Họp ứng phó với áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão số 2

Ngày đăng: 12/08/2022

Sáng 11/8, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai tổ chức cuộc họp ứng phó với áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão số 2. Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai, Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai Nguyễn Văn Tiến chủ trì cuộc họp. Tham dự cuộc họp có đại diện một số Bộ, ngành như Bộ Nông nghiệp và PTNT (Tổng cục Phòng, chống thiên tai, Tổng cục Thủy sản, Tổng cục Thủy lợi, Cục Trồng trọt), Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Bộ Công an, Tập đoàn điện lực Việt Nam, Văn phòng Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và TKCN, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia,...


Ông Nguyễn Văn Tiến - Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai chủ trì cuộc họp

Tại cuộc họp, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, sáng nay, áp thấp nhiệt đới đã đi vào đất liền các tỉnh Quảng Ninh - Hải Phòng và dự kiến phát tin cuối cùng về cơn bão lúc 11h00 sáng nay. Dự báo, khu vực Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ và thủ đô Hà Nội tiếp tục mưa to đến 13h00 chiều nay sau đó thì giảm dần. Khu vực miền núi phía Bắc mưa kéo dài trong ngày mai. Ông Lâm lưu ý, mối nguy hiểm nhất hiện nay là gió hoàn lưu sau bão, gió Đông Nam vẫn còn mạnh ở cấp 6-7, khu vực neo đậu tàu thuyền cần hết sức chú ý. Nguy cơ cao xảy ra ngập úng ở khu vực đồng bằng, trũng thấp trong sáng nay. Vùng núi các tỉnh Tây Bắc và Bắc Trung bộ đề phòng nguy cơ cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất.

Ông Hoàng Phúc Lâm - Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia phát biểu tại cuộc họp

Cũng tại cuộc họp, Đại tá Nguyễn Đình Hưng - Trưởng phòng Cứu hộ, cứu nạn, Bộ Tham mưu, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng,cho biết: Trước 20h00 ngày 10/8, tất cả các phương tiện hoạt động trên biển từ Quảng Ninh đến Nam Định đã vào bờ neo đậu an toàn. Tạm ngừng cấp phép cho các phương tiện hoạt động du lịch trên biển. Trong đó yêu cầu 8 tàu du lịch với 183 khách đã đăng ký lưu trú ở các điểm đảo trên Vịnh Hạ Long hủy đăng ký tạm trú trên biển. Cũng theo Đại tá Nguyễn Đình Hưng, lực lượng biên phòng còn phối hợp với chính quyền địa phương để sắp xếp cho trên 7.000 phương tiện, với hơn 14.000 lao động neo đậu an toàn tại các bến từ Quảng Ninh đến Nam Định. Tính đến 6h00 sáng 11/8, khu vực được dự báo ảnh hưởng của bão số 2 chưa ghi nhận thiệt hại, chưa xảy ra các sự cố đối với tàu thuyền trên biển.

Đại tá Nguyễn Đình Hưng - Trưởng phòng Cứu hộ, cứu nạn, Bộ Tham mưu, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phát biểu tại cuộc họp

Phát biểu kết luận cuộc họp, ông Nguyễn Văn Tiến - Phó chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai cho biết công tác ứng phó với bão số 2 đã triển khai kịp thời, hiệu quả. Để ứng phó với mưa lớn và hoàn lưu của áp thấp nhiệt đới trong thời gian tới, ông Tiến đề nghị đối với tuyến biển, đảo, các đơn vị, chức năng cần thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết, thông báo đến chính quyền địa phương và người dân để chủ động kế hoạch khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội phù hợp khi đảm bảo an toàn.

Đối với khu vực đồng bằng và ven biển Bắc Bộ, các địa phương, đơn vị cần tiếp tục theo dõi thời tiết, sẵn sàng ứng phó với tình huống mưa lớn; kiểm tra hệ thống thoát nước, tổ chức tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp, khu trũng thấp, khu đô thị và khu công nghiệp...

Đối với miền núi phía Bắc, các địa phương cần chỉ đạo lực lượng xung kích rà soát, khơi thông các dòng chảy, các điểm bị tắc nghẽn trên các sông suối, kiểm tra rà soát, cắm biển cảnh báo khu vực nguy hiểm và canh gác, hướng dẫn người và phương tiện tham gia giao thông an toàn tại các trọng điểm xung yếu. Rà soát phương án sơ tán dân tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương châm “bốn tại chỗ” để chủ động, sẵn sàng ứng phó với tình huống xảy ra sạt lở, chia cắt. Triển khai phương án bố trí lực lượng, chuẩn bị vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố giao thông. Kiểm tra, rà soát, triển khai phương án đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ thủy lợi xung yếu xả lũ; bố trí lực lượng thường trực để sẵn sàng vận hành điều tiết và xử lý các tình huống.

Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia thường xuyên cập nhật, kịp thời cung cấp các bản tin dự báo, cảnh báo về mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất và khu vực bị ảnh hưởng, đảm bảo độ tin cậy, phục vụ hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành.

Các bộ, ngành theo chức năng nhiệm vụ được giao chủ động chỉ đạo triển khai các biện pháp ứng phó với mưa lũ sau bão. Duy trì lực lượng cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu, xử lý khi có yêu cầu.

Các cơ quan báo chí, truyền thông ở Trung ương và địa phương tăng cường thời lượng, kịp thời đưa tin về diễn biến mưa lũ sau bão và công tác chỉ đạo ứng phó./.

  • Tiêu đề *
  • Người gửi *
  • Email *
  • Nội dung bình luận *
  • Mã bảo vệ *
  • Gửi bình luận Đóng lại

Tin tức - sự kiện

Video

Hình ảnh

Thông tin thời tiết

Ứng phó với biến đổi khí hậu

Phòng chống thiên tai

Tìm kiếm cứu nạn - cứu hộ

PC tại nạn thương tích

Công điện

Văn bản chỉ đạo

Hoạt động của BCĐ

Văn bản pháp quy

Hợp Tác Quốc Tế

Chương trình - Kế hoạch

Đề án - Dự án

Nhu cầu - Tiềm lực

Thông tin tuyên truyền

Phổ biến kiến thức

Liên kết Website

BẢN ĐỒ GOOGLE

GOOGLE MAP

ẢNH VỆ TINH

SATELLITE IMAGE

ẢNH RA ĐA

RADA IMAGE

BẢN ĐỒ THỦY VĂN

HIDROLOGICAL IMAGE

Thống kế lượt truy cập