Họp giao ban ứng phó với bão số 9 và mưa lũ

Ngày đăng: 24/11/2018

Hồi 07 giờ ngày 24/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 9,8 độ Vĩ Bắc; 109,5 độ Kinh Đông, cách đảo Phú Quý khoảng 100km, cách Phan Thiết khoảng 190km, cách Vũng Tàu khoảng 240km, cách Bến Tre 300km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/giờ), giật cấp12. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 150km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh cấp 10, giật cấp 12 khoảng 50km.

Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây mỗi giờ đi được khoảng 10-15km. Đến 19 giờ ngày 24/11, vị trí tâm bão ở khoảng 9,9 độ Vĩ Bắc; 108,1 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển các tỉnh từ Bình Thuận đến Bến Tre. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/giờ), giật cấp 12. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 150km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh cấp 10, giật cấp 12 khoảng 50km.

Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây mỗi giờ đi được khoảng 10-15km và đi vào đất liền các tỉnh từ Bình Thuận đến Bến Tre với cường độ mạnh cấp 7-8 sau đó suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến 07 giờ ngày 25/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 10,3 độ Vĩ Bắc; 106,8 độ Kinh Đông, trên đất liền ven biển các tỉnh từ Bình Thuận đến Bến Tre. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 9. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 70km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới: (gió mạnh cấp 6 trở lên) từ vĩ tuyến 8,5 đến 12,5 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 112,5 độ Kinh Đông.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây và suy yếu dần thành một vùng áp thấp.

Cảnh báo mưa lớn: Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 9 kết hợp với không khí lạnh, từ nay đến 26/11 ở các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận, Nam Tây Nguyên và Đông Nam Bộ có mưa rất to (300-400mm/đợt); Bắc Tây Nguyên và Tây Nam Bộ có mưa to (100-200mm/đợt).

Cảnh báo lũ: Từ nay đến 27/11, trên các sông từ Quảng Trị đến Bình Thuận, các tỉnh miền Đông Nam Bộ và khu vực Tây Nguyên xuất hiện một đợt lũ. Đỉnh lũ trên các sông từ Quảng Trị đến Quảng Nam và khu vực Tây Nguyên khả năng ở mức BĐ1-BĐ2 và trên BĐ2; các sông từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận ở mức BĐ2-BĐ3 và trên BĐ3. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất vùng núi, ngập lụt vùng trũng thấp, đô thị tại các tỉnh trên. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1-2.

Để chủ động ứng phó với bão và mưa lũ, Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai họp giao ban công tác chỉ đạo điều hành vào sáng ngày 24/11/2018 do Ông Nguyễn Trường Sơn Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai kiêm Phó Chánh Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai chủ trì.

Các thành viên báo cáo tình hình triển khai các công tác ứng phó với bão và mưa lũ:       

  1. Tình hình tầu thuyền, lồng bè:

Hiện đã có 6 tỉnh đã ban hành lệnh cấm biển: Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu, Tp Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre.

Tính đến 09h sáng ngày 24/11, Theo báo cáo trực tiếp qua điện thoại của Văn phòng thường trực BCH PCTT&TKCN các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Tiền Giang và Trà Vinh, hiện nay không còn phương tiện hoạt động trong khu vực nguy hiểm.

2. Công tác di dời dân cư:

Đã có 04 tỉnh/thành phố có phương án, thời hạn cụ thể hoàn thành việc di dời dân cư: Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận) đã di dời xong 199 hộ/934 người; huyện Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh) dự kiến di dời 4.151 người (với gió cấp bão) và 1.928 người (với gió cấp ATNĐ) ; đối với tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu dự kiến di dời khi bão ảnh hưởng là 42.423 hộ/158.534 người.

3. Tình hình sản xuất nông nghiệp

- Khu vực Tây Nguyên: đã thu hoạch 88% diện tích lúa mùa, còn 17,8 ngàn ha.

- Khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ: đã thu hoạch được 66% diện tích lúa mùa, diện tích còn lại chưa thu hoạch khoảng 43,7 ngàn ha.

- Khu vực Đông Nam Bộ: đã thu hoạch được 21%, còn 75 ngàn ha lúa mùa.

- Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long: đã thu hoạch được 55% diện tích lúa Thu Đông, còn lại 328 ngàn ha.

4. Công tác vận hành hồ chứa:

Hồ chứa Thủy điện: Trong 159 hồ cập nhật thông tin vận hành, có 02 hồ xả điều tiết qua tràn: Hồ chứa Đrây Hlinh 1 xả 50m3/s, Đak Mi 4a: 03 m3/s. lưu lượng về hồ thủy điện các khu vực: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Duyên Hải miền Trung dao động nhẹ, các hồ vận hành bình thường.

Hồ chứa Thủy lợi: Trong khu vực ảnh hưởng có 09 hồ đang xả lũ: Ayun hạ (Gia Lai) xả 5 m3/s; Ea Soup Thượng (Đắc Lăk) xả 10 m3/s; Krông Buk Hạ (Đắc Lăk) xả 10 m3/s; Buôn Yông (Đắc Lăk) 5m3/s; Suối Dầu xả 35 m3/s, Cam Ranh xả 10 m3/s, Tà Rục (Khánh Hòa) xả 16 m3/s; Tân Giang (Ninh Thuận) xả 10 m3/s; Trà Co (Ninh Thuận) xả 5m3/s

Kết luận cuộc họp giao ban, Ông Nguyễn Trường Sơn đề nghị:

- Thực hiện nghiêm túc các Công điện của Thủ tướng Chính phủ; Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai về việc ứng phó với bão số 9 và mưa lũ;

- Công tác sơ tán dân, cấm biển: Khẩn trương sơ tán dân xong trước 12h00 ngày 24/11/2018; tổ chức cấm biển phù hợp với tình hình thực tế, thực hiện nghiêm khi có lệnh;

- Khẩn trương kiểm tra, rà soát việc chằng chống, gia cố nhà cửa, trụ sở, trường học, bệnh viện, các công trình công cộng, hạn chế thiệt hại do dông, lốc có thể xảy ra;

- Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng phương tiện cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu; bố trí lực lượng, nhân lực, vật tư, phương tiện để kịp thời ứng phó, di dời người dân khỏi khu vực nguy hiểm;

- Thường xuyên theo dõi và sẵn sàng ứng phó sạt lở bờ sông, bờ biển tại các khu vực xung yếu, bảo vệ các tuyến đê, kè biển bị sự cố, đang thi công;

- Các địa phương rà soát, kiểm tra theo phương án đã xây dựng đảm bảo sát với thực tế để chủ động ứng phó với bão, mưa lũ sau bão, giông, lốc xoáy khu vực Nam Bộ, nhất là những khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét; xử lý kịp thời sự cố đối với tuyến đê, kè biển bảo vệ trực tiếp khu dân cư đảm bảo an toàn, tính mạng và tài sản của người dân;

- Các tỉnh Trung Bộ và Tây Nguyên ảnh hưởng của hoàn lưu bão và không khí lạnh tập trung chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với mưa, lũ, ngập lụt và đảm bảo an toàn hồ chứa;

- Bộ Giao thông vận tải theo dõi, gsiám sát, đôn đốc các địa phương, các đơn vị liên quan để có phương án ứng phó và đảm bảo an toàn cho hành khách;

- Bộ Công thương chỉ đạo các địa phương, đơn vị liên quan sẵn sàng phương án ứng phó và kiểm tra ngay hệ thống thông tin liên lạc ở hạ du các hồ thủy điện. Tổng cục Thủy lợi kiểm tra phương án ứng phó trong tình huống khẩn cấp, hồ đầy nước, chuẩn bị xả, hạ du các hồ chứa có nguy cơ. Ứng trực 24/24h tại các hồ xung yếu; theo dõi chặt chẽ, đôn đốc các địa phương và các chủ hồ chủ động các biện pháp ứng phó. Bộ phận trực hồ tính toán tham mưu điều hành kịp thời;

- Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương tăng cường phát sóng các chương trình hướng dẫn, phổ biến kiến thức hướng dẫn biện pháp phòng, tránh, kỹ năng ứng phó các loại hình thiên tai, nhất là lũ, lũ quét, sạt lở đất, bão, giông, lốc xoáy…(phát các bộ phim về bão số 12 năm 2017 và mưa lũ sau bão số 8 năm 2018); đưa tin chính xác, kịp thời về tình hình và công tác chỉ đạo phòng, tránh, khắc phục thiên tai;

- Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh tăng cường cán bộ, phương tiện để nâng cao hiệu quả công tác trực ban, tham mưu ứng phó với bão, mưa lũ;

  • Tiêu đề *
  • Người gửi *
  • Email *
  • Nội dung bình luận *
  • Mã bảo vệ *
  • Gửi bình luận Đóng lại

Tin tức - sự kiện

Video

Hình ảnh

Thông tin thời tiết

Ứng phó với biến đổi khí hậu

Phòng chống thiên tai

Tìm kiếm cứu nạn - cứu hộ

PC tại nạn thương tích

Công điện

Văn bản chỉ đạo

Hoạt động của BCĐ

Văn bản pháp quy

Hợp Tác Quốc Tế

Chương trình - Kế hoạch

Đề án - Dự án

Nhu cầu - Tiềm lực

Thông tin tuyên truyền

Phổ biến kiến thức

Liên kết Website

BẢN ĐỒ GOOGLE

GOOGLE MAP

ẢNH VỆ TINH

SATELLITE IMAGE

ẢNH RA ĐA

RADA IMAGE

BẢN ĐỒ THỦY VĂN

HIDROLOGICAL IMAGE

Thống kế lượt truy cập