Xâm nhập mặn ở ĐBSCL còn biến động, các địa phương cần tích trữ nước
Trước tình hình xâm nhập mặn, các địa phương cần tranh thủ tích trữ nước ngọt khi triều thấp, phục vụ nông nghiệp và dân sinh, đồng thời cần hạn chế tưới nước nhằm giảm thiểu thiệt hại sản xuất.
Người dân xã Tiên Long (Châu Thành, Bến Tre) trữ nước ngọt tưới cho cây trồng.
Ngày 1/5, ông Phùng Tiến Dũng, Trưởng Phòng Dự báo Thủy văn Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ (Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia) cho biết từ ngày 1-10/5, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có xu thế tăng dần vào giữa tuần sau đó giảm.
Độ mặn phổ biến tại các trạm lớn hơn so với độ mặn cao nhất tháng 4/2022. Một số trạm tại Long An, Kiên Giang, Bến Tre, Trà Vinh có độ mặn nhỏ hơn.
Từ ngày 1-10/5, chiều sâu ranh mặn 4 phần nghìn có khả năng xâm nhập mặn trên các sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây là 40-50km; sông Cửa Tiểu, Cửa Đại là 30-35km; sông Hàm Luông, Cổ Chiên là 35-40km; sông Hậu là 25-30km; sông Cái Lớn là 40-50km.
Xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long mùa khô năm 2022-2023 ở mức tương đương mùa khô năm 2021-2022. Xâm nhập mặn tại các cửa sông Cửu Long tiếp tục giảm dần. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long: Cấp 1-2.
Tình hình xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mekong, triều cường và còn biến động trong thời gian tới.
Các địa phương ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần cập nhật kịp thời các thông tin dự báo khí tượng thủy văn và có các biện pháp chủ động phòng, chống xâm nhập mặn.
Trước tình hình trên, các địa phương cần tranh thủ tích trữ nước ngọt khi triều thấp, phục vụ nông nghiệp và dân sinh, đồng thời cần hạn chế tưới nước nhằm giảm thiểu thiệt hại sản xuất. Đối với diện tích trồng cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, chịu mặn kém, trước khi tưới nước, người dân cần kiểm tra nồng độ mặn.
Các địa phương thường xuyên phổ biến thông tin về tình hình xâm nhập mặn trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân, tổ chức liên quan chủ động đề phòng ảnh hưởng của xâm nhập mặn.
Trước đó, Cục Thủy lợi 9 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết hiện tại khu vực Đông Nam Bộ đang giai đoạn cao điểm mùa khô. Dự báo dung tích trữ trung bình các hồ chứa đến cuối tháng Tư đạt khoảng 55% dung tích thiết kế.
Với lượng nước trữ của các hồ chứa hiện tại và lượng mưa dự báo trong mùa khô thời gian tới thì nguồn nước cơ bản đảm bảo cấp nước cho sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân 2022-2023.
Tuy nhiên, các địa phương trong khu vực cần sử dụng nước tiết kiệm và phân phối hợp lý để bảo đảm đủ cung cấp cho cả vụ Hè Thu 2023, đặc biệt là các công trình thủy lợi nhỏ, vùng ngoài công trình thủy lợi phụ trách tưới.
Vùng Đông Nam Bộ có phần lớn diện tích cây trồng nằm ngoài khu vực công trình thủy lợi (hơn 70% diện tích đất sản xuất nông nghiệp), đây là các khu vực không chủ động về nguồn nước và phụ thuộc rất lớn vào lượng mưa mùa khô. Vì vậy, trong vùng luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra hạn hán cục bộ nếu nắng nóng kéo dài và không có mưa, Cục Thủy lợi lưu ý.
Hiện tại, dung tích trữ các hồ chứa thủy lợi đạt từ 36-70% dung tích thiết kế, thấp hơn 12% so với tháng trước; cao hơn khoảng 7% so với trung bình nhiều năm, cao hơn từ 5-14% so với giai đoạn 2018-2021, thấp hơn 1% so với năm 2022.
Cụ thể, dung tích trữ các hồ chứa thủy lợi tại Bà Rịa-Vũng Tàu đạt 45%, Đồng Nai 47%, Tây Ninh 70%, Bình Dương 36%, Bình Phước 63%.
Tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, dòng chảy trên thượng nguồn sông Mekong tại trạm Kratie (Campuchia) và dòng chảy đầu nguồn sông Cửu Long tại Tân Châu và Châu Đốc (tỉnh An Giang) trong tháng 3/2023 đều có xu thế giảm.
Diễn biến mực nước một số trạm đến ngày 29/3 tại Kratie đạt 7,48m, so với cùng kỳ cao hơn trung bình nhiều năm khoảng 1,21m, thấp hơn năm 2022 khoảng 0,96m.
Dung tích Biển Hồ đạt 1,62 tỷ m3, so với cùng kỳ thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 0,55 tỷ m3, thấp hơn năm 2022 khoảng 0,61 tỷ m3.
Mực nước lớn nhất ngày 29/3 tại trạm Tân Châu đạt 0,93 m, thấp hơn năm 2022 khoảng 0,42m. Tại Châu Đốc đạt 1,1m, thấp hơn năm 2022 khoảng 0,43m.
Trong tháng 3/2023, xâm nhập mặn cao nhất với ranh 4g/l vào sâu nhất từ 35-56km và không xảy ra tình trạng hạn hán, thiếu nước, ngập lụt, úng./.
Tin bài cùng sự kiện
- Bão nối bão, thời tiết xấu trên biển còn kéo dài (11/11/2024)
- Bão số 7 suy yếu nhanh, dự báo gây mưa lớn ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (11/11/2024)
- Thừa Thiên – Huế: Chủ động ứng phó với bão YINXING (11/11/2024)
- Nguy cơ sạt lở bản Tân Ly, xã Lâm Thủy (11/11/2024)
- Biển Đông đón bão liên tiếp (11/11/2024)
- Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 10/11/2024 (11/11/2024)
- Công điện về chủ động ứng phó với diễn biến bão YINXING (10/11/2024)
- Mưa lớn gây ngập úng nhiều khu vực ở thành phố Thủ Dầu Một (10/11/2024)
Tin bài cùng chuyên mục
- Bão nối bão, thời tiết xấu trên biển còn kéo dài (11/11/2024)
- Bão số 7 suy yếu nhanh, dự báo gây mưa lớn ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (11/11/2024)
- Thừa Thiên – Huế: Chủ động ứng phó với bão YINXING (11/11/2024)
- Nguy cơ sạt lở bản Tân Ly, xã Lâm Thủy (11/11/2024)
- Biển Đông đón bão liên tiếp (11/11/2024)
- Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 10/11/2024 (11/11/2024)
- Công điện về chủ động ứng phó với diễn biến bão YINXING (10/11/2024)
- Mưa lớn gây ngập úng nhiều khu vực ở thành phố Thủ Dầu Một (10/11/2024)
Tin tức - sự kiện
- Xử lý hơn 1.000m3 đất đá tràn lấp mặt đường lên Cửa khẩu Cầu Treo
- Ứng phó bão số 1, hàng không đóng cửa 3 sân bay
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra chất lượng các công trình đê điều tại trước mùa mưa bão tại Thanh Hóa
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra thiệt hại do thiên tai tại Xín Mần (Hà Giang)
- Lễ ký kết: Ứng phó và phục hồi sau hạn hán và xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long
- Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai.