Hội nghị diễn đàn đối tác thiên tai Châu Á 2018 và Hội thảo tham vấn khu vực về chiến lược giảm thiểu rủi ro thiên tai

Ngày đăng: 19/12/2018

Từ 11-15/12/2018, tại Trung tâm Hội nghị của Liên Hợp quốc tại Thành phố Băng kok (Thái Lan), Cơ quan giảm thiểu thiên tai của LHQ (UNISDR) đã chủ trì Hội nghị Diễn đàn đối tác (IAP) về giảm thiểu thiên tai Châu Á nhằm tổng kết và chia sẻ kinh nghiệm về công tác giảm thiểu rủi ro thiên tai trong năm 2018 và Hội nghị tham vấn cấp vùng về việc xây dựng chiến lược giảm thiểu thiên tai trong khu vực. Hơn 100 đại biểu từ 23 cơ quan đầu mối quản lý thiên tai cấp quốc gia, các tổ chức quốc tế, đối tác phát triển, các tổ chức phi Chính phủ, đối tác nghiên cứu và khoa học công nghệ đã được mời tham gia Hội nghị.

Diễn đàn IAP năm 2018 gồm các mục tiêu chính: (i) Chia sẻ và cập nhật tiến trình, đặc biệt là các hoạt động triển khai Kế hoạch giảm thiểu rủi ro thiên tai (DRR) khu vực châu Á; (ii) Xác định các chủ đề DRR chính và mới xuất hiện trong khu vực; (iii) Xác định nhu cầu của các chính phủ trong việc thực hiện Khung hành động Sendai và sự đóng góp tiềm năng của các bên liên quan, các tổ chức quốc tế và các đối tác.

Ảnh đại biểu tham gia Hội nghị Đối tác giảm thiểu thiên tai Châu Á 2018 (Trung tâm Hội nghị Liên hợp quốc tại Băng kok)

Khai mạc Hội nghị Diễn đàn đối tác khu vực Châu Á- Thái Bình Dương (11-12/12/2018), Bà  Loretta Hieber-Girardet, Trưởng Văn phòng UNISDR khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, đã khai mạc và tham gia các phiên họp của Hội nghị. Trong bài phát biểu khai mạc, Bà Lorretta đã khẳng định và nhấn mạnh tầm quan trọng việc Đại hội đồng Liên hợp quốc ban hành Khung hành động Sendai nhằm tạo một Lộ trình chung quy mô toàn cầu cho các hoạt động giảm thiểu rủi ro, thảm họa thiên tai. Một bước tiến quan trọng tiếp sau là việc các Bộ trưởng quản lý thiên tai Châu Á đã ban hành Kế hoạch giảm thiểu rủi ro thiên tai vào năm 2016 tại Hội nghị Bộ trưởng về Quản lý thiên tai tại Ấn Độ. Tháng 7 vừa qua tại Ulaanbatar (Mông Cổ), kế hoạch hành động cấp khu vực giai đoạn 2018-2010 đã được đại diện từ các quốc gia thống nhất thông qua. Do vậy, Hội nghị đối tác lần này nhằm mục tiêu lớn nhất là xác định các hoạt động cụ thể để tăng tốc độ ban hành các kế hoạch giảm thiểu RRTT ở cấp địa phương, thể hiện cam kết của các Chính phủ đối với việc triển khai Khung Sendai tại các quốc gia.

Tham dự Hội nghị, đại diện Tổng cục Phòng, chống thiên tai đã chia sẻ về hoạt động triển khai Khung hành động Sendai tại Việt Nam, mong muốn Diễn đàn đối tác sẽ cung cấp các hướng dẫn kỹ thuật về lồng ghép nhiệm vụ cụ thể cũng như xác định và hỗ trợ các nguồn lực phù hợp để Kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp tại Việt Nam có tính khả thi thực hiện cao sau khi các Kế hoạch phòng, chống thiên tai được ban hành.

Đại diện các cơ quan đầu mối quản lý thiên tai khu vực Châu Á – TBD tham gia Diễn đàn

Tiếp sau Hội nghị Diễn đàn đối tác, UNISDR cũng tổ chức 01 hội thảo tham vấn cấp vùng từ 13-14/12/2018 nhằm xác định được các nhiệm vụ chính để các cơ quan đối tác cùng hợp tác trong việc triển khai Kế hoạch Châu Á về quản lý rủi ro thiên tai 2018-2020; đồng thời, xây dựng dự thảo 10 nội dung khuyến nghị các quốc gia cân nhắc khi triển khai các Kế hoạch giảm thiểu rủi ro cấp quốc gia và các địa phương, gồm: (i) Có khung thời gian, quy mô triển khai với các mục tiêu, chỉ số cụ thể; (ii) Có các mục tiêu cụ thể để chống phát sinh rủi ro mới; (iii) Có các mục tiêu cụ thể để giảm thiểu rủi ro hiện hữu; (iv) Có các mục tiêu nhằm tăng cường tính chống chịu về mặt xã hội, y tế và môi trường; (v) Xây dựng kế hoạch phải dựa trên kiến thức rủi ro và đánh giá cụ thể để xác định các rủi ro tại cấp địa phương và cấp quốc gia về kỹ thuật, tài chính và năng lực quản lý hành chính về quỉ ro thiên tai; (vi) Lồng ghép hoạt động rủi ro thiên tai vào hoạt động của các ngành; (vii) Hướng dẫn phân bổ nguồn lực ở tất cả các cấp hành chính để phát triển và thực hiện chiến lược GTRRTT ở tất cả các ngành; (viii) Tăng cường công tác chuẩn vị ứng phó và tích hợp hoạt động chuẩn bị ứng phó, giảm thiểu RRTT với các phương án phát triển để tăng cường tính chống chịu cho cộng đồng và các quốc gia; (ix) Thúc đẩy tính gắn kết giữa chính sách và giảm thiểu rủi ro thiên tai như phát triển bền vững, giảm thiểu đói nghèo và biến đổi khí hậu theo các cam kết Paris và mục tiêu phát triển bền vững; (x) Có cơ chế theo dõi, định kỳ đánh giá và báo cáo công khai quá trình thực hiện./.

(Theo báo cáo và tổng hợp của Văn phòng ISDR khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, tính đến 12/2018 hoạt động xây dựng khung chính sách về quản lý RRTT tại Khu vực Châu Á-  Thái Bình Dương như sau: có 5/38 quốc gia đã ban hành Chiến lược Quốc gia về giảm thiểu rủi ro thiên tai, thảm họa; 10/38 quốc gia đã ban hành các văn bản chính sách về giảm thiểu rủi ro; 23/38 quốc gia đã ban hành Kế hoạch cấp quốc gia; 1/38 quốc gia mới ban hành Lộ trình triển khai; 2/3/ quốc gia có  Kế hoạch tổng thể; 1/38 quốc gia có ban hành Sách trắng (white paper) về quản lý thiên tai; 4/38 quốc gia  có ban hành Khung hành động; 3/38 quốc gia chưa có quy định cụ thể về hoạt động giảm thiểu rủi ro thiên tai;

- Về thiệt hại do thiên tai từ năm 2000: Thế giới ghi nhận khoảng 670 sự kiện về thiên tai có ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng ( trong đó khoảng 44% xảy ra tại khu vực Châu Á-TBD); trung bình hơn 75.000 người chết/tháng (khoảng 60% tại Châu Á -TBD); khoảng nửa triệu người hàng ngày bị ảnh hưởng bởi thiên tai (85% tại Châu Á –TBD); Riêng năm 2018, thiệt hại về thiên tai ghi nhận kỷ lục khoảng 20% số người chết toàn cầu do các trận sóng thần, ngoài ra ghi nhận mức độ thiệt hại do lũ, động đất và vỡ đập. Trong năm 2017, có 61% số người trên tổng số 30,6 triệu người phải di chuyển do thiên tai bão và lũ, và 60% số người phải di chuyển năm trong khu vực Châu Á-TBD; Thiệt hại trung bình năm từ 2000 đến nay trên quy mô toàn cầu là 52 tý USD/năm).

  • Tiêu đề *
  • Người gửi *
  • Email *
  • Nội dung bình luận *
  • Mã bảo vệ *
  • Gửi bình luận Đóng lại

Tin tức - sự kiện

Video

Hình ảnh

Thông tin thời tiết

Ứng phó với biến đổi khí hậu

Phòng chống thiên tai

Tìm kiếm cứu nạn - cứu hộ

PC tại nạn thương tích

Công điện

Văn bản chỉ đạo

Hoạt động của BCĐ

Văn bản pháp quy

Hợp Tác Quốc Tế

Chương trình - Kế hoạch

Đề án - Dự án

Nhu cầu - Tiềm lực

Thông tin tuyên truyền

Phổ biến kiến thức

Liên kết Website

BẢN ĐỒ GOOGLE

GOOGLE MAP

ẢNH VỆ TINH

SATELLITE IMAGE

ẢNH RA ĐA

RADA IMAGE

BẢN ĐỒ THỦY VĂN

HIDROLOGICAL IMAGE

Thống kế lượt truy cập