Hà Nội: 21 hồ bị "xóa sổ" và hơn 150 ha diện tích mặt nước bị "bốc hơi"
Hà Nội: 21 hồ bị "xóa sổ" và hơn 150 ha diện tích mặt nước bị "bốc hơi"
Thứ hai, ngày 19 tháng 11 năm 2012 cập nhật lúc 03:45
Trong đồ án Quy hoạch xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, vấn đề tạo không gian xanh mang ý nghĩa quan trọng. Nhìn lại thời gian trước đó, kể từ năm 1990, Hà Nội có tới 21 hồ bị "xóa sổ" và hơn 150ha diện tích mặt nước bị "bốc hơi" là bài học quý giá để Hà Nội giữ hồ, cũng là giữ lại nét duyên riêng có của đất Hà thành.
Khó có ai quên Hồ Tây, kể từ năm 1987 đến nay đã "hao" 50 ha; hồ Trúc Bạch mất gần 1/4 diện tích. Từ 16 hồ (năm 1983), nay quận Đống Đa chỉ còn 12 hồ…
Ngay cả dòng sông Hồng huyết mạch cũng đang chịu tác động xấu từ vấn nạn xây dựng vô tổ chức. Những tầng tầng lớp lớp nhà bê tông trên bãi bờ phải đã hình thành một "công trình hướng dòng khổng lồ bất đắc dĩ". Theo GS.TS. Lương Phương Hậu (Viện Khoa học Thủy lợi) nhận định, hiện trạng này một mặt làm dâng cao mực nước lũ, mặt khác có thể ép dòng chủ lưu mùa lũ sang bờ trái, gây sạt lở nặng nề. Kết quả phân tích số liệu cao trình mặt bãi tại 25 mặt cắt ngang từ năm 1979 đến nay cho thấy, cao độ trung bình bãi sông hiện đã cao hơn 0,7 - 0,8 m ở bờ trái và khoảng 1 m ở bờ phải. Hiện tượng hạ thấp mực nước mùa kiệt là một loại thiên tai gây nhiều tổn thất không kém lũ lụt.
Qua nhiều nghiên cứu, PGS.TS. Trịnh Thị Thanh (ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng, Hà Nội nên tính đến biện pháp kè hồ theo hướng thân thiện với môi trường. Cụ thể là tạo các khung bê tông trống để hở đất cho cỏ và hoa. Việc này giúp cho hồ thực hiện được chu trình "hít thở" tự nhiên giữa môi trường đất.
Chính quyền các đô thị của Việt Nam, trong đó có Hà Nội cần có cách tiếp cận mới để phát triển đô thị xanh bền vững. Tại hội thảo "Tương lai đô thị Việt Nam - Hành động hôm nay", tổ chức tại Hà Nội vào cuối tháng 10/2012, bà Victoria Kwakwa - Trưởng đại diện Ngân hàng Thế giới tại nước ta cho rằng, Việt Nam cần tiếp cận kinh nghiệm quốc tế về phát triển đô thị bền vững. Chiến lược phát triển đô thị xanh của Việt Nam đúng hướng, nhưng cần cụ thể hóa thành giải pháp thiết thực hơn nữa.
Hà Nội được định hướng phát triển thành một đô thị xanh bền vững. Theo quy hoạch chung, về không gian mặt nước, Thủ đô Hà Nội sẽ giữ gìn và khôi phục hệ thống sông, hồ, đầm nước để cân bằng môi trường sinh thái, thiết lập các tuyến hành lang bảo vệ cho sông, hồ, đập thủy lợi… Muốn thế, những cách làm, lối ứng xử với môi trường sống, môi trường tự nhiên cần được xem xét, nhìn nhận nghiêm túc, khẩn trương hơn trên cơ sở khoa học.
(Nguồn: monre.gov.vn)
Tin bài cùng chuyên mục
- 22/3/2013 Hội thảo ASEM về quản lý nước và lưu vực sông (22/03/2013)
- Thái Nguyên đưa vào sử dụng nhiều công trình cấp nước sạch cho người dân nông thôn (14/01/2013)
- Người dân Hòa Định Tây (Phú Yên) mong mỏi nguồn nước sạch (14/01/2013)
- Dự án thủy điện Trung Sơn phát điện và kiểm soát lũ vùng hạ lưu sông Mã (14/01/2013)
- Bảo vệ cấp bách nguồn nước mặt tại Đồng Nai: Những biện pháp hạn chế ô nhiễm (14/01/2013)
Tin tức - sự kiện
- Xử lý hơn 1.000m3 đất đá tràn lấp mặt đường lên Cửa khẩu Cầu Treo
- Ứng phó bão số 1, hàng không đóng cửa 3 sân bay
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra chất lượng các công trình đê điều tại trước mùa mưa bão tại Thanh Hóa
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra thiệt hại do thiên tai tại Xín Mần (Hà Giang)
- Lễ ký kết: Ứng phó và phục hồi sau hạn hán và xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long
- Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai.