Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 07/11/2022

Ngày đăng: 08/11/2022

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, THIÊN TAI

  1. Tin dự báo gió mạnh, sóng lớn trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc biển Đông và Bình Định đến Cà Mau và phía Tây khu vực Nam biển Đông

Ngày và đêm 09/11, vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc Biển Đông, vùng biển từ Bình Định đến Cà Mau và vùng biển phía Tây của khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Tây quần đảo Trường Sa) có gió Đông Bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8, biển động, sóng biển cao từ 2,0-3,0m.

Cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển: cấp 2.

  1. Tin cảnh báo triều cường ven biển Nam Bộ

Từ ngày 08/11 đến ngày 11/11/2022, mực nước tại trạm Vũng Tàu duy trì ở mức cao, dao động 4,20-4,35m. Độ cao sóng tại khu vực ven biển Bình Thuận-Cà Mau dao động 2,0-3,0m, có lúc trên 3,0m, biển động. Do ảnh hưởng của triều cường kết hợp sóng lớn, khu vực ven biển các tỉnh Nam Bộ có khả năng ngập úng tại các vùng trũng, thấp, vùng ven sông và vùng ngoài đê bao.

  1. Tình hình mưa

- Mưa ngày (19h/06/11-19h/07/11): Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ rải rác có mưa, phổ biến từ 20-30mm, một số trạm có lượng mưa lớn như: Huyền Trân (Bà Rịa Vũng Tàu) 45mm; Càng Long (Trà Vinh) 44mm; U Minh (Cà Mau) 39mm.

- Mưa đêm (19h/06/11-07h/07/11): Khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rải rác, phổ biến dưới 30mm, một số trạm có lượng mưa lớn như: Trường Sa (Khánh Hòa) 60mm; Hòn Đất (Kiên Giang) 42mm, Thới Sơn (An Giang) 34mm. 

- Mưa 3 ngày (19h/04/11-19h/07/11): Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa phổ biến từ 60-90mm, một số trạm có lượng mưa lớn như: Bảo Lộc (Lâm Đồng) 85mm; Tây Ninh (Tây Ninh) 108mm; Đầm Dơi (Cà Mau) 96mm.

II. TÌNH HÌNH THUỶ VĂN

  1. Các sông khu vực Bắc Bộ

Mực nước lúc 07h/08/11 trên sông Hồng tại Hà Nội là 1,34m, trên sông Thái Bình tại Phả Lại là 0,95m.

Dự báo: Mực nước trên sông Hồng tại trạm Hà Nội, sông Thái Bình tại Phả Lại tiếp tục biến đổi chậm và chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều. Đến 07h/09/11 mực nước tại trạm Hà Nội ở mức 1,2m.

  1. Các sông khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên

Mực nước thượng lưu các sông có dao động, hạ lưu các sông dao động theo triều và điều tiết hồ chứa.

  1. Các sông Nam Bộ

- Mực nước lúc 07h/08/11 trên sông Mê Kông tại Kratie (Campuchia) là 11,74m; tại Tân Châu 2,61m; tại Châu Đốc 2,57m.

- Mực nước sông Cửu Long biến đổi theo triều. Mực nước cao nhất ngày 07/11 trên sông Tiền tại Tân Châu 2,58m (thấp hơn mực nước TBNN cùng kỳ 0,3m); trên sông Hậu tại Châu Đốc 2,64m (thấp hơn mực nước TBNN cùng kỳ 0,06m).

Dự báo: Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long biến đổi theo triều. Đến ngày 11/11, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 2,60m; tại Châu Đốc ở mức 2,50m; các trạm hạ lưu ở mức BĐ2 và trên BĐ2.

III. TÌNH HÌNH HỒ CHỨA, ĐÊ ĐIỀU

  1. Hồ chứa thủy lợi

- Khu vực Bắc Trung Bộ: Có 2.323 hồ, dung tích trung bình đạt từ 66-95% dung tích thiết kế; 1.319 hồ đầy nước (Thanh Hoá 320/610 hồ; Nghệ An 962/1.061 hồ; Hà Tĩnh 25/346 hồ; Quảng Bình 07/153 hồ; Thừa Thiên Huế 05/56 hồ).

- Khu vực Nam Trung Bộ: Có 517 hồ, dung tích đạt 64-93% dung tích thiết kế; 298 hồ đầy nước (Đà Nẵng 18/19 hồ; Quảng Nam 53/73 hồ; Quảng Ngãi 102/118 hồ; Bình Định 32/160 hồ; Phú Yên 40/50 hồ; Khánh Hòa 05/28 hồ; Ninh Thuận 08/21 hồ; Bình Thuận 40/48 hồ).

  1. Hồ chứa thủy điện

- Khu vực Bắc Bộ: 01 hồ chứa vận hành điều tiết qua tràn, lưu lượng xả 47 m3/s.

- Khu vực Bắc Trung Bộ: Có 02 hồ chứa vận hành điều tiết qua tràn, lưu lượng xả 7 - 8 m3/s.

- Khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ: Có 04 hồ chứa vận hành điều tiết qua tràn, lưu lượng xả 15 - 25 m3/s.

- Khu vực Tây Nguyên: Có 3 hồ chứa vận hành điều tiết qua tràn, lưu lượng xả 10 - 20 m3/s.

  1. Tình hình đê điều

Trong ngày không ghi nhận thông tin sự cố đê điều.

IV. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ

  1. Trung ương

Ngày 04/11/2022, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo QG về PCTT ban hành công văn số 566/VPTT về việc chủ động ứng phó gió mạnh trên biển gửi BCH PCTT&TKCN các tỉnh/Thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Cà Mau.

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo QG về PCTT tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai; chuyển các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai tới các địa phương để triển khai các biện pháp ứng phó.

  1. Địa phương

Các tỉnh, thành phố ven biển theo dõi diễn biến gió mạnh trên biển, thông tin đến tổ chức, tàu thuyền đang hoạt động trên biển và người dân để chủ động ứng phó, có kế hoạch sản xuất phù hợp.

V. CÁC CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI TIẾP THEO

  1. Theo dõi chặt chẽ thông tin, diễn biến gió mạnh, sóng lớn trên biển, triều cường, sẵn sàng triển khai các biện pháp ứng phó.

2. Tổ chức trực ban, thường xuyên báo cáo tình hình với Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Ủy ban Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn./.

Tải file đính kèm

  • Tiêu đề *
  • Người gửi *
  • Email *
  • Nội dung bình luận *
  • Mã bảo vệ *
  • Gửi bình luận Đóng lại

Tin tức - sự kiện

Video

Hình ảnh

Thông tin thời tiết

Ứng phó với biến đổi khí hậu

Phòng chống thiên tai

Tìm kiếm cứu nạn - cứu hộ

PC tại nạn thương tích

Công điện

Văn bản chỉ đạo

Hoạt động của BCĐ

Văn bản pháp quy

Hợp Tác Quốc Tế

Chương trình - Kế hoạch

Đề án - Dự án

Nhu cầu - Tiềm lực

Thông tin tuyên truyền

Phổ biến kiến thức

Liên kết Website

BẢN ĐỒ GOOGLE

GOOGLE MAP

ẢNH VỆ TINH

SATELLITE IMAGE

ẢNH RA ĐA

RADA IMAGE

BẢN ĐỒ THỦY VĂN

HIDROLOGICAL IMAGE

Thống kế lượt truy cập