Vĩnh Long: Chủ động ứng phó đợt cao điểm xâm nhập mặn

Ngày đăng: 19/03/2024

Ngày 18/3, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long ban hành công văn yêu cầu các sở, ngành, địa phương tăng cường các giải pháp ứng phó đợt cao điểm nắng nóng, hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn, không để thiếu nước cho sinh hoạt và ảnh hưởng tới sản xuất trong các tháng còn lại của mùa khô năm 2023-2024.


Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, Đồng bằng sông Cửu Long đang vào đợt cao điểm xâm nhập mặn, độ mặn cao hơn trung bình nhiều năm và tiếp tục duy trì ở mức cao đến hết mùa khô 2023-2024. Các đợt xâm nhập mặn cao điểm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long khả năng xuất hiện trong các ngày cuối tháng 3 và trong tháng 4 năm 2024.

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh tập trung chỉ đạo theo dõi sát ảnh hưởng, diễn biến thời tiết, nguồn nước; kịp thời cung cấp thông tin về nguy cơ hạn hán, nắng nóng, thiếu nước, xâm nhập mặn và dòng chảy trên các sông lớn chảy qua địa bàn tỉnh để chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với nguy cơ thiếu nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt, không để xảy ra bị động, bất ngờ.

Cống Vũng Liêm (huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long) góp phần bảo vệ nguồn nước tưới tiêu và sinh hoạt của người dân trên địa bàn. Ảnh: Lê Thúy Hằng/TTXVN

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, Đồng bằng sông Cửu Long đang vào đợt cao điểm xâm nhập mặn, độ mặn cao hơn trung bình nhiều năm và tiếp tục duy trì ở mức cao đến hết mùa khô 2023-2024. Các đợt xâm nhập mặn cao điểm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long khả năng xuất hiện trong các ngày cuối tháng 3 và trong tháng 4 năm 2024.

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh tập trung chỉ đạo theo dõi sát ảnh hưởng, diễn biến thời tiết, nguồn nước; kịp thời cung cấp thông tin về nguy cơ hạn hán, nắng nóng, thiếu nước, xâm nhập mặn và dòng chảy trên các sông lớn chảy qua địa bàn tỉnh để chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với nguy cơ thiếu nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt, không để xảy ra bị động, bất ngờ.

 

 

 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường theo dõi diễn biến và dự báo xâm nhập mặn, nguồn nước của các cơ quan chuyên ngành khí tượng, thủy văn để tổ chức các giải pháp ứng phó phù hợp. Trong đó, ngành Nông nghiệp khuyến cáo người dân không xuống giống lúa và rau màu ở các vùng đang tiếp tục có nguy cơ bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn, chỉ tổ chức xuống giống khi nguồn nước bảo đảm cung cấp ổn định; tăng cường vận hành hợp lý các công trình thủy lợi, nước sạch nông thôn đảm bảo cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt, tích trữ nước ngọt tối đa vào hệ thống kênh rạch. Tại các vùng cây ăn trái tiếp tục thực hiện trữ nước trong các ao, hồ phân tán, bảo đảm đủ nguồn nước cung cấp để duy trì sức sống tối thiểu của cây trồng trong thời gian ảnh hưởng của xâm nhập mặn.

Các địa phương chủ động bố trí nguồn lực, triển khai ngay các biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân, kiên quyết không để người dân bị thiếu nước sinh hoạt hoặc phải sử dụng nước sinh hoạt không bảo đảm chất lượng. Song song đó, các địa phương theo dõi chặt chẽ, nắm bắt đầy đủ, kịp thời thông tin về tình hình thiếu nước, xâm nhập mặn tại từng khu vực trên địa bàn để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó; hướng dẫn người dân sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, ưu tiên bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân, các cơ sở y tế, giáo dục và các nhu cầu thiết yếu khác.

bao tintuc

  • Tiêu đề *
  • Người gửi *
  • Email *
  • Nội dung bình luận *
  • Mã bảo vệ *
  • Gửi bình luận Đóng lại

Tin tức - sự kiện

Video

Hình ảnh

Thông tin thời tiết

Ứng phó với biến đổi khí hậu

Phòng chống thiên tai

Tìm kiếm cứu nạn - cứu hộ

PC tại nạn thương tích

Công điện

Văn bản chỉ đạo

Hoạt động của BCĐ

Văn bản pháp quy

Hợp Tác Quốc Tế

Chương trình - Kế hoạch

Đề án - Dự án

Nhu cầu - Tiềm lực

Thông tin tuyên truyền

Phổ biến kiến thức

Liên kết Website

BẢN ĐỒ GOOGLE

GOOGLE MAP

ẢNH VỆ TINH

SATELLITE IMAGE

ẢNH RA ĐA

RADA IMAGE

BẢN ĐỒ THỦY VĂN

HIDROLOGICAL IMAGE

Thống kế lượt truy cập