8/4/2015 Huế 2 ngày 3 trận động đất
Dân trí Theo thông báo từ Viện Vật lý địa cầu, tại khu vực huyện miền núi A Lưới (tỉnh Thừa Thiên - Huế) trong 2 ngày qua đã xảy ra liên tiếp 3 trận động đất.
Liên tiếp động đất
Theo đó, vào 22h26’ đêm 8/4, trận động đất có cường độ 3,5 độ richter đã xảy ra ở khu vực huyện A Lưới tại vị trí có tọa độ (16.258 độ vĩ Bắc,107.302 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 10km.
Đến 22h42’ cùng ngày, một trận động đất nữa tiếp tục xảy ra tại khu vực huyện A Lưới với cường độ 2,6 độ richter tại vị trí có tọa độ (16.366 độ vĩ Bắc,107.307 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 9km.
Tiếp theo vào ngày 9/4, một trận động đất thứ 3 xảy ra vào lúc 15h29’ ngày 9/4, có độ lớn 2,4 độ richter, tại vị trí có tọa độ chấn tâm 16,214 độ vĩ Bắc và 107,398 độ kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 10km.
Tính tổng cộng từ đầu năm 2014 đến thời điểm này, có tổng cộng 8 trận động đất tại A Lưới.
"Không nên quá lo lắng"
Ngày 10/4, trao đổi với PV Dân trí, PGS.TS. Trần Ngọc Nam, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, khu vực xảy ra động đất nằm trên đới đứt gãy kiến tạo A Lưới – Rào Quán – Quảng Trị kéo dài qua tận Lào. Đây là đới đứt gãy đã hoạt động từ lâu. Ở Lào đã từng có động đất 5 độ richter. Còn ở Việt Nam, động đất từ 4-5 độ richter tương đối ít, khoảng 50 năm mới có một lần. Chỉ có trận động đất 4,7 độ richter vào năm 2014 là lớn, còn lại các trận động đất có cường độ nhỏ.
“Từ trước đến nay do người dân chưa quan tâm và các trạm quan trắc ít nên có thể bỏ sót các trận động đất nhỏ. Giờ đang có vấn đề từ động đất Sông Tranh lẫn các trạm quan trắc nhiều hơn nên ghi nhận được nhiều trận động đất hơn. Thực tế, động đất từ 3,5 độ richter trở xuống không ảnh hưởng nhiều” – PGS.TS. Trần Ngọc Nam giải thích.
Cũng theo ông Nam, ghi nhận tại Việt Nam từ trước đến nay chưa có trận động đất nào vượt quá 5 độ richter. Vấn đề có các trận động đất nhỏ nằm trên đới đứt gãy tại A Lưới là điều tự nhiên, người dân đừng nên quá lo lắng, mà yên tâm làm việc.
Trước câu hỏi liệu động đất có liên quan đến hồ đập thủy điện gây ra hay không? Ông Nam cho biết nếu có thì đây là loại động đất kích thích sẽ xảy ra nhanh hơn khi có hồ đập thủy điện. Nhưng cần biết có phải do thủy điện gây ra thì cần phải làm rõ thêm. Điều này cũng vượt quá khả năng địa phương khi không có trang thiết bị.
Sở cũng đã đề xuất Bộ Khoa học và Công nghệ giúp thêm về nhiệm vụ đột xuất, nhằm thông báo trước động đất nhưng hiện đang vướng về cơ chế tài chính.
Tin bài cùng chuyên mục
- Bộ trưởng Lê Minh Hoan kiểm tra tình trạng sạt lở bờ sông Thao (09/08/2023)
- Bão Doksuri ít khả năng đi vào Biển Đông (24/07/2023)
- Các tỉnh miền núi phía Bắc chủ động ứng phó với lũ quét, sạt lở đất (29/06/2023)
- Quảng Ninh: Một nam sinh tử vong khi tham gia Hội bơi vượt sông truyền thống (27/06/2023)
- Bão số 3 diễn biến bất thường (02/08/2019)
- Ứng phó với ATNĐ đã mạnh lên thành bão (31/07/2019)
- Công điện số 10/CĐ-V01 của Văn phòng Bộ Công an về việc ứng phó với mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất (13/12/2018)
- Miền Trung khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ (11/12/2018)
Tin tức - sự kiện
- Xử lý hơn 1.000m3 đất đá tràn lấp mặt đường lên Cửa khẩu Cầu Treo
- Ứng phó bão số 1, hàng không đóng cửa 3 sân bay
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra chất lượng các công trình đê điều tại trước mùa mưa bão tại Thanh Hóa
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra thiệt hại do thiên tai tại Xín Mần (Hà Giang)
- Lễ ký kết: Ứng phó và phục hồi sau hạn hán và xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long
- Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai.