Công điện số 96/CĐ-TW hồi 22 giờ ngày 14/11/2013 về ATNĐ mạnh lên thành cơn bão số 15 (Podul)
BAN CHỈ ĐẠO PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO TRUNG ƯƠNG
- UỶ BAN QUỐC GIA TÌM KIẾM CỨU NẠN
ĐIỆN:
- Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Bình đến Cà Mau.
- Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và TKCN các Bộ: Quốc phòng, Ngoại giao, Giao thông vận tải, Công an, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, tối 14/11, sau khi đi vào vùng biển ngoài khơi các tỉnh Phú Yên – Bình Thuận áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão – cơn bão số 15 (Podul). Hồi 19 giờ, vị trí tâm bão ở vào khoảng 11,9 độ Vĩ Bắc; 111,4 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Phú Yên đến Bình Thuận khoảng 230km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10. Dự báo trong 6 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 25km và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến 01 giờ ngày 15/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 11,8 độ Vĩ Bắc; 109,8 độ Kinh Đông, trên vùng bờ biển các tỉnh Khánh Hòa - Bình Thuận. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (tức là từ 50 đến 61 km một giờ).
Để chủ động đối phó với diễn biến của bão số 15, Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương, Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn yêu cầu Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố và các Bộ, ngành:
1. Các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Bình đến Cà Mau và Kiên Giang thực hiện nghiêm nội dung Công điện số 94/CĐ-TW ngày 13/11/2013 và số 95/CĐ-TW ngày 14/11/2013 theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; tiếp tục thông báo cho các phương tiện đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động về nơi trú tránh thoát ra khỏi hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm.
2. Kiểm soát chặt chẽ tàu thuyền hoạt động ở ven biển, vùng cửa sông. Tổ chức hướng dẫn, sắp xếp neo đậu tàu thuyền đặc biệt các tàu nhỏ hoạt động ven bờ; kiểm tra và có phương án di chuyển đảm bảo cho lồng bè, nuôi trồng thủy sản. Kiên quyết không để người trên tàu, thuyền, lồng bè khi bão đổ bộ.
3. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để ứng cứu khi có yêu cầu;
4. Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương và Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn./.
Tin bài cùng chuyên mục
- Công điện số 15/CĐ-QG ngày 17/10/2023 về việc chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới gần bờ và mưa lớn (18/10/2023)
- Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả lũ quét tại Lào Cai và ứng phó mưa lũ ở miền núi, trung du Bắc... (13/09/2023)
- Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà thị sát và chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả do mưa lũ tại Lào Cai (13/09/2023)
- Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung phòng, chống, giảm thiệt hại do sạt lở đất, bờ sông, bờ biển và lũ quét (09/08/2023)
- Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ ở miền núi và trung du Bắc Bộ (07/08/2023)
- Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung ứng phó mưa lũ, sạt lở đất, bảo đảm an toàn hồ đập tại các tỉnh Tây Nguyên (06/08/2023)
- Đoàn công tác BCĐ QG PCTT khảo sát tình hình sạt lở tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. (02/08/2023)
- Tập trung khắc phục sạt lở đất tại đèo Bảo Lộc, chủ động ứng phó với mưa lớn khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ (31/07/2023)
Tin tức - sự kiện
- Xử lý hơn 1.000m3 đất đá tràn lấp mặt đường lên Cửa khẩu Cầu Treo
- Ứng phó bão số 1, hàng không đóng cửa 3 sân bay
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra chất lượng các công trình đê điều tại trước mùa mưa bão tại Thanh Hóa
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra thiệt hại do thiên tai tại Xín Mần (Hà Giang)
- Lễ ký kết: Ứng phó và phục hồi sau hạn hán và xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long
- Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai.