Công điện số 16/CĐ-TW hồi 7h00 ngày 31/7/2016 về cơn bão Nida
BAN CHỈ ĐẠO TWPCTT-UỶ BAN QUỐC GIA TKCN
ĐIỆN:
- Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Định và các tỉnh miền núi phía Bắc;
- Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các Bộ: Quốc phòng, Giao thông Vận tải, Ngoại giao, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và PTNT.
- Đài Truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Hệ thống Đài Thông tin duyên hải.
Theo tin từ Trung tâm dự báo KTTV Trung ương, hồi 02h ngày 31/7, vị trí tâm bão gần biển Đông (tên quốc tế Nida) ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 123,9 độ Kinh Đông, cách đảo Lu Dông khoảng 200km về phía Đông, sức gió mạnh nhất ở vùng gần bão mạnh cấp 9, giật cấp 10-11. Dự báo trong 24h tới, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km và còn tiếp tục mạnh thêm. Đến 01 giờ ngày 01/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,6 độ Vĩ Bắc; 120,1 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc đảo Lu Dông, sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, giật cấp 14-15. Do ảnh hưởng của bão, từ sáng ngày 01/8, vùng biển phía Đông Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 8-10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11-13, giật cấp 14-15, biển động dữ dội.
Để chủ động đối phó với diễn biến của bão, BanChỉ đạo TWPCTT - Ủy ban QG TKCN đề nghị Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh/thành phố, các Bộ, ngành chỉ đạo thực hiện một số công việc sau:
1. Đối với khu vực trên biển:
- Thông báo cho chủ các phương tiện đang hoạt động trên biển biết vị trí và diễn biến của bão để chủ động điều chỉnh kế hoạch sản xuất và các biện pháp phòng tránh phù hợp.
- Thường xuyên theo dõi diễn biến của bão trên các phương tiện thông tin đại chúng, giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.
- Bộ Tư lệnh Bộ đôi Biên phòng chỉ đạo các biên phòng tuyến biển triển khai ngay việc thông báo, kiểm đếm tàu thuyền, hướng dẫn không đi vào khu vực nguy hiểm. Khu vực nguy hiển trong 24 giờ tiếp theo được xác định từ Bắc vĩ tuyến 15 và Đông kinh tuyến 115 (vùng nguy hiểm sẽ được điều chỉnh tùy theo diễn biến của bão).
2. Đối với khu vực miền núi phía Bắc: Theo dõi sát biễn biến của bão, chủ động điều tiết các hồ chứa, đảm bảo an toàn công trình và hạ du; đồng thời chỉ đạo rà soát các phương án phòng chống mưa, lũ, lũ quét do ảnh hưởng của hoàn lưu bão.
3. Duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu.
4. Tổ chức trực ban nghiêm túc và thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ đạo TWPCTT và Ủy ban Quốc gia TKCN./.
Tin bài cùng chuyên mục
- Công điện số 15/CĐ-QG ngày 17/10/2023 về việc chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới gần bờ và mưa lớn (18/10/2023)
- Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả lũ quét tại Lào Cai và ứng phó mưa lũ ở miền núi, trung du Bắc... (13/09/2023)
- Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà thị sát và chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả do mưa lũ tại Lào Cai (13/09/2023)
- Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung phòng, chống, giảm thiệt hại do sạt lở đất, bờ sông, bờ biển và lũ quét (09/08/2023)
- Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ ở miền núi và trung du Bắc Bộ (07/08/2023)
- Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung ứng phó mưa lũ, sạt lở đất, bảo đảm an toàn hồ đập tại các tỉnh Tây Nguyên (06/08/2023)
- Đoàn công tác BCĐ QG PCTT khảo sát tình hình sạt lở tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. (02/08/2023)
- Tập trung khắc phục sạt lở đất tại đèo Bảo Lộc, chủ động ứng phó với mưa lớn khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ (31/07/2023)
Tin tức - sự kiện
- Xử lý hơn 1.000m3 đất đá tràn lấp mặt đường lên Cửa khẩu Cầu Treo
- Ứng phó bão số 1, hàng không đóng cửa 3 sân bay
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra chất lượng các công trình đê điều tại trước mùa mưa bão tại Thanh Hóa
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra thiệt hại do thiên tai tại Xín Mần (Hà Giang)
- Lễ ký kết: Ứng phó và phục hồi sau hạn hán và xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long
- Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai.