Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 13/10/2022

Ngày đăng: 14/10/2022

I. TÌNH HÌNH THIÊN TAI:

  1. Diễn biến áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) trên biển Đông

Hồi 07 giờ ngày 14/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 14,5 độ Vĩ Bắc; 111,8 độ Kinh Đông, trên khu vực Giữa Biển Đông, cách Đà Nẵng-Quảng Nam khoảng 330km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7, giật cấp 9, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 15km/h, dự báo:

    - 19h/14/10, ATNĐ cách Đà Nẵng-Quảng Nam khoảng 180km về phía Đông Đông Nam; di chuyển 15km/h theo hướng T.T.Bắc với sức gió cấp 8, giật cấp 10 và có khả năng mạnh lên thành bão.

    - 07h/15/10, ATNĐ trên vùng bờ biển Đà Nẵng-Quảng Ngãi, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với sức gió cấp 6-7, giật cấp 9.

Vùng biển từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên đề phòng nước dâng cao 0,2-0,4m.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do ATNĐ: Cấp 3.

  1. Tình hình mưa:

Mưa ngày (19h/12/10-19h/13/10): Khu vực Trung Bộ, Nam Bộ rải rác có mưa, mưa vừa, lượng mưa phổ biến từ 30-40mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Phú Tân (Cà Mau) 50 mm; Cao Lãnh (Đồng Tháp) 49 mm; Sơn Nguyên (Phú Yên) 50 mm; Hòa Quang Bắc (Phú Yên) 48 mm; Tuy Hòa (Phú Yên) 48mm.

- Mưa đêm (19h/13/10-7h/14/10): Khu vực Trung Bộ có mưa vừa, lượng mưa phổ biến từ 30-40mm, riêng khu vực Phú Yên, Đăk Lắk mưa lớn hơn: UBND xã Sông Hinh (Phú Yên) 61mm; Cư Yang (Đăk Lăk) 73 mm, Cư San (Đăk Lăk) 59 mm.

Dự báo mưa (từ sáng ngày 14/10 đến sáng ngày 16/10):

- Bình Định đến Phú Yên, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk: 100-250mm, có nơi trên 300mm;

- Quảng Trị đến Quảng Ngãi: 300-500mm, có nơi trên 700mm;

- Quảng Bình, Khánh Hòa: 80-150mm, có nơi trên 200mm.

Cảnh báo: Mưa lớn ở khu vực từ Quảng Bình đến Khánh Hòa và khu vực Bắc Tây Nguyên có khả năng còn kéo dài đến hết ngày 16/10. Tổng lượng mưa tích lũy cả đợt tính đến hết ngày 16/10 ở khu vực từ Quảng Bình đến Khánh Hòa, khu vực Bắc Tây Nguyên phổ biến từ 200-500mm, có nơi trên 600mm; riêng khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi 400-600mm, có nơi trên 800mm.

  1. Tình hình lũ:

Mực nước trên các sông chính tiếp tục xuống, riêng tại Thừa Thiên Huế mực nước đang lên và còn ở mức BĐ2.

          Mực nước tại một số trạm (lúc 06h/14/10) như sau:

- MN sông Gianh tại Tân Mỹ ở mức 1,21m (<BĐII: 0,09m, đang xuống)

- MN sông Bồ tại Phú Ốc ở mức 2,99m (<BĐII: 0,01m, đang lên)

- MN sông Vu Gia tại Ái Nghĩa ở mức 7,11m (>BĐI: 0,61m, đang xuống)

- MN sông Kôn tại Thạnh Hòa ở mức 7,31 (>BĐII: 0,31m; đang xuống)

          Cảnh báo:

Từ 14/10 đến ngày 17/10, trên các sông từ Quảng Bình đến Khánh Hòa, Kon Tum, Gia Lai và Đắk Lắk có khả năng xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên ở thượng lưu từ 4-10m, hạ lưu từ 1,5-5m. Đỉnh lũ trên các sông chính từ Quảng Trị đến Phú Yên, Kon Tum và Gia Lai khả năng lên mức BĐ2-BĐ3 và trên BĐ3; các sông Quảng Bình, Khánh Hòa và Đắk Lắk lên mức BĐ1-BĐ2, có sông trên BĐ2; nguy cơ cao xuất hiện lũ lớn, ngập lụt trên diện rộng.

Nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở trung du, vùng núi và ngập lụt vùng trũng thấp, ven sông, khu đô thị tại các tỉnh từ Quảng Bình đến Khánh Hòa, Kon Tum, Gia Lai và Đắk Lắk.

          Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ: Cấp 3.

  1. Tin động đất:

          Hồi 11h21’49’’ ngày 13/10/2022, xảy ra động đất với độ lớn 3,5, độ sâu chấn tiêu khoảng 8,1km tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

II. CÁC ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ BỊ ẢNH HƯỞNG CỦA ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI VÀ MƯA LŨ

  1. Tình hình tàu thuyền:

Theo báo cáo nhanh của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, đã thông báo, kiểm đếm cho 49.494 tàu/270.879 lao động các tỉnh từ Quảng Bình - Bà Rịa Vũng Tàu biết diễn biến, hướng di chuyển của ATNĐ để di chuyển tránh trú.

- Hoạt động khu vực giữa biển Đông: 28 tàu/211 người đã nắm thông tin đang di chuyển vòng tránh (Đ.Nẵng 01 tàu/11 người; B.Định 27 tàu/200 người); trong đó 06 tàu/48 người Bình Định trong vùng ảnh hưởng của ATNĐ;

- Hoạt động khu vực khác: 6.457 tàu/41.328 người;

- Neo đậu tại bến: 43.009 tàu/229.340 người.

Bộ đội Biên phòng và địa phương đang tiếp tục kêu gọi, kiểm đếm.

  1. Tình hình nuôi trồng thủy sản: Từ Quảng Bình - Khánh Hoà có 54.907ha nuôi trồng thủy sản và 374.261 lồng, bè.
  1. Tình hình hồ chứa khu vực Trung Bộ:

Hồ chứa thủy điện:

Các liên hồ chứa trên lưu vực sông: Hương, Vu Gia - Thu Bồn, Trà Khúc, Kôn - Hà Thanh, Ba đã vận hành đưa về mực nước cao nhất trước lũ theo quy định. Riêng 02 hồ đang cao hơn MNCNTL: Tả Trạch 7,94m (sông Hương); Nước Trong: 0,1m (Trà Khúc).

Hồ chứa thủy lợi:

- Khu vực Trung Bộ có tổng số có 2.840 hồ chứa, trong đó 113 hồ chứa đang thi công[1]; có 17 hồ chứa lớn đang xả tràn.

Các địa phương đã tổ chức thường trực, hạ mực nước, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn hồ chứa và hạ du.

  • Tình hình đê điều

Có 25 vị trí xung yếu đê biển, đê cửa sông từ Quảng Bình - Khánh Hoà[2].

  1. Trồng trọt: Còn 11.028ha lúa chưa thu hoạch (Quảng Nam 3.195ha, Bình Định 2.863ha, Phú Yên 3.787ha, Khánh Hoà 1.183ha), trong đó 4.680ha đã đến thời kỳ thu hoạch (Quảng Nam 3.195ha, Bình Định 1.485ha); các tỉnh đang huy động lực lượng thu hoạch.
  2. Chăn nuôi: Từ Thừa Thiên Huế - Bình Định hiện có trên 3,6 triệu con gia súc và 42 triệu con gia cầm, 72 trang trại quy mô lớn có nguy cơ bị ảnh hưởng khi bão đổ bộ và xảy ra mưa lớn.
  3. Kế hoạch sơ tán dân:

Lũ ở mức BĐ3: Các tỉnh TT.Huế - Phú Yên dự kiến sơ tán 220.719 người, trong đó sơ tán tập trung: 107.372 người, sơ tán xen ghép tại chỗ: 113.347 người.

Lũ ở mức BĐ3+1m: Các tỉnh TT.Huế - Phú Yên dự kiến sơ tán 393.938 người, trong đó sơ tán tập trung: 187.540 người, sơ tán xen ghép tại chỗ: 206.398 người.

Các địa phương căn cứ tình hình cụ thể quyết định sơ tán, di dời người dân theo diễn biến thực tế.

         III. CẬP NHẬT TÌNH HÌNH KHẮC PHỤC HẬU QUẢ ĐỢT MƯA LŨ TỪ 09 - 12/10/2022.

  1. Tình hình giao thông (cập nhật đến 6h ngày 13/10/2022):
  • Còn 05 điểm tắc đường: ĐT.612; ĐT.611B, ĐT.613B tại tỉnh Quảng Nam; Phước Hòa đi Phước Thắng; Phước Nghĩa đi Phước Hiệp tại tỉnh Bình Định, ngập từ 0,2-0,5m. Giảm 4 điểm so với báo cáo nhanh ngày 13/10/2022.
  • Các tỉnh Quảng Bình, Phú Yên đã lưu thông bình thường.
  1. Ngập lụt (cập nhật đến 6h ngày 14/10/2022):
  • Hiện vẫn còn một số tuyến đường thuộc 2 thôn thị trấn Cát Tiến; 1 thôn xã Cát Chánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định bị ngập.
  • Các tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên hết ngập.

IV. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ

  1. Trung ương

- Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 939/CĐ-TTg ngày 13/10/2022 về việc tập trung khắc phục hậu quả và chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới, mưa lũ tại miền Trung.

- Phó Thủ tướng - Trưởng ban chỉ đạo đã họp với Thường trực Ban chỉ đạo và Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo.

- Ban Chỉ đạo quốc gia về PCTT và các Bộ ngành đã có văn bản, công điện chỉ đạo ứng phó với ATNĐ, mưa lũ.

- Văn phòng thường trực tổ chức tăng cường công tác trực ban; thường xuyên chuyển các bản tin dự báo, cảnh báo ATNĐ, lũ đến các địa phương để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó; điều động tăng cường lực lượng cán bộ tại Hà Nội vào VPTT tại miền Trung Tây Nguyên để tham mưu chỉ đạo ứng phó với ATNĐ, mưa lũ.

  1. Địa phương

- Các địa phương triển khai Công điện của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai.

- Ngày 13/10, Ban Chỉ huy tỉnh Thừa Thiên Huế, Bình Định họp triển khai ứng phó với ATND và mưa lớn diện rộng.

- Có 07 tỉnh (Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum) ban hành văn bản chỉ đạo vận hành đưa hồ về mực nước cao nhất trước lũ; riêng tỉnh Phú Yên chỉ đạo vận hành đưa về mực nước thấp nhất đón lũ[3].

- Chỉ đạo rà soát, sẵn sàng phương án sơ tán, di dời người dân khu vực ngập sâu, nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, nhất là các tỉnh từ Quảng Nam  Phú Yên vừa xảy ra mưa lũ trên BĐ3.

VCÁC CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO

Thực hiện nghiêm Công điện số 939/CĐ-TTg ngày 13/10/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung khắc phục hậu quả và chủ động ứng phó với ATNĐ, mưa lũ tại miền Trung và Công điện của Ban chỉ đạo quốc gia về PCTT, trong đó tập trung một số nội dung sau:

 Đối khu vực ven biển:

- Theo dõi chặt chẽ diễn biến của ATNĐ; tổ chức kiểm đếm, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của ATNĐ để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm.

- Kiểm soát tàu thuyền neo đậu khu vực cửa sông, ven biển vừa chịu ảnh hưởng của ATNĐ và lũ trên sông (nguy cơ thiệt hại về tàu thuyền và người khi lũ lớn).

  1. Đối với đất liền:

- Khẩn trương khắc phục thiệt hại do đợt mưa lũ vừa qua.

- Rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt sâu, lũ quét, sạt lở đất để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân.

- Dự trữ hàng hoá, nhu yếu phẩm thiết yếu theo phương châm 4 tại chỗ (từ 5-7 ngày), nhất là các khu vực thường xuyên bị ngập sâu, có nguy cơ chia cắt.

- Bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông các ngầm tràn, khu vực ngập lụt, chia cắt không để xảy ra thiệt hại đáng tiếc về người như trong những ngày vừa qua.

- Bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ thủy lợi xung yếu; các hồ chứa lớn trong quy trình liên hồ vận hành đảm bảo an toàn công trình và cắt giảm lũ cho hạ du; tạm dừng thi công và có phương án đảm bảo an toàn cho các công trình đang thi công trong khu vực có nguy cơ cao.

- Tùy theo tình hình thực tế của địa phương, chủ động cho học sinh nghỉ học, người lao động tại các cơ sở sản xuất khu vực ngập sâu nghỉ làm để đảm bảo an toàn.

- Triển khai các biện pháp gia cố, đảm bảo an toàn cho các khu nuôi trồng thủy sản; sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi tập trung.

- Tổ chức thông tin, truyền thông về diễn biến mưa lũ, ngập lụt và khuyến cáo người dân không tham gia giao thông tại vùng ngập lụt khi xảy ra mưa lớn.

  1. Bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

4. Tổ chức trực ban, thường xuyên báo cáo tình hình với Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai và Ủy ban Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn./.

Tải file đính kèm

  • Tiêu đề *
  • Người gửi *
  • Email *
  • Nội dung bình luận *
  • Mã bảo vệ *
  • Gửi bình luận Đóng lại

Tin tức - sự kiện

Video

Hình ảnh

Thông tin thời tiết

Ứng phó với biến đổi khí hậu

Phòng chống thiên tai

Tìm kiếm cứu nạn - cứu hộ

PC tại nạn thương tích

Công điện

Văn bản chỉ đạo

Hoạt động của BCĐ

Văn bản pháp quy

Hợp Tác Quốc Tế

Chương trình - Kế hoạch

Đề án - Dự án

Nhu cầu - Tiềm lực

Thông tin tuyên truyền

Phổ biến kiến thức

Liên kết Website

BẢN ĐỒ GOOGLE

GOOGLE MAP

ẢNH VỆ TINH

SATELLITE IMAGE

ẢNH RA ĐA

RADA IMAGE

BẢN ĐỒ THỦY VĂN

HIDROLOGICAL IMAGE

Thống kế lượt truy cập