Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 01/9/2023

Ngày đăng: 03/09/2023

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, THIÊN TAI

1. Tin bão trên biển Đông (Cơn bão số 3 – bão SAOLA)

Hồi 04 giờ ngày 02/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,8 độ Vĩ Bắc; 113,1 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13 (118-149km/h), giật cấp 15, di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 15 km/h.

Dự báo trong 24h tới: Bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 10-15 km/h; Sức gió mạnh nhất vùng tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 11.

Vùng nguy hiểm 24 giờ tới: phía Bắc vĩ tuyến 19,5; 108,5-115,5 độ kinh Đông.

2. Tin gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên biển

Ngày và đêm 02/9, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 9-11, vùng gần tâm bão cấp 12-14, giật cấp 17, sóng biển cao từ 2,0-4,0m, vùng gần tâm bão 5,0-7,0m, biển động dữ dội; khu vực giữa Biển Đông và vùng biển phía Bắc khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Bắc quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Ninh Thuận đến Bà Rịa-Vũng Tàu cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9, sóng biển cao từ 2,0-4,0m, biển động mạnh; vùng biển từ Bến Tre-Cà Mau, từ Cà Mau-Kiên Giang, vịnh Thái Lan và vùng biển phía Nam khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 5-6, giật cấp 7, sóng biển cao từ 1,5-2,5m, biển động. Ngoài ra, vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc Biển Đông có mưa bão; vùng biển từ Bình Định đến Cà Mau và vùng biển phía Nam khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa), khu vực Giữa Biển Đông và vùng biển phía Bắc khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) có mưa rào và dông mạnh. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển: cấp 2; vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc Biển Đông: cấp 3.

3Tin dự báo mưa lớn ở khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ

Ngày và đêm 02/9, khu vực Nam Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có dông với lượng mưa từ 30-70mm, có nơi trên 120mm; khu vực Bắc Tây Nguyên và miền Tây Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa 10-30mm, có nơi trên 70mm (thời gian mưa tập trung vào chiều và đêm).

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét, mưa đá: cấp 1.

4. Tình hình mưa

Mưa ngày (19h/31/8-19h/01/9): Khu vực Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa,  mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến từ 20-60mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Măng Bút (Kon Tum) 113mm; Giang Sơn (Đắk Lắk) 153mm; Buôn Trấp (Đắk Lắk) 110m; Đắk Ru (Đắk Nông) 118mm; Lộc Tân (Lâm Đồng) 99mm; Phước Long (Bình Phước) 143mm.

Mưa đêm (19h/01/9-07h/02/9): Khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa, lượng mưa phổ biến dưới 20mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Sơn Lập (Quảng Ngãi) 43mm; xã Bok-Tới (Bình Định) 103mm; xã Dak-Mang (Bình Định) 82mm; Đèo Bảo Lộc (Lâm Đồng) 48mm; Thới Bình (An Giang) 47mm.

Mưa 3 ngày (19h/29/8-19h/01/9): Các khu vực trên cả nước có mưa, tổng lượng mưa phổ biến từ 50-120mm, một số trạm có tổng lượng mưa lớn hơn như: Cồn Cỏ (Quảng Trị) 169mm; Phổ Phong (Quảng Ngãi) 185mm; Đắk Nông (Đắk Nông) 205mm; Krông Nô (Đắk Lắk) 183m; Quảng Tín (Đắk Nông) 199mm;  Đam Rông (Lâm Đồng) 204mm; Bù Nho (Bình Phước) 189mm.

II. TÌNH HÌNH TÀU THUYỀN

Theo báo cáo của Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng tính đến 06h00 ngày 02/9, đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 53.329 phương tiện/226.037 người biết diễn biến, hướng đi của bão để chủ động phòng tránh, cụ thể:

+ Hoạt động ở khu vực Bắc Biển đông và Hoàng Sa: 389 tàu/2.819 người.

+ Hoạt động ở khu vực khác: 5.719 tàu/28.374 người.

+ Neo đậu tại các bến: 47.221 tàu/194.844 người.

+ Không có phương tiện nằm trong khu vực nguy hiểm.

III. TÌNH HÌNH THUỶ VĂN

1. Các sông khu vực Bắc Bộ

- Mực nước sông Hồng tại Hà Nội và mực nước sông Thái Bình tại Phả Lại biến đổi chậm và chịu ảnh hưởng của thuỷ triều. Lúc 07h/02/9 mực nước trên sông Hồng tại trạm Hà Nội là 2,54m; trên sông Thái Bình tại Phả Lại là 1,37m.

- Dự báo: Đến 7h/03/9 mực nước tại trạm Hà Nội có khả năng ở mức 2,55m; trong 36 giờ tới, mực nước tại Phả Lại cao nhất có khả năng ở mức 1,90m và thấp nhất ở mức 0,90m.

2. Các sông khu vực Trung Bộ

Mực nước các sông ở Trung Bộ biến đổi chậm, mực nước hạ lưu các sông dao động theo thủy triều và điều tiết hồ chứa.

3. Các sông Nam Bộ

- Mực nước lúc 07h/02/9 tại trạm Kratie (sông Mê Công) ở mức 16,40m thấp hơn TBNN cùng kỳ 2,36m.

- Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long đang lên theo triều, mực nước cao nhất ngày 01/9 trên sông Tiền tại Tân Châu là 2,26m; trên sông Hậu tại Châu Đốc là 2,29m.

- Dự báo: Trong 1-2 ngày tới, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long tiếp tục lên sau đó xuống theo triều. Đến ngày 05/9, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 2,01m và tại Châu Đốc ở mức 2,05m

IV. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA, ĐÊ ĐIỀU

1. Hồ chứa trên hệ thống sông Hồng

Tên hồ

Thời gian

Htl (m)

Hhl (m)

Qvào (m3/s)

Qra (m3/s)

Sơn La

7h

01/9

206,65

115,91

2.542

1.786

02/9

206,69

114,60

2.181

1.170

Hòa Bình

7h

01/9

112,77

11,85

2.331

2.166

02/9

112,97

11,86

3.432

2.222

Tuyên Quang

7h

01/9

113,25

50,25

634

634

02/9

113,13

50,21

635

635

Thác Bà

7h

01/9

53,17

20,75

225

0

02/9

53,27

20,75

185

0

2. Tình hình đê điều

Trong ngày trực ban không nhận được thông tin về sự cố đê điều xảy ra đối với các tuyến đê đã được Bộ quyết định phân loại, phân cấp.

V. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ỨNG PHÓ

1. Trung ương

- Ngày 31/8/2023, Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai đã có Công điện số 10/CĐ-QG gửi các Ban chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Quãng Ngãi và các bộ, ngành về việc chủ động ứng phó với diễn biến bão số 3 (SAOLA).

- Ngày 29/8/2023, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai có Công điện số 09/CĐ-QG hồi 10h30 gửi các Ban chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh và các bộ, ngành về việc chủ động ứng phó diễn biến bão SAOLA.

- Ngày 29/8/2023, Văn phòng UBQG ƯPSCTT&TKCN đã ban hành Công điện số 26/TK, Bộ Công an đã ban hành Công điện số 05/CĐ-V01 về việc chủ động ứng phó với diễn biến bão SAOLA.

- Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai, chuyển các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai tới các địa phương để triển khai các biện pháp ứng phó.

2. Địa phương

- Các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi đã chủ động triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3 theo Công điện số 10/CĐ-QG ngày 31/8/2023, trong đó đã có 12/14 tỉnh, thành phố[1] ban hành văn bản chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương.

- Các địa phương tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai, chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với mưa lớn, dông lốc, gió mạnh, sóng lớn trên biển.

VI. CÁC CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO

1. Các Bộ, ngành liên quan và các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi chủ động triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3 theo Công điện số 10/CĐ-QG ngày 31/8/2023 của Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai.

2. Các tỉnh khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ chủ động ứng phó với mưa lớn, dông lốc, gió giật mạnh và sóng lớn trên biển.

3. Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn./.

  • Tiêu đề *
  • Người gửi *
  • Email *
  • Nội dung bình luận *
  • Mã bảo vệ *
  • Gửi bình luận Đóng lại

Tin tức - sự kiện

Video

Hình ảnh

Thông tin thời tiết

Ứng phó với biến đổi khí hậu

Phòng chống thiên tai

Tìm kiếm cứu nạn - cứu hộ

PC tại nạn thương tích

Công điện

Văn bản chỉ đạo

Hoạt động của BCĐ

Văn bản pháp quy

Hợp Tác Quốc Tế

Chương trình - Kế hoạch

Đề án - Dự án

Nhu cầu - Tiềm lực

Thông tin tuyên truyền

Phổ biến kiến thức

Liên kết Website

BẢN ĐỒ GOOGLE

GOOGLE MAP

ẢNH VỆ TINH

SATELLITE IMAGE

ẢNH RA ĐA

RADA IMAGE

BẢN ĐỒ THỦY VĂN

HIDROLOGICAL IMAGE

Thống kế lượt truy cập