Các địa phương không chủ quan trong ứng phó với bão số 16
“Các địa phương không chủ quan trong ứng phó với bão số 16” là yêu cầu của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT – Trưởng ban Chỉ đạo TW về PCTT Nguyễn Xuân Cường tại cuộc họp trực tuyến với địa phương các tỉnh từ Quảng Nam đến Cà Mau diễn ra tại Hà Nội sáng 23/12.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, Trưởng ban Chỉ đạo TW về PCTT
Bão số 16 với tên gọi quốc tế Tem-bin là cơn bão mạnh, di chuyển nhanh, phạm vi ảnh hưởng hầu hết khu vực quần đảo Trường Sa và khu vực Nam Bộ. Ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, bão số 16 dự kiến sẽ vào biển Đông đêm nay. Dự báo từ đêm ngày 25 đến rạng sáng ngày 26 tháng 12 bão sẽ ảnh hưởng đến đất liền các tỉnh Nam bộ. Khu vực ảnh hưởng gió mạnh của bão là Nam Bình Thuận đến Bà Rịa Vũng Tàu, và có thể bão đổ bộ đến Cà Mau.
Báo cáo của các địa phương cho thấy, việc sơ tán dân kêu gọi tàu thuyền ra khỏi vùng nguy hiểm của bão đang được triển khai quyết liệt.
Theo ông Trần Quang Hoài, Ủy viên thường trực Ban Chỉ đạo TW về PCTT, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai, theo các kịch bản ứng phó bão có thể phải sơ tán khoảng 234 nghìn hộ dân với gần 1 triệu người sơ tán để tránh bão; đây là khu vực nhiều tàu thuyền hoạt động trên biển, đặc biệt nhiều tàu nhỏ hoạt động ven bờ có chất lượng không bảo đảm an toàn (Riêng từ ngày 21 - 22/12/2017 đã có 9 vụ tai nạn, sự cố tàu thuyền trên biển). Tổng số tàu thuyền các tỉnh từ Quảng Nam đến Cà Mau – Kiên Giang là 67.507 tàu.
Thiếu tướng Lê Mạnh Tiến, Phó chánh văn phòng Ủy ban Tìm kiếm cứu nạn quốc gia – Phó cục trưởng Cục cứu hộ cứu nạn Bộ Tổng tham mưu cho biết:
Về lực lượng phương tiện đã huy động 137 nghìn cán bộ chiến sĩ, với 4 nghìn 429 phương tiện các loại. Đã yêu cầu các đơn vị sẵn sàng lực lượng phương tiện tập trung sơ tán tàu thuyền, sơ tán dân, chằng chống nhà cửa. Đề nghị các địa phương phối hợp chặt chẽ với các lực lượng của quân đội và kiên quyết kêu gọi tàu thuyền về nơi tránh trú an toàn.
Quang cảnh làm việc tại phòng điều hành của Ban chỉ đạo TW về PCTT
Kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường nêu rõ: các địa phương không chủ quan trong ứng phó với bão số 16, tiếp tục kêu gọi tàu thuyền, sơ tán dân ra khỏi khu vực nguy hiểm. Đây là cơn bão trái mùa với cấp độ và cường độ rất lớn lại đổ bộ vào vùng kinh tế trọng điểm rất ít đón bão trong khi khả năng thích ứng với bão ở khu vực này chưa cao nhưng có nhiều hoạt động kinh tế trên biển như: khai thác nuôi trồng thủy sản, hoạt động về giao thông vận tải, hoạt động du lịch. Đặc biệt là khu vực này vừa qua đã chịu nhiều ảnh hưởng của bão số 12 còn nhiều tổn thương chưa kịp khắc phục về cơ sở hạ tầng, nhà dân, nếu chủ quan thiệt hại sẽ rất nặng nề. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường yêu cầu, Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương theo dõi sát diễn biến bão, phối hợp với các cơ quan truyền thông tăng cường thời lượng phát thông tin về bão và thông kịp thời phục vụ công tác tham mưu ứng phó bão của Ban chỉ đạo và các địa phương. Đồng thời huy động các lực lượng cứu hộ cứu nạn hiệp đồng với các địa phương kêu gọi tàu thuyền và ứng trực tại các trọng điểm xung yếu sơ tán dân và ứng phó khi xảy ra tình huống xấu.
Ngay sau cuộc họp này, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai sẽ phân công các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai phối hợp với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố triển khai các đoàn công tác đến địa bàn xung yếu để kiểm tra, rà soát phương án ứng phó với bão theo phương châm "4 tại chỗ"; đặc biệt cần tăng cường công tác thông tin truyền thông ứng phó với bão, trong đó sẵn sàng phương án nhắn tin đến cộng đồng về diễn biến của bão và nước biển dâng. Tổng cục phòng chống thiên tai tổng hợp báo cáo về bão Tembin để báo cáo Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ có sự chị đạo kịp thời.
Tin bài cùng sự kiện
- Công an tỉnh mở lớp đào tạo lái xuồng máy cho cán bộ chiến sĩ Công an tỉnh. (23/11/2024)
- Xe chở rác rơi xuống sông Hữu Trạch khiến 02 người mất tích (23/11/2024)
- Tập huấn công tác ứng phó biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự cho Công an cấp... (23/11/2024)
- Thiệt hại do thiên tai năm 2024 gấp hơn 9 lần so với năm 2023 (23/11/2024)
- Dự báo thời tiết ngày 23/11: Trung Bộ mưa to (23/11/2024)
- Công bố tình huống khẩn cấp sạt lở đê hữu Bùi (23/11/2024)
- Nhiệt độ xuống 2 độ C, đỉnh Fansipan xuất hiện sương muối (23/11/2024)
- Quảng Nam: Xảy ra 2 trận động đất ở huyện Nam Trà My (23/11/2024)
Tin bài cùng chuyên mục
- Bộ trưởng Lê Minh Hoan kiểm tra tình trạng sạt lở bờ sông Thao (09/08/2023)
- Bão Doksuri ít khả năng đi vào Biển Đông (24/07/2023)
- Các tỉnh miền núi phía Bắc chủ động ứng phó với lũ quét, sạt lở đất (29/06/2023)
- Quảng Ninh: Một nam sinh tử vong khi tham gia Hội bơi vượt sông truyền thống (27/06/2023)
- Bão số 3 diễn biến bất thường (02/08/2019)
- Ứng phó với ATNĐ đã mạnh lên thành bão (31/07/2019)
- Công điện số 10/CĐ-V01 của Văn phòng Bộ Công an về việc ứng phó với mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất (13/12/2018)
- Miền Trung khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ (11/12/2018)
Tin tức - sự kiện
- Xử lý hơn 1.000m3 đất đá tràn lấp mặt đường lên Cửa khẩu Cầu Treo
- Ứng phó bão số 1, hàng không đóng cửa 3 sân bay
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra chất lượng các công trình đê điều tại trước mùa mưa bão tại Thanh Hóa
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra thiệt hại do thiên tai tại Xín Mần (Hà Giang)
- Lễ ký kết: Ứng phó và phục hồi sau hạn hán và xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long
- Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai.