Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 30/7/2023

Ngày đăng: 31/07/2023

BÁO CÁO NHANH

Công tác phòng, chống thiên tai ngày 30/7/2023

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, THIÊN TAI

  1. Tin dự báo mưa lớn ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ; cảnh báo mưa dông và mưa lớn cục bộ, lốc, sét, gió giật mạnh ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và khu vực từ Ninh Thuận đến Bình Thuận

Từ ngày 31/7 đến đêm 01/8, khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có mưa rất to với lượng mưa 50-100mm, có nơi trên 170mm; khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Ninh Thuận và Bình Thuận có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa 20-40mm, có nơi trên 70mm (mưa tập trung vào chiều tối và đêm). Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, và gió giật mạnh.

Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét, mưa đá: Cấp 1.

  1. Tin dự báo gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên biển

Ngày và đêm 31/7, vùng biển từ Bình Định đến Cà Mau, khu vực Giữa và Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 7-8, biển động, sóng biển cao 2,0-4,0m.

Ngày và đêm 01/8, vùng biển từ Bình Định đến Cà Mau, khu vực Giữa và Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió Tây Nam mạnh cấp 5-6, giật cấp 7-8, biển động, sóng biển cao 2,0-3,0m

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển: cấp 2.

  1. Tình hình mưa

Mưa ngày (19h/29/7-19h/3029/7): Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến từ 50-80mm,  một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Cam Đường (Lào Cai) 129mm; Thuận Hà (Đăk Nông) 216mm; đèo Bảo Lộc (Lâm Đồng) 201mm; Quảng Thành (Đắk Nông); B’La (Lâm Đồng) 173mm; Đồng Nai (Bình Phước) 123mm; Tri Tôn (An Giang) 130mm.

Mưa đêm (19h/30/7-07h/31/7): Khu vực miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ rải rác có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến từ 30-60mm; một số trạm có lượng mưa lớn như: Bảo Nhai (Lào Cai) 65mm; Linh Hồ (Hà Giang) 66mm; Vĩnh Bảo (Hải Phòng) 81mm; Đa Huoai (Lâm Đồng) 76mm.

Mưa 3 ngày (19h/27/7-19h/30/7): Khu vực miền núi phía Bắc, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, tổng lượng mưa phổ biến từ 90-160mm; một số trạm có tổng lượng mưa lớn hơn như: Cam Đường (Lào Cai) 220mm; Gia An (Bình Thuận) 216mm; đèo Bảo Lộc (Lâm Đồng) 299mm; Quảng Thành (Đăk Nông) 280mm; Rạch Giá (Kiên Giang) 241mm; Tà Pao (Bình Thuận) 234mm; Vĩnh Châu (Sóc Trăng) 221mm.

  1. Tin động đất

Từ 8h ngày 30/7 đến 7h ngày 31/7, đã xảy ra 02 trận động đất tại huyện Kon Plông, Kon Tum (11h56’) và huyện Quỳnh Nhai, Sơn La (12h45’) với độ lớn 2,5, độ sâu chấn tiêu khoảng 6.2-8.2km.

II. TÌNH HÌNH THUỶ VĂN

  1. Các sông khu vực Bắc Bộ

- Mực nước sông Hồng tại Hà Nội và mực nước sông Thái Bình tại Phả Lại biến đổi chậm và chịu ảnh hưởng của thuỷ triều. Lúc 07h/310/7 mực nước trên sông Hồng tại trạm Hà Nội là 1,52m; trên sông Thái Bình tại Phả Lại là 0,5641m.

- Dự báo: Đến 07h/31/7 mực nước tại trạm Hà Nội có khả năng ở mức 1,65m; trong 36h tới mực nước tại Phả Lại cao nhất có khả năng ở mức 0,95m và thấp nhất ở mức 0,1m.

  1. Các sông khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên

Mực nước các sông ở Trung Bộ biến đổi chậm, mực nước hạ lưu các sông dao động theo thủy triều và điều tiết hồ chứa.

Riêng mực nước sông Cam Ly tại Lâm Đồng trên BĐ3 0,44m; mực nước tại trạm thủy văn Đăk Nông trên BĐ3 0,30m; mực nước sông La Ngà tại Phú Hiệp tiếp tục lên trong trong 24 giờ tới, có khả năng đạt mức 105,70m cao hơn 0,20m so với mức BĐ2.

  1. Các sông Nam Bộ

- Sông Cửu Long: mực nước cao nhất ngày 30/7/2023 trên sông Tiền tại Tân Châu 1,64m; trên sông Hậu tại Châu Đốc 1,67m. Dự báo: Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long dao động theo triều. Đến ngày 02/8 mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 1,67m tại Châu Đốc ở mức 1,77m.

- Sông Đồng Nai: hồi 1h00/31/7 mực nước tại trạm Tà Lài ở mức 113,44 trên BĐ3 0,44m. Dự báo: Mực nước sông Đồng Nai tại Tà Lài tiếp tục ở mức cao, khả năng đạt đỉnh lũ ở mức 114m trong ngày 31/07 trên BĐ3 1m.

III. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA, ĐÊ ĐIỀU

  1. Hồ chứa trên hệ thống sông Hồng

Tên hồ

Thời gian

Htl (m)

Hhl (m)

Qvào (m3/s)

Qra (m3/s)

HCP(m)

(từ 20/7 ÷ 21/8)

Sơn La

7h

30/7

192,93

110,8

675

0

197,3

31/7

193,4

110,97

812

0

Hòa Bình

7h

30/7

97,75

8,65

835

370

101,0

31/7

97,48

8,06

309

309

Tuyên Quang

7h

30/7

99,25

47,49

127

0

105,2

31/7

99,68

47,60

374

0

Thác Bà

7h

30/7

47,77

20,75

167

0

56,0

31/7

47,87

20,75

310

0

  1. Tình hình đê điều

Trong ngày trực ban không nhận được thông tin về sự cố đê điều xảy ra đối với các tuyến đê đã được Bộ quyết định phân loại, phân cấp.

IVTÌNH HÌNH THIỆT HẠI

Theo báo cáo nhanh của Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh Bình Thuận, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Bà Rịa-Vũng Tàu, An Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau mưa lớn, sạt lở, dông, lốc xảy ra từ ngày 29-30/7 đã gây thiệt hại:

- Về người: 05 người chết (Lâm Đồng 03, Bình Thuận 01, Bạc Liêu 01); 01 người bị vùi lấp (Lâm Đồng);

- Về nhà: 89 nhà sập, 446 bị hư hại, tốc mái;

- Về nông nhiệp: 3.869 ha lúa (Bình Thuận 1.200 ha; Đắk Lắk 2.256 ha, An Giang 413ha); 184,8 ha hoa màu (Đắk Lắk) bị ngập;

- Về chăn nuôi và thuỷ sản: 31 con gia súc, 275 con gia cầm bị chết; 12ha thủy sản thiệt hại;

- Về sạt lở: 05 vị trí quốc lộ, nhiều tuyến đường giao thông nông thôn bị sạt lở, hư hại. Đặc biệt, tại quốc lộ 20 (đèo Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) bị sạt lở gây ách tắc giao thông.

V. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ỨNG PHÓ

  1. Trung ương

- Thủ tướng Chính phủ đã có công điện số 691/CĐ-TTg ngày 31/7/2023 về việc tập trung khắc phục sạt lở đất tại đèo Bảo Lộc, chủ động ứng phó với mưa lớn khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ;

- Ngày 31/7/2023 Đoàn công tác của Chính phủ do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang làm trưởng đoàn để kiểm tra và chỉ đạo công tác ứng phó, khắc phục hậu quả do mưa lũ, sạt lở đất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;

- Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về PCTT đã có công điện số 06/CĐ-QG gửi các tỉnh khu vực miền Trung, Tây Nguyên ứng phó với mưa lớn, công điện số 07/CĐ-QG gửi tỉnh Đồng Nai về ứng phó lũ trên sông Đồng Nai, Văn bản số 286/VPTT gửi BCH PCTT&TKCN tỉnh Lâm Đồng về việc ứng phó, khắc phục hậu quả do mưa lớn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

- Bộ Công an đã có công điện số 04/CĐ-V01 ngày 30/7/2023 về việc tập trung tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả sạt lở đất tại đèo Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.

- Tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai, chuyển các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai tới các địa phương để triển khai các biện pháp ứng phó.

  1. Địa phương

- Tỉnh Lâm Đồng:

+ Các lực lượng (hơn 200 nhân viên cứu hộ cùng 20 máy xúc, máy ủi) tích cực phối hợp tìm kiếm cứu người bị nạn, tổ chức điều tiết, phân luồng giao thông, giải toả khối lượng đất đá sạt lở.

+ Tổ chức di dời người dân và tài sản đến nơi an toàn, tập trung khắc phục sạt lở đảm bảo giao thông trên địa bàn. Các vị trí sạt lở trên các tuyến giao thông nội huyện đã được khắc phục và thông suốt.

- Tỉnh Bình Thuận, Đắk Lắk tập trung ứng cứu lúa hè thu bị ngập, ứng; cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn, nội đồng phục vụ sản xuất.

- Các địa phương tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai, chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.

VI. CÁC CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO

  1. Tỉnh Lâm Đồng

- Thực hiện nghiêm Công điện số 591/CĐ-TTg ngày 29/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tập trung khắc phục hậu quả sạt lở đất tại tỉnh Lâm Đồng và chủ động ứng phó sạt lở trong mùa mưa lũ.

- Huy động lực lượng, phương tiện khẩn trương khắc phục các điểm sạt lở, vùi lấp để kịp thời thông tuyến giao thông trên tuyến Quốc lộ 20 đoạn qua đèo Bảo Lộc; tổ chức lắp đặt các biển cảnh báo, chỉ dẫn tại những vị trí bị sạt lở và các khu vực có nguy cơ cao sạt lở; bố trí lực lượng hướng dẫn, điều tiết giao thông đối với người và phương tiện di chuyển qua tuyến quốc lộ 20.

- Kiểm tra, rà soát, phát hiện và xử lý kịp thời các khu vực có nguy cơ sạt lở nhằm bảo đảm an toàn giao thông thông suốt trên tuyến quốc lộ 20 và các trục giao thông chính trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

  1. Các tỉnh/thành phố khu vực miền Trung, Tây Nguyên

- Theo dõi chặt chẽ tình hình mưa lũ, tổ chức lực lượng kiểm tra, rà soát các khu dân cư, khu vực đường giao thông có nguy cơ sạt lở để chủ động di dời, sơ tán; tổ chức canh gác tại các khu vực ngầm tràn, khu vực đang bị sạt lở, vùi lấp và khu vực ngập sâu để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.

- Thực hiện nghiêm túc công điện số 607/CĐ-TTg ngày 01/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về chủ động phòng, chống sạt lở, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân trước và trong mùa mưa lũ và công điện số 06/CĐ-VPTT gửi Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh miền Trung và Tây Nguyên về việc ứng phó với mưa lớn.

- Ban chỉ huy PCTT các cấp cần khẩn trương rà soát ngay phương án ứng phó với mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất theo phương châm “4 tại chỗ” để chủ động, sẵn sàng ứng phó với các đợt thiên tai trong thời gian tới.

3. Tổ chức trực ban, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn./.

  • Tiêu đề *
  • Người gửi *
  • Email *
  • Nội dung bình luận *
  • Mã bảo vệ *
  • Gửi bình luận Đóng lại

Tin tức - sự kiện

Video

Hình ảnh

Thông tin thời tiết

Ứng phó với biến đổi khí hậu

Phòng chống thiên tai

Tìm kiếm cứu nạn - cứu hộ

PC tại nạn thương tích

Công điện

Văn bản chỉ đạo

Hoạt động của BCĐ

Văn bản pháp quy

Hợp Tác Quốc Tế

Chương trình - Kế hoạch

Đề án - Dự án

Nhu cầu - Tiềm lực

Thông tin tuyên truyền

Phổ biến kiến thức

Liên kết Website

BẢN ĐỒ GOOGLE

GOOGLE MAP

ẢNH VỆ TINH

SATELLITE IMAGE

ẢNH RA ĐA

RADA IMAGE

BẢN ĐỒ THỦY VĂN

HIDROLOGICAL IMAGE

Thống kế lượt truy cập