Xảy ra 39 trận động đất trong tháng 11 tại tỉnh Kon Tum
Trong tháng 11/2024, Theo Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, có tới 39/44 trận động đất xảy ra tại huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum.
Theo thống kê của Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước xảy ra 458 trận động đất nhỏ tại các tỉnh Kon Tum, Hòa Bình, Tuyên Quang, Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Thừa Thiên - Huế, Thanh Hóa, Điện Biên, Ninh Bình, Lai Châu, Cao Bằng, Lào Cai, Phú Thọ và Hà Nội. Trong tổng số 458 trận động đất kể trên, có khoảng hơn 430 trận động đất xảy ra tại huyện Kon Plong của tỉnh Kon Tum.
Số liệu cập nhật của Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu cho thấy trong tổng số 44 trận động đất xảy ra trong tháng 11/2024, có tới 39 trận xảy ra tại huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum.
Trong đó một số ngày xuất hiện nhiều trận động đất như: Ngày 30/11 xảy ra 6 trận động đất liên tiếp có độ lớn từ 2.5 đến 4; ngày 27/11 xảy ra 5 trận động đất liên tiếp có độ lớn từ 2.5 đến 2.9; ngày 26/11 xảy ra 12 trận động đất liên tiếp có độ lớn từ 2.6 đến 3.8; ngày 16/11 xảy ra 3 trận động đất có độ lớn từ 3.1 đến 3.2; ngày 13/11 xảy ra 3 trận động đất có độ lớn từ 2.8 đến 3.3.
5 trận động đất còn lại xảy ra tại khu vực huyện Nam Trà My thuộc tỉnh Quảng Nam và huyện Thanh Thủy của tỉnh Phú Thọ, với độ lớn từ 2.6-3.3.
Đáng chú ý, trận động đất có độ lớn 3.3 xảy ra tại huyện Thanh Thủy (tỉnh Phú Thọ) vào ngày 9/11, đã gây rung lắc nhẹ tại các khu vực lân cận, thậm chí rung lắc còn lan rộng tới một ố khu vực ở Hà Nội.
Như vậy so với tháng trước (cả nước xảy ra 63 trận động đất, trong đó có tới 60 trận xảy ra tại huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum), tần suất động đất xảy ra trong tháng 11/2024 trên cả nước đã giảm gần 1/3 (giảm 19 trận).
Do vị trí địa lý giáp ranh, dù động đất xảy ra tại tỉnh Kon Tum, nhưng người dân ở huyện miền núi Nam Trà My, Quảng Nam vẫn chịu ảnh hưởng mạnh từ dư chấn. Người dân tại đây cho biết cảm nhận rõ rệt sự rung lắc, đặc biệt trong hai trận động đất đầu tiên. Nhiều người hoảng sợ phải bỏ chạy ra khỏi nhà để đảm bảo an toàn.
Ông Trần Văn Thương, Chủ tịch UBND xã Trà Vinh, huyện Nam Trà My cho biết: “Động đất xảy ra ở huyện Kon Plông nhưng nhà cửa của người dân ở xã Trà Vinh vẫn xảy ra rung lắc mạnh, khiến người dân lo sợ, nhiều người dân ở trong nhà bỏ chạy ra ngoài. Hiện trận động đất này không có gây hư hỏng nhà cửa, tài sản của nhân dân trên địa bàn xã”.
Đại diện Viện Vật lý Địa cầu cho hay, các trận động đất tại Kon Plong trong thời gian qua là động đất kích thích, xảy ra do quá trình tích nước của hồ chứa thủy điện tác động lên hệ thống đứt gãy hoạt động bên dưới.
Một số yếu tố liên quan đến động đất kích thích như mực nước hồ chứa, tốc độ tích nước hồ chứa, tổng lượng nước sẽ tác động đến động đất. Tuy nhiên, những ảnh hưởng này có thể diễn ra sau vài tháng, vài năm khi ngấm đủ xuống bên dưới.
Động đất ở Kon Tum sẽ còn tiếp diễn và gây ảnh hưởng đến ở khu vực đông dân cư và công trình trọng điểm, nhất là vùng tâm chấn. Do đó, địa phương cần cập nhật thông tin thường xuyên để đưa ra phương án thiết kế kháng chấn cho các loại công trình.
Theo quy định về “quy chế phòng, chống động đất, sóng thần,” ủy ban nhân dân các cấp khi nhận được tin động đất, cảnh báo sóng thần phải thông báo tin trên đến nhân dân trong khu vực; tổ chức hướng dẫn sơ tán dân và huy động các phương tiện trên địa bàn để giúp dân sơ tán đến nơi an toàn đồng thời có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự trong khu vực.
Khi nhận được tin động đất, cảnh báo sóng thần, mọi công dân trong vùng bị ảnh hưởng phải chủ động sơ tán khỏi vùng nguy hiểm để đảm bảo an toàn.
Tin bài cùng sự kiện
- Giữ vững lòng dân, phát huy “thế trận lòng dân” trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ góp phần giữ... (26/12/2024)
- Huấn luyện nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ Cảnh sát chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đặc biệt tinh nhuệ năm 2024 (26/12/2024)
- Dự báo thời tiết ngày 26/12: Bắc Bộ nhiều mây, có mưa nhỏ vài nơi (26/12/2024)
- Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 25/12/2024 (26/12/2024)
- Khánh Hòa: Chủ động ứng phó với bão số 10 (25/12/2024)
- Dự báo thời tiết ngày 25/12: Trung Bộ, Tây Nguyên mưa rải rác (25/12/2024)
- Hà Nội công bố tình huống khẩn cấp về sạt lở đê tả Hồng (25/12/2024)
- Bão số 10 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới (25/12/2024)
Tin bài cùng chuyên mục
- Giữ vững lòng dân, phát huy “thế trận lòng dân” trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ góp phần giữ... (26/12/2024)
- Huấn luyện nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ Cảnh sát chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đặc biệt tinh nhuệ năm 2024 (26/12/2024)
- Dự báo thời tiết ngày 26/12: Bắc Bộ nhiều mây, có mưa nhỏ vài nơi (26/12/2024)
- Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 25/12/2024 (26/12/2024)
- Khánh Hòa: Chủ động ứng phó với bão số 10 (25/12/2024)
- Dự báo thời tiết ngày 25/12: Trung Bộ, Tây Nguyên mưa rải rác (25/12/2024)
- Hà Nội công bố tình huống khẩn cấp về sạt lở đê tả Hồng (25/12/2024)
- Bão số 10 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới (25/12/2024)
Tin tức - sự kiện
- Xử lý hơn 1.000m3 đất đá tràn lấp mặt đường lên Cửa khẩu Cầu Treo
- Ứng phó bão số 1, hàng không đóng cửa 3 sân bay
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra chất lượng các công trình đê điều tại trước mùa mưa bão tại Thanh Hóa
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra thiệt hại do thiên tai tại Xín Mần (Hà Giang)
- Lễ ký kết: Ứng phó và phục hồi sau hạn hán và xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long
- Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai.