo và nâng cao năng lực về COVID-19 cho các bên tham gia trong phòng chống thiên tai. Cung cấp các hướng dẫn dễ tiếp cận, ngắn gọn và chính xác về cách phòng tránh lây nhiễm cho các lực lượng và tình nguyện viên tham gia phòng chống thiên tai. Ví dụ: sử dụng tờ rơi, tổ chức hội thảo trực tuyến, v.v. Biên soạn các sổ tay Hướng dẫn giãn cách xã hội trong phòng chống thiên tai.
Đảm bảo rằng các bên liên quan trong phòng chống thiên tai, bao gồm cả tình nguyện viên đều được cung cấp các trang bị bảo hộ COVID-19 tiêu chuẩn như khẩu trang khi họ tham gia vào các hoạt động phòng ngừa/ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai. Nếu có thể, hãy dự trữ các trang bị bảo hộ cá nhân trong COVID-19 để cung cấp cho mọi người trong trường hợp lây nhiễm rộng. Tranh thủ dự trữ các trang bị bảo hộ cá nhân để cung cấp cho lực lượng phòng chống thiên tai giữa các đợt sóng dịch bệnh khi nguồn cung trang bị bảo hộ cá nhân còn dồi dào cho các mục đích phi y tế.
Yêu cầu các lực lượng phòng chống thiên tai cần tự kiểm tra y tế hàng ngày để ngăn ngừa khả năng lây nhiễm khi họ tiếp xúc với đồng nghiệp và những người sơ tán.
Bảo đảm vừa phòng ngừa/khắc phục hậu quả thiên tai nhanh chóng vừa tránh lây nhiễm dịch bệnh giữa các khu vực bị ảnh hưởng bởi COVID-19 và các khu vực ít bị ảnh hưởng hơn, do các lực lượng phòng chống thiên tai, bao gồm tình nguyện viên phải hạn chế di chuyển do đại dịch.
Giám sát chặt chẽ, bảo đảm độ chính xác của các cảnh báo thiên tai vì các cán bộ phòng chống thiên tai có thể bị ảnh hưởng do lệnh cách ly.
NGUYÊN TẮC 5: BẢO ĐẢM CÁC NGUỒN LỰC Y TẾ KHAN HIẾM TRƯỚC CÁC TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI
Tránh chỉ định bệnh viện và cơ sở y tế làm nơi sơ tán. Không đưa các công trình và cơ sở này vào bản đồ địa điểm sơ tán và bản đồ rủi ro thiên tai.
Ưu tiên bảo vệ nhân viên y tế, cơ sở vật chất và thiết bị không bị tác động bởi thiên tai bằng cách:
- Di chuyển các thiết bị phát điện thiết yếu đến các khu vực an toàn trước các thiên tai liên quan đến nước (lũ lụt, v.v.) và cung cấp các thiết bị cấp điện dự phòng cho các bệnh viện, trạm y tế và cơ sở y tế.
- Điều động sớm các lực lượng phòng chống thiên tai trực tại các bệnh viện, các trạm y tế và cơ sở y tế để đảm bảo cung cấp thông tin phòng chống thiên tai phù hợp và kịp thời.
- Di chuyển các thiết bị và vật liệu y tế thiết yếu lên các tầng trên trong giai đoạn đầu
- Lập kế hoạch sơ tán bệnh nhân và nhân viên y tế, quan tâm các khu vực dễ lây nhiễm, ưu tiên cấp nước, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân cho bệnh viện, trạm y tế và cơ sở y tế nếu dịch vụ cấp nước và vệ sinh bị gián đoạn do thiên tai.
- Xác định các vị trí an toàn của các cơ sở y tế cần thiết để ứng phó với đại dịch để tránh xây dựng thêm các bệnh viện COVID-19 dã chiến ở các khu vực dễ xảy ra thiên tai như vùng bãi ngập lũ.
- Tập huấn về những kiến thức cơ bản về phòng chống thiên tai cho các cán bộ y tế về quản lý khẩn cấp trước khi thiên tai sắp xảy ra.
Lưu ý sự kết hợp giữa thiên tai và dịch COVID-19 có thể dẫn đến số người thiệt mạng cao hơn.
NGUYÊN TẮC 6: BẢO VỆ NHỮNG NGƯỜI PHẢI SƠ TÁN DO THIÊN TAI KHÔNG BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI DỊCH COVID-19
Xây dựng hoặc điều chỉnh ngay các kế hoạch sơ tán bao gồm các vị trí trú ẩn và sơ tán có tính đến yếu tố giãn cách xã hội, có đầy đủ điều kiện vệ sinh và điều kiện sinh hoạt. Đảm bảo các tòa nhà/cơ sở sơ tán phải thông gió tốt để ngăn ngừa lây nhiễm tại khu vực sơ tán. Bổ sung các cơ sở và không gian sơ tán trong trường hợp cần đáp ứng yêu cầu giãn cách trong đại dích COVID-19 và tránh lây nhiễm, chẳng hạn như giãn cách xã hội và cần không gian riêng cho bệnh nhân phải cách ly. Nếu có thể được cần bố trí cơ sở sơ tán cho các bệnh nhân COVID-19 với các điều kiện và trang biết bị y tế; và các tòa nhà/cơ sở/khu vực sơ tán riêng biệt cho bệnh nhân tự cách ly.
Khuyến khích sơ tán tại chỗ hoặc trong cùng tòa nhà bất cứ khi nào có thể và bất cứ khu vực nào. Nghĩa là sơ tán người bị ảnh hưởng lên tầng hai hoặc tầng cao hơn của tòa nhà nơi họ ở hoặc khu nhà bên cạnh nếu nhận thấy an toàn. Điều này là để tránh tai nạn và để tránh ảnh hưởng bởi thiên tai trong quá trình sơ tán ra ngoài, giảm mật độ khu trú ẩn và sơ tán, nhờ đó giảm nguy cơ lây nhiễm vi rút tại các nơi trú ẩn. Ở những khu vực không thể sơ tán lên tầng cao hơn, như khu vực trũng thấp, hãy bàn bạc với cộng đồng địa phương về khả năng sơ tán sớm để tránh ùn tắc tại các khu vực trú ẩn, các tòa nhà sơ tán …
Dự kiến và lập kế hoạch sơ tán sớm và quan tâm đặc biệt các đối tượng dễ bị tổn thương nhất, với cách tiếp cận bao trùm xã hội, để tránh cho họ khỏi bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai, ví dụ người già, người tàn tật, phụ nữ mang thai và người mắc bệnh mãn tính.
Cung cấp đầy đủ nước sạch, xà phòng, đồ vệ sinh và băng vệ sinh cho người sơ tán. Tiến hành kiểm tra y tế cơ bản như kiểm tra thân nhiệt của người sơ tán.
Ngăn chặn mọi sự phân biệt đối xử liên quan đến COVID-19 đối với người sơ tán và giữa những người sơ tán. Tiếp tục thông báo và phổ biến các thông tin chính xác về tình trạng và tác động của thiên tai và COVID-19 một cách chính xác và công khai vì những thông tin sai lệch và tin giả có xu hướng lan truyền nhanh và rộng rãi trong bộ phận dân chúng đang hoảng loạn.
Khuyên người dân mang theo khẩu trang, khăn lau, xà phòng, khăn và nhiệt kế trong bộ dụng cụ sơ tán trước khi có thiên tai.
Kêu gọi quyên góp tiền mặt hơn là các hiện vật có thể bị lây nhiễm vi rút. Khuyến khích phân phối hỗ trợ cho người bị ảnh hưởng bởi thiên tai thông qua chuyển tiền điện tử để giảm nguy cơ lây nhiễm COVID-19 khi cấp phát tiền mặt.
NGUYÊN TẮC 7: BẢO VỆ CÁC BỆNH NHÂN COVID-19 TRƯỚC CÁC RỦI RO VÀ TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI
Ưu tiên cao nhất là tích hợp phòng chống thiên tai và phòng ngừa COVID-19: để tránh các rủi ro có thể đe doạn trực tiếp đến tính mạng con người.
Hiểu rõ và thực hiện các hành động phối hợp để giảm lây nhiễm COVID-19 dựa trên các nguyên tắc kiểm soát y tế đối với các bệnh truyền nhiễm. Các nguyên tắc y tế này bao gồm: 1) Loại bỏ nguồn lây nhiễm; 2) Cắt đứt đường truyền nhiễm; 3) Bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương.
Lập kế hoạch bảo vệ bệnh nhân COVID-19 trong các cơ sở tự cách ly hoặc các cơ sở được chỉ định cách ly, bao gồm phương tiện liên lạc và nhắn tin; các kế hoạch sơ tán tại các cơ sở cách ly an toàn trong thiên tai và hỗ trợ y tế sau khi sơ tán.
NGUYÊN TẮC 8: XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN SƠ TÁN RIÊNG CHO CÁC THÀNH PHỐ VÀ KHU VỰC BỊ PHONG TỎA BỞI DỊCH COVID-19
Cung cấp thông tin cảnh báo sớm đặc biệt cho các khu vực bị phong tỏa để đảm bảo sơ tán hiệu quả và đảm bảo an toàn trước thiên tai và ngăn chặn các hành động hoảng loạn.
Lập kế hoạch sơ tán khẩn cấp dự phòng cho các tình huống phong tỏa để ngăn chặn sự hoảng loạn và lây lan bệnh dịch trên diện rộng. Xây dựng các kế hoạch ứng phó thiên tai có tính đến thời gian dỡ bỏ các lệnh phong tỏa tại các khu vực cụ thể.
Đảm bảo phối hợp với chính quyền địa phương để xác định các khu vực an toàn và các tuyến đường sơ tán trong trường hợp thiên tai xảy đến trong thời gian phong tỏa.
Lưu ý việc xử lý và ứng phó thiên tai một cách đúng đắn trong bối cảnh đại dịch COVID-19 sẽ giúp tiết kiệm hàng nghìn tỷ đô la trên toàn cầu
NGUYÊN TẮC 9: HỖ TRỢ TÀI CHÍNH CHO NGƯỜI BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI THIÊN TAI TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐỂ TRÁNH KHỦNG HOẢNG KINH TẾ
Khi hỗ trợ tài chính cho các hoạt động phòng chống dịch bệnh, cần phải lưu ý đến nguồn lực tài chính dự phòng cần thiết để ứng phó với các rủi ro thiên tai và khí hậu có thể xảy ra, lưu ý rằng các thảm họa kép có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đến mức không thể phục hồi được. Bố trí ngân sách/quỹ dự phòng thông qua thỏa thuận với ngân hàng và/hoặc các công ty bảo hiểm, nhờ đó có thể giải ngân kinh phí ứng phó thiên tai nhanh chóng.
Đảm bảo nguồn vốn và giải ngân linh hoạt sao cho các cơ quan liên quan về phòng chống thiên tai có thể lập kế hoạch và ứng phó với nhiều rủi ro biến động liên tục và xuất hiện cùng lúc trong bối cảnh dịch COVID-19.
Rà soát nguồn lực hiện tại để xây dựng một Kế hoạch hành động cụ thể dựa trên các số liệu và thông tin tin cậy, bao gồm các nội dung sau: giá cả các mặt hàng thiết yếu, nguồn dữ trữ, nhà cung cấp hàng thiết yếu, đặc điểm kỹ thuật hàng hóa và dịch vụ thiết yếu nhằm cung ứng trong thiên tai và đại dịch. Xây dựng kế hoạch phòng ngừa trường hợp thiếu năng lực sản xuất, chuỗi cung ứng dài và bị tắc nghẽn và nhiều người mua cạnh tranh nhau.
Khuyến khích cơ chế hỗ trợ tài chính kỹ thuật số trong bối cảnh thiên tai thông qua thanh toán bằng tiền kỹ thuật số trên điện thoại và các loại tiền kỹ thuật số như một cơ chế hiện nay đang được Hội Chữ thập áp dụng để cấp phát tiền cho những người bị ảnh hưởng bởi thiên tai ở khu vực Đông Phi để ngăn ngừa sự lây lan của COVID-19 thông qua tiếp xúc trực tiếp.
Lưu ý rằng sự đoàn kết toàn cầu là điều cần thiết để giành chiến thắng thảm họa kép khi cả thiên tai và đại dịch COVID-19 đều xảy ra.
NGUYÊN TẮC 10: TĂNG CƯỜNG ĐOÀN KẾT TOÀN CẦU VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ ĐỂ ĐỐI PHÓ VỚI CÁC THÁCH THỨC/KHỦNG HOẢNG XẢY ĐẾN CÙNG LÚC NHẰM XÂY DỰNG LẠI THẾ GIỚI TỐT ĐẸP HƠN
Khi một thiên tai lớn xảy ra, hãy chia sẻ các thông tin chính xác và kịp thời về tình hình thiên tai và tác động thiên tai đến cộng đồng quốc tế một cách công khai, rộng rãi, thường xuyên và tin cậy để tạo niềm tin toàn cầu cho chính phủ và cho nền kinh tế của quốc gia bị ảnh hưởng.
Yêu cầu các Cơ quan Thời tiết/Khí hậu trên toàn thế giới, thông qua Tổ chức Khí tượng Thế giới và Cơ quan GNRRTT của Liên hiệp quốc (UNDRR), tích cực phối hợp với Nhóm xung kích COVID-19 và cung cấp cho các dự báo về các rủi ro thời tiết và khí hậu có thể xác định được để cảnh báo về các thiên tai liên quan đến nước có thể xảy trong các khu vực cụ thể.
Nếu cần thiết, hãy chuẩn bị hỗ trợ việc triển khai các lực lượng và thiết bị ứng phó thiên tai quốc tế và viện trợ nhân đạo. Trong các tình huống hạn chế nhập cảnh, nhân viên và thiết bị ứng phó thiên tai, viện trợ nhân đạo quốc tế có thể cần các quy trình đặc biệt để được tiếp cận các quốc gia và khu vực bị ảnh hưởng. Các quốc gia nên xem xét trước và lên kế hoạch hỗ trợ như cấp thị thực, thông quan kiểm dịch, kiểm tra hải quan và các quy trình hỗ trợ an toàn khác trong đại dịch. Các đội được cử hỗ trợ ứng phó đi cần được trang bị bảo hộ cá nhân. Cần tổ chức các cuộc họp giao ban y tế với các nhóm hỗ trợ quốc tế trước khi tiếp cận các khu vực bị ảnh hưởng bởi COVID-19. Khuyến nghị sử dụng sử dụng “Hướng dẫn hỗ trợ nội địa và quy định về cứu trợ thiên tai quốc tế và hỗ trợ khắc phục hậu quả ban đầu (Hướng dẫn IDRL)” của Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC).
Nghiên cứu việc thành lập các cơ quan vùng chuyên về các chính sách và quy định trong trường hợp đại dịch, tương tự như các cơ quan phối hợp cấp vùng trong Phòng chống và giảm nhẹ thiên tai. Ví dụ, các nước ASEAN đã giải quyết các vấn đề xuyên biên giới này và hợp tác khu vực/quốc tế về phòng chống thiên tai thông qua việc thành lập một trung tâm vùng (AHA). Đây là một cơ chế quan trọng nếu cần phải thảo luận về việc mở cửa lại biên giới và thúc đẩy giao thương các mặt hàng thiết yếu và đi lại của người dân một cách an toàn trong bối cảnh thay đổi liên tục và nhanh chóng như hiện giờ.
Cần xem xét các quy trình, quy định tạo điều kiện cho người nhập cư và người tị nạn được nhập cảnh trong trường hợp thiên tai và các trường hợp khẩn cấp khác, hơn là cấm biên hoàn toàn do COVID-19.
Lập bản đồ rủi ro dựa trên việc xem xét đầy đủ nội dung cần thiết, phối hợp cấp vùng/xuyên biên giới hiệu quả vì thiên tai không chừa biên giới hoặc chính trị. Nghiên cứu các giải pháp xuyên ngành như: cấp nước, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân; năng lượng; giáo dục; sức khỏe và dinh dưỡng; sinh kế; bảo trợ trẻ em và xã hội; nơi trú ẩn và nhà ở và các không gian công cộng mở.
Tăng cường hỗ trợ quốc tế cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình đang phải vật lộn để đối phó với sự bùng phát của bệnh dịch, cần sự quan tâm ngay và kịp thời nhằm bảo đảm an toàn và an sinh của công dân các nước. Một người dân bị đe dọa đồng nghĩa với việc công dân cả quốc gia đều bị đe dọa. Cần biết rằng chỉ một cá nhân thiếu ý thức có thể ảnh hưởng đến sức mạnh của tất cả chúng ta trong việc đối phó với COVID-19 và thiên tai.
Áp dụng cách tiếp cận phối hợp để hiểu rõ và giảm thiểu rủi ro xuyên biên giới và trong các chính phủ. COVID-19 đã chứng minh sự cần thiết của cách tiếp cận toàn chính phủ nhằm thúc đẩy và huy động sự tham gia của tất cả các Bộ liên quan, bao gồm cả các Cơ quan Quản lý Rủi ro Thiên tai Quốc gia.
Bắt đầu lập kế hoạch khôi phục ngay bây giờ để xây dựng thế giới của chúng ta tốt đẹp hơn. Chính quyền địa phương và quốc gia phải tính đến các nguy cơ và rủi ro sinh học trong các chiến lược Phòng chống thiên tai của quốc gia và địa phương (Mục tiêu (e) của khung Sendai). Những thách thức do đại dịch này sẽ là cơ sở để lập các kế hoạch mới và thiết kế mới nhằm đảm bảo các hệ thống công và tư có khả năng chống chịu tốt hơn trước các thảm họa trong tương lai./.
Các thiên tai liên quan đến nước trong tài liệu này có nghĩa là tất cả các loại thiên tai do nước gây ra. Các thiên tai này bao gồm mưa lớn, bão, lũ lụt, hạn hán, lở đất, dòng chảy bùn đá, sóng thần, triều cường, đất hóa lỏng, lũ do tràn hồ băng và các vụ ô nhiễm nước. Các thiên tai liên quan đến nước có số người bị ảnh hưởng lớn nhất (chiếm hơn 95%). Hơn 90% trong số 1.000 thiên tai lớn trong quá khứ có liên quan đến nước.
Tin bài cùng sự kiện
-
TIN CẢNH BÁO LŨ QUÉT, SẠT LỞ ĐẤT, SỤT LÚN ĐẤT DO MƯA LŨ HOẶC DÒNG CHẢY TRÊN KHU VỰC TỈNH CAO BẰNG (09/07/2025)
-
Chủ động ứng phó với mưa lớn, nguy cơ lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất. (09/07/2025)
-
Hà Nội: Chủ động phòng ngừa, ứng phó với thiên tai (09/07/2025)
-
Công điện số 4176/CĐ-BNNMT ngày 09/7/2025 v/v mở cửa xả đáy hồ thủy điện Hòa Bình và văn bản chỉ đạo an toàn hạ du (09/07/2025)
-
Ninh Bình: Sớm di dời các hộ dân khỏi khu vực ảnh hưởng bởi sạt lở đá (09/07/2025)
-
Đề phòng triều cường khu vực ven biển Đông Nam Bộ (09/07/2025)
-
Hà Nội kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp xã (09/07/2025)
-
Miền Bắc nắng nóng gay gắt trước khi đón mưa lớn (09/07/2025)
Tin bài cùng chuyên mục
-
TIN CẢNH BÁO LŨ QUÉT, SẠT LỞ ĐẤT, SỤT LÚN ĐẤT DO MƯA LŨ HOẶC DÒNG CHẢY TRÊN KHU VỰC TỈNH CAO BẰNG (09/07/2025)
-
Chủ động ứng phó với mưa lớn, nguy cơ lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất. (09/07/2025)
-
Hà Nội: Chủ động phòng ngừa, ứng phó với thiên tai (09/07/2025)
-
Công điện số 4176/CĐ-BNNMT ngày 09/7/2025 v/v mở cửa xả đáy hồ thủy điện Hòa Bình và văn bản chỉ đạo an toàn hạ du (09/07/2025)
-
Ninh Bình: Sớm di dời các hộ dân khỏi khu vực ảnh hưởng bởi sạt lở đá (09/07/2025)
-
Đề phòng triều cường khu vực ven biển Đông Nam Bộ (09/07/2025)
-
Hà Nội kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp xã (09/07/2025)
-
Miền Bắc nắng nóng gay gắt trước khi đón mưa lớn (09/07/2025)
Tin tức - sự kiện
- Xử lý hơn 1.000m3 đất đá tràn lấp mặt đường lên Cửa khẩu Cầu Treo
- Ứng phó bão số 1, hàng không đóng cửa 3 sân bay
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra chất lượng các công trình đê điều tại trước mùa mưa bão tại Thanh Hóa
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra thiệt hại do thiên tai tại Xín Mần (Hà Giang)
- Lễ ký kết: Ứng phó và phục hồi sau hạn hán và xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long
- Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai.
Video
Hình ảnh
Thông tin thời tiết
Ứng phó với biến đổi khí hậu
Phòng chống thiên tai
Tìm kiếm cứu nạn - cứu hộ
PC tại nạn thương tích
Công điện
Văn bản chỉ đạo
Hoạt động của BCĐ
Văn bản pháp quy
Hợp Tác Quốc Tế
Chương trình - Kế hoạch
Đề án - Dự án
Nhu cầu - Tiềm lực
Thông tin tuyên truyền
Phổ biến kiến thức
Liên kết Website
BẢN ĐỒ GOOGLE

ẢNH VỆ TINH

ẢNH RA ĐA

BẢN ĐỒ THỦY VĂN
