Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 29/9/2022

Ngày đăng: 30/09/2022

I. TÌNH HÌNH THIÊN TAI:

  1. Tin dự báo mưa lớn ở khu vực Bắc Trung Bộ, đồng bằng và trung du Bắc Bộ; mưa dông và mưa lớn cục bộ, lốc, sét và gió giật mạnh ở khu vực Bắc Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Từ ngày 30/9-01/10 ở khu vực trung du, đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to và dông với lượng mưa:

- Ngày và đêm 30/9, lượng mưa phổ biến 50-100mm, có nơi trên 150mm.

- Ngày và đêm 01/10, lượng mưa phổ biến 30-60mm, có nơi 80mm.

Từ ngày và đêm 30/9, các khu vực khác ở Bắc Bộ, Nam Trung Bộ, phía Nam Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa 20-40mm, có nơi trên 70mm.

Cảnh báo mưa dông ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có khả năng kéo dài đến ngày 02-03/10. Mưa dông ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có khả năng còn kéo dài trong nhiều ngày tới.

Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét cấp 1.

  1. Tin thời tiết nguy hiểm trên biển

Ngày và đêm 30/9, ở khu vực vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang, vịnh Thái Lan, khu vực Bắc và giữa Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có mưa rào và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7-8.

  1. Tình hình mưa

Mưa ngày (19h/28/9-19h/29/9): Khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa to đến rất to, lượng mưa phổ biến từ 100-200mm (tập trung vào sáng ngày 29/9), một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Thanh Thủy (Nghệ An) 428mm; Quỳnh Lưu (Nghệ An) 345mm; Yến Thượng (Nghệ An) 321mm; Cầu Treo (Hà Tĩnh) 226mm.

Mưa đêm (19h/29/9-07h/30/9): Khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa vừa đến mưa to, tổng lượng mưa phổ biến 30-70mm, một số trạm có tổng lượng mưa lớn như: Mai Lâm (Thanh Hóa) 145mm; Xuân Lẹ (Thanh Hóa) 96mm; Tam Hợp (Nghệ An) 113mm; Hồng Sơn (Nghệ An) 92mm; Cao Quảng (Quảng Bình) 86mm; Dương Huy (Quảng Ninh) 85mm.

- Mưa 3 ngày (19h/26/9-19h/29/9): Khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa to đến rất to, tổng lượng mưa phổ biến từ 200-300mm, một số trạm có tổng lượng mưa lớn như: Quỳnh Lưu (Nghệ An) 529mm; Hạnh Lâm (Nghệ An) 481mm; Hố Hô (Hà Tĩnh) 510mm; Trà Phú (Quảng Ngãi) 478mm; Nam Đông (Thừa Thiên Huế) 454mm; Tam Kỳ (Quảng Nam) 433mm; Suối Đá (Đà Nẵng) 355mm; Kon Tum (Kon Tum) 322mm.

  1. Tình hình lũ:

Hiện nay, lũ trên sông Cả (Nghệ An), hạ lưu sông La (Hà Tĩnh) và mực nước trên các sông ở Thanh Hóa đang lên; các sông Ngàn, Phố Ngàn Sâu (Hà Tĩnh) đang dao động ở mức cao;

Mực nước lúc 04 giờ ngày 30/9, trên các sông như sau:

- Sông Cả tại Yên Thượng 8,74m, trên báo động BĐ2 0,74m; tại Nam Đàn 6,85m, dưới BĐ2 0,05m;

- Sông Ngàn Sâu tại Chu Lễ 12,52m, trên BĐ2 0,02m; tại Hòa Duyệt 8,04m, trên BĐ1 0,54m;

- Sông Ngàn Phố tại Sơn Diệm 10,30m, trên BĐ1 0,30m;

- Sông La tại Linh Cảm 6,85m, dưới BĐ2 0,05m.

  Dự báo: Lũ trên sông Cả và hạ lưu sông La tiếp tục lên; trên sông Cả tại Nam Đàn lên mức BĐ2-BĐ3, sông La tại Linh Cảm dao động ở mức BĐ1-BĐ2.

Cảnh báo: Ngày 30/9, trên các sông ở Thanh Hóa có khả năng xuất hiện một đợt lũ. Trong đợt lũ này, biên độ lũ lên ở thượng lưu các sông từ 3-5m, hạ lưu từ 1-3m. Đỉnh lũ các sông nhỏ, thượng lưu sông Mã lên mức BĐ1 và trên BĐ1; hạ lưu sông Mã ở dưới mức BĐ1.

Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt vùng trũng thấp, ven sông, khu đô thị tại các tỉnh từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh, đặc biệt tại các huyện: Kỳ Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Thanh Chương, Quỳnh Lưu, Đô Lương (Nghệ An); Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang (Hà Tĩnh). Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 2.

II. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA THỦY LỢI:

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy lợi, tình hình hồ chứa thủy lợi ở các khu vực như sau:

- Khu vực Bắc Bộ: 2.543 hồ đạt khoảng từ 60% - 100% dung tích thiết kế, trong đó có 329 hồ hư hỏng xuống cấp, 141 hồ đang thi công.

- Khu vực Bắc Trung Bộ: 2.323 hồ đạt trung bình từ 49% - 98% dung tích thiết kế, trong đó có 311 hồ hư hỏng xuống cấp, 74 hồ đang thi công.

- Khu vực Nam Trung Bộ: 517 hồ đạt trung bình đạt 39% - 80% dung tích thiết kế, trong đó có 68 hồ hư hỏng xuống cấp, 39 hồ đang thi công.

- Khu vực Tây Nguyên: 1.246 hồ đạt 76% - 84% dung tích thiết kế, trong đó có 68 hồ hư hỏng xuống cấp, 39 hồ đang thi công.

- Khu vực Nam Bộ: 121 hồ đạt 80% - 97% dung tích thiết kế, trong đó có 39 hồ hư hỏng xuống cấp, 14 hồ đang thi công.

III. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ VỚI BÃO SỐ 4 VÀ MƯA LŨ SAU BÃO:

  1. Trung ương

- Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 308/TB-VPCP ngày 28/9 thông báo ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp đánh giá thiệt hại ban đầu, rút kinh nghiệm, khắc phục hậu quả cơn bão số 04.

- Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia về PCTT đã ban hành công điện số 30/CĐ-QG hồi 14h00 ngày 29/9/2022 gửi các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh về việc chủ động ứng phó với mưa lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.

- Tổng cục Phòng, chống thiên tai đã có công văn số 975/PCTT-QLĐĐ ngày 29/9/2022 gửi UBND các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh về việc triển khai công tác đảm bảo an toàn hệ thống đê điều.

- Văn phòng thường trực tăng cường trực ban, theo dõi sát tình hình, diễn biến của mưa, lũ sau bão số 4; thường xuyên cung cấp thông tin và gửi các bản tin cảnh báo, dự báo đến các địa phương để chủ động chỉ đạo, ứng phó.

  1. Địa phương

- 16/16 tỉnh/TP từ Thanh Hóa đến Bình Thuận và Gia Lai, Kon Tum đã có công điện và văn bản chỉ đạo ứng phó với bão, mưa lũ.

- Tiếp tục thống kê, cập nhật tình hình thiệt hại do bão số 04 và triển khai công tác khắc phục hậu quả.

- Thực hiện nghiêm công điện chỉ đạo của Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia về PCTT.

IV. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI DO MƯA LŨ TẠI NGHỆ AN, HÀ TĨNH

Theo Báo cáo của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, thành phố: Nghệ An, Hà Tĩnh, tình hình thiệt hại do mưa lũ như sau:

- Về người: 03 người chết, 03 người bị mất tích tại Nghệ An (do mưa lũ sau bão); không có người chết trong bão.

- Về nhà: 09 nhà bị thiệt hại hoàn toàn, 8.139 nhà bị ngập.

- Số hộ phải di dời: 88 hộ.

- Về nông nghiệp: 1.138ha lúa, 5.838ha hoa màu, 104,5ha cây công nghiệp và lâu năm, 5.142ha thủy sản bị ngập; 287ha rừng trồng.

- Về chăn nuôi: 209 con gia súc, 34.423 con gia cầm bị chết, cuốn trôi.

- Về giáo dục: 28 điểm trường bị ảnh hưởng.

- Về thủy lợi, đê, kè: 1.890m kênh; 49 đập loại nhỏ bị hư hỏng sạt lở; 71 cống bị hư hỏng; sạt lở 1.030m bờ sông. Sạt lở bờ kênh tiêu đoạn từ Nam Đàn – Bến Thủy qua xóm 7, Làng Rào xã Hưng Đạo, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) khoảng 5m. Sau khi phát hiện sự cố, lãnh đạo tỉnh ủy, UBND tỉnh đã trực tiếp chỉ đạo, huy động các lực lượng và nhân dân tập trung xử lý sự cố. Đến 06h30/9 địa phương đã hoàn thành công tác khắc phục.

- Về giao thông: 31 vị trí bị ngập, 41 vị trí bị sạt lở ta luy.

 

V. CÔNG TÁC KHẮC PHỤC HẬU QUẢ DO BÃO SỐ 04

- Về hệ thống điện: Hệ thống điện lưới cơ bản đã được các địa phương khắc phục, riêng tỉnh Quảng Nam vẫn còn 126 xã, phường bị mất điện.

- Hệ thống giao thông các trục chính đã cơ bản thông suốt.

- Phần lớn học sinh đã quay trở lại trường học bình thường từ 28/9 trừ một số xã khu vực miền núi tại Quảng Nam.

VI. NHỮNG CÔNG VIỆC CẦN TIẾP TỤC TRIỂN KHAI

  1. Thống kê, tổng hợp, báo cáo tình hình thiệt hại; huy động lực lượng kịp thời, khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão; dọn dẹp vệ sinh môi trường, đường phố, khôi phục hệ thống điện, thông tin, nước sạch sinh hoạt để nhanh chóng khôi phục hoạt động bảo đảm đời sống, sinh hoạt cho người dân.
  2. Hỗ trợ người dân, nhất là những hộ khó khăn sửa chữa lại nhà cửa bị sập đổ, tốc mái, hư hại; khắc phục nhanh các công trình công cộng (trường học, trạm y tế...) để bảo đảm điều kiện cho học sinh trở lại trường, nơi khám chữa bệnh cho người dân.
  3. Khôi phục sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do bão, lũ để bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, ổn định đời sống người dân thời gian tới.
  4. Tiếp tục theo dõi chặt chẽ mưa lũ, tổ chức lực lượng kiểm tra, rà soát các khu dân cư khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét để chủ động di dời, sơ tán dân cư, bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân.
  5. Thực hiện nghiêm túc công điện số 30/CĐ-QG ngày 29/9/2022 của Văn phòng thường trực BCĐ và công văn số 975/PCTT-QLĐĐ ngày 29/9/2022 của Tổng cục Phòng, chống thiên tai
  6. Bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu./.Tải file đính kèm
  • Tiêu đề *
  • Người gửi *
  • Email *
  • Nội dung bình luận *
  • Mã bảo vệ *
  • Gửi bình luận Đóng lại

Tin tức - sự kiện

Video

Hình ảnh

Thông tin thời tiết

Ứng phó với biến đổi khí hậu

Phòng chống thiên tai

Tìm kiếm cứu nạn - cứu hộ

PC tại nạn thương tích

Công điện

Văn bản chỉ đạo

Hoạt động của BCĐ

Văn bản pháp quy

Hợp Tác Quốc Tế

Chương trình - Kế hoạch

Đề án - Dự án

Nhu cầu - Tiềm lực

Thông tin tuyên truyền

Phổ biến kiến thức

Liên kết Website

BẢN ĐỒ GOOGLE

GOOGLE MAP

ẢNH VỆ TINH

SATELLITE IMAGE

ẢNH RA ĐA

RADA IMAGE

BẢN ĐỒ THỦY VĂN

HIDROLOGICAL IMAGE

Thống kế lượt truy cập