Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 09/8/2023

Ngày đăng: 10/08/2023

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, THIÊN TAI

1. Tin dự báo mưa dông diện rộng và mưa lớn cục bộ, lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh ở Bắc Bộ

Ngày và đêm 10/8, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to với lượng mưa 20-40mm, có nơi trên 70mm (thời gian mưa tập trung vào chiều tối và đêm).

Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Mưa to cục bộ có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp.

Cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét: Cấp 1.

2. Tin dự báo nắng nóng ở Trung Bộ

Ngày 10-11/8, khu vực Trung Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-370C, có nơi trên 370C; riêng khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 36-380C, có nơi trên 380C.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do nắng nóng: cấp 1.

3. Tin động đất

Theo thông tin từ Viện Vật lý địa cầu, ngày 09/8/2023, đã xảy ra 02 trận động đất tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum (13h07’ và 18h09’) với độ lớn 2,7 và 3,2; độ sâu chấn tiêu khoảng 10km.

4. Tình hình mưa

Mưa ngày (19h/08/8-19h/09/8): Khu vực miền núi phía Bắc có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến từ 40-80mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn: Mường Tè (Lai Châu) 191mm, Bum Tở (Lai Châu) 153mm, Cảm Nhân (Yên Bái) 107mm, Hàm Yên (Tuyên Quang) 134mm, Cách Linh (Cao Bằng) 96mm.

Mưa đêm (19h/09/8-07h/10/8): Khu vực miền núi phía Bắc có mưa phổ biến từ 20-40mm, một số trạm có lượng mưa lớn như: Đức Thông (Cao Bằng) 95 mm; Năm Làng (Cao Bằng) 81mm; Vũ Loan (Bắc Kạn) 65 mm; Pa Tần (Lai Châu) 44mm.

Mưa 3 ngày (19h/06/8-19h/09/8): Khu vực miền núi phía Bắc có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, tổng lượng mưa phổ biến từ 100-170mm, một số trạm có tổng lượng mưa lớn hơn như: Tà Tổng (Lai Châu) 349mm. Mường Tè (Lai Châu) 327mm, Gia Phú (Lào Cai) 241mm, Chế Tạo (Yên Bái) 254mm, Hàm Yên (Tuyên Quang) 194mm, Thái Học (Cao Bằng) 203mm.

II. TÌNH HÌNH THUỶ VĂN

1. Các sông khu vực Bắc Bộ

- Mực nước sông Hồng tại Hà Nội và mực nước sông Thái Bình tại Phả Lại biến đổi chậm và chịu ảnh hưởng của thuỷ triều. Lúc 07h/10/8 mực nước trên sông Hồng tại trạm Hà Nội là 3,06m; trên sông Thái Bình tại Phả Lại là 0,93m.

Dự báo: Ngày 10/8, mực nước tại trạm Hà Nội biến đổi chậm; trong 36h tới mực nước tại Phả Lại cao nhất có khả năng ở mức 1,20m và thấp nhất ở mức 0,85m.

- Mực nước trên sông Thao tại Trạm Yên Bái lúc 01h/10/8 là 28,74m, dưới BĐ1 là 1,34m và tiếp tục xuống.

2. Các sông khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên

Mực nước các sông ở Trung Bộ biến đổi chậm, mực nước hạ lưu các sông dao động theo thủy triều và điều tiết hồ chứa.

3. Các sông Nam Bộ

Mực nước lúc 07h/10/8 tại trạm Kratie (sông Mê Công) ở mức 17,36m thấp hơn TBNN cùng kỳ 0,57m.

Sông Cửu Long: Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long đang xuống theo triều, mực nước cao nhất ngày 09/8 trên sông Tiền tại Tân Châu 2,09m; trên sông Hậu tại Châu Đốc 1,93m.

Dự báo: Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long tiếp tục xuống theo triều. Đến ngày 13/8, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 2,30m, tại Châu Đốc ở mức 2,15m.

III. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA, ĐÊ ĐIỀU

1. Hồ chứa trên hệ thống sông Hồng

Tên hồ

Thời gian

Htl (m)

Hhl (m)

Qvào (m3/s)

Qra (m3/s)

HCNTL(m)

(từ 20/7 ÷ 21/8)

Sơn La

7h

09/8

201,17

116,61

8.067

2.049

197,3

10/8

202,53

117,84

6.105

2.965

Hòa Bình

7h

09/8

101,95

11,55

3.066

1.878

101,0

10/8

102,49

12,09

3.504

2.204

Tuyên Quang

7h

09/8

106,29

50,60

1.215

717

105,2

10/8

107,01

50,36

871

705

Thác Bà

7h

09/8

49,67

20,75

205

0

56,0

10/8

49,97

20,75

250

0

2. Tình hình đê điều

Trong ngày trực ban không nhận được thông tin về sự cố đê điều xảy ra đối với các tuyến đê đã được Bộ quyết định phân loại, phân cấp.

IVTÌNH HÌNH THIỆT HẠI

Theo báo cáo nhanh của Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Cao Bằng, Sơn La, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hoà Bình, Tuyên Quang, mưa lớn, sạt lở đất đã gây thiệt hại từ ngày 02-09/8/2023 như sau:

- Về người: 12 người chết (Lai Châu 04, Sơn La 01, Yên Bái 04, Lào Cai 01, Hà Giang 01, Thái Nguyên 01); 03 người mất tích (Lai Châu 01; Lào Cai 01; Điện Biên 01); 05 người bị thương (Lai Châu 04; Cao Bằng 01).

- Về nhà: 59 nhà sập, 676 nhà bị hư hại.

- Nông nghiệp: 803 ha lúa, hoa màu; 1.422 con gia cầm, 28 con gia súc bị chết, cuốn trôi và 19 ha diện tích nuôi thuỷ sản bị thiệt hại.

- Về cơ sở hạ tầng: 163 công trình thuỷ lợi, nước sạch, kè; 19 điểm trường học; 01 cơ sở y tế bị sạt lở, hư hỏng.

- Về giao thông: Sạt lở 224 điểm sạt lở trên các tuyến quốc lộ 4H, 279D, 32, 6, 70; hiện nay Quốc lộ 279D, 32 trên địa bàn các tỉnh Sơn La, Yên Bái chưa thông xe; 229 điểm sạt lở trên các tuyến tỉnh lộ, giao thông địa phương.

- Về điện lực: 51 cột điện bị gãy đổ, trong đó có 03 cột điện 35 KV gây mất điện diện rộng tại huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái.

V. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ỨNG PHÓ

1. Trung ương

- Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 732/CĐ-TTg ngày 08/8/2023 về việc tập trung phòng, chống, giảm thiệt hại do sạt lở đất, bờ sông, bờ biển và lũ quét; Công điện số 726/CĐ-TTg ngày 06/8/2023 về việc tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ ở miền núi và trung du Bắc Bộ.

- Ngày 05/8/2023, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về PCTT đã có Công điện số 08/CĐ-QG về việc chủ động ứng phó với diễn biến mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất ở các tỉnh miền núi phía Bắc; văn bản số 296/VPTT về việc chủ động vận hành hồ chứa trên lưu vực sông Hồng.

- Các Bộ: Quốc phòng, Công an, Công Thương, Giao thông vận tải đã có công điện chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, lũ quét, sạt lở đất.

- Tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai, chuyển các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai tới các địa phương để triển khai các biện pháp ứng phó.

2. Địa phương

- Các tỉnh miền núi phía Bắc tổ chức rà soát, di dời, sơ tán người và tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm; động viên, thăm hỏi gia đình các nạn nhân bị thiệt hại do thiên tai; tổ chức cắm biển cảnh báo, phân luồng giao thông tại ngầm tràn, đường ngập sâu; huy động lực lượng, phương tiện hỗ trợ người dân khắc phục nhà ở, ổn định cuộc sống, thông tuyến giao thông.

- Các tỉnh khu vực Tây Nguyên tổ chức rà soát, triển khai các biện pháp khắc phục, sửa chữa các sự cố hồ chứa, sạt lở, di dời người dân khỏi khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn.

- Các địa phương tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai, chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.

VI. CÁC CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO

1. Các tỉnh, thành phố, các Bộ tập trung phòng, chống, giảm thiệt hại do sạt lở đất, bờ sông, bờ biển và lũ quét, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất, bảo đảm an toàn hồ đập theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các Công điện số 732/CĐ-TTg ngày 08/8/2023, số 726/CĐ-TTg ngày 06/8/2023, số 725/CĐ-TTg ngày 04/8/2023.

2. Tổ chức trực ban, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn./.

 

  • Tiêu đề *
  • Người gửi *
  • Email *
  • Nội dung bình luận *
  • Mã bảo vệ *
  • Gửi bình luận Đóng lại

Tin tức - sự kiện

Video

Hình ảnh

Thông tin thời tiết

Ứng phó với biến đổi khí hậu

Phòng chống thiên tai

Tìm kiếm cứu nạn - cứu hộ

PC tại nạn thương tích

Công điện

Văn bản chỉ đạo

Hoạt động của BCĐ

Văn bản pháp quy

Hợp Tác Quốc Tế

Chương trình - Kế hoạch

Đề án - Dự án

Nhu cầu - Tiềm lực

Thông tin tuyên truyền

Phổ biến kiến thức

Liên kết Website

BẢN ĐỒ GOOGLE

GOOGLE MAP

ẢNH VỆ TINH

SATELLITE IMAGE

ẢNH RA ĐA

RADA IMAGE

BẢN ĐỒ THỦY VĂN

HIDROLOGICAL IMAGE

Thống kế lượt truy cập