Việt Nam - một trong những nước đi đầu về ứng phó BĐKH
Thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu (BĐKH) đang là một trong những nhiệm vụ ưu tiên, được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành phát triển KTXH thời gian qua.
Là một trong 5 quốc gia được dự báo chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của tình trạng BĐKH và nước biển dâng, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực, hành động quan trọng trong việc ứng phó, thích ứng như sớm thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó BĐKH năm 2008, năm 2011 ban hành Chiến lược quốc gia về BĐKH và lập cơ quan chuyên trách cấp quốc gia về BĐKH do Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo. Các cơ quan, địa phương đã và đang triển khai hàng loạt những chủ trương, chính sách và hành động để huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia vào công việc ứng phó với BĐKH và thực hiện các cam kết quốc tế về BĐKH.
Trong những năm qua, các nhà tài trợ đã luôn sát cánh và hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong công tác ứng phó với BĐKH. Năm 2009, ngay sau khi Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó BĐKH được ban hành, các nhà tài trợ đã phối hợp, thành lập Chương trình Hỗ trợ ứng phó BĐKH (SP-RCC) nhằm hỗ trợ việc thực hiện Chương trình quan trọng này.
Đến nay, Chương trình SP-RCC có sự tham gia đầy đủ của những nhà tài trợ quan trọng như Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA, Cơ quan Phát triển Pháp AFD, Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Canada CIDA, WB, Cơ quan Hỗ trợ phát triển quốc tế Australia AusAID, Ngân hàng KeximBank Hàn Quốc với kinh phí hỗ trợ tăng dần từ 138 triệu USD năm 2010, 142,5 triệu USD năm 2011 và dự kiến lên 248 triệu USD trong năm 2012.
Qua rà soát ở các địa phương, đến nay Chương trình đã lựa chọn 60 dự án ưu tiên cấp bách thuộc 53 tỉnh, thành để tập trung giải quyết các vấn đề cấp thiết, trọng tâm là các tỉnh ĐBSCL, tỉnh đồng bằng ven biển và trung du miền núi với tổng kinh phí ước tính 20.000 tỷ đồng. Các nhóm dự án tập trung 4 lĩnh vực như xây dựng, nâng cấp các đoạn đê biển, đê sông xung yếu, các đoạn kè có nguy cơ sạt lở cao, hệ thống nước sinh hoạt có nguy cơ nhiễm mặn cao, phục hồi rừng ngập măn ven biển,…
Tổng kết đánh giá về Chương trình SP-RCC, các tổ chức tài trợ quốc tế đều cho rằng kết quả lớn nhất mà Chương trình đem lại là đã tạo ra một diễn đàn đối thoại chính sách hiệu quả về BĐKH ở Việt Nam, xác định được những nhu cầu ưu tiên của Việt Nam trong ứng phó với BĐKH, nhất là các nhu cầu hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật mà các đối tác cần hướng tới.
Bà Victoria Kwakwa – Giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam nhận định, việc triển khai Chương trình SP-RCC cũng như các kế hoạch hành động mạnh mẽ cho thấy Việt Nam đang là quốc gia đi đầu trong Chương trình hành động phòng chống, thích ứng với BĐKH.
Cuộc họp cũng đề cập một số vấn đề ưu tiên cao và mang tầm chiến lược của các ngành và của Chính phủ nhằm ứng phó có hiệu quả với BĐKH, bảo đảm cho sự phát triển đất nước bền vững.
Bên cạnh đó, các ý kiến đối thoại giữa hai bên cũng tập trung xem xét một số vấn đề cần tháo gỡ, thúc đẩy mạnh mẽ các bước triển khai, mục tiêu của các chương trình ứng phó BĐKH tại Việt Nam. Đó là việc gắn kết chặt chẽ giữa chương trình phòng tránh giảm nhẹ thiên tai với chương trình BĐKH, tạo cơ chế gắn kết giữa hoạt động chính sách Chương trình với kế hoạch phát triển KTXH, chiến lược phát triển ngành, vùng, việc điều phối các hỗ trợ kỹ thuật cho các hoạt động,…
Tán thành với các ý kiến trao đổi giữa các đối tác hai bên, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh, công cuộc ứng phó với BĐKH, nước biển dâng đối với Việt Nam – một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nền nhất - đòi hỏi nỗ lực của cả cộng động, từ các cơ quan Nhà nước, các địa phương, giới khoa học, các tổ chức quốc tế, hợp tác quốc gia, doanh nghiệp và người dân.
Đánh giá cao ý nghĩa, kết quả triển khai Chương trình SP-RCC với vai trò quan trọng của các tổ chức tài trợ, Phó Thủ tướng cho rằng, đã đến lúc cần có những tổng kết, đánh giá và phân tích cụ thể những thành công cũng như thách thức của các dự án hợp tác để thúc đẩy hiệu quả hơn nữa trong giai đoạn tiếp theo. Bộ TNMT cùng các Bộ, ngành và địa phương sớm tổng hợp và tập trung hoàn thiện công tác điều phối, phối hợp, xác định các hoạt động, mục tiêu ưu tiên chiến lược, kế hoạch hành động của ngành về BĐKH, báo cáo Uỷ ban quốc gia về BĐKH để có chỉ đạo kịp thời cho hợp tác quốc tế giai đoạn tới.
Nhu cầu vốn cho công cuộc ứng phó với BĐKH ở Việt Nam là rất lớn và các nhà tài trợ cũng cần quan tâm hơn nữa trong việc hợp tác, hỗ các đối tác trong nước về vốn và công nghệ để đảm bảo sự thành công cũng như các nhu cầu cấp thiết của Chương trình.
Phó Thủ tướng giao Bộ KHĐT đánh giá lại hiệu quả sử dụng các nguồn vốn, xem xét năng lực triển khai các dự án, trong đó năng lực của các Ban quản lý và tạo thuận lợi tối đa về thủ tục cho các dự án được triển khai. Đồng thời, xem xét, đánh giá lại về cơ chế tài chính để tạo những biên pháp hướng vào việc nâng cao thể chế, phát triển nhân lực.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng cho ý kiến với từng vấn đề thảo luận của các nhà tài trợ nêu ra trong cuộc họp và chỉ đạo các cơ quan đối tác của Việt Nam xem xét, triển khai./.
Tin bài cùng chuyên mục
- Tập trung tìm kiếm 5 học sinh mất tích do đuối nước tại xã Hiền Quan (19/11/2024)
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chỉ đạo công tác tìm kiếm 4 học sinh mất tích tại xã Hiền Quan (19/11/2024)
- Quảng Bình: Chủ động ứng phó với bão số 9 (19/11/2024)
- Sụt lún đất tại Mai Sơn (Sơn La): Khẩn trương lập phương án bố trí, sắp xếp dân cư (19/11/2024)
- Bão Man-Yi giảm cấp khi vào biển Đông (19/11/2024)
- Dự báo thời tiết ngày 19/11: Không khí lạnh tăng cường, Bắc Bộ mưa vài nơi (19/11/2024)
- Thanh Hóa: Nâng cao năng lực phòng chống thiên tai (19/11/2024)
- Philippines ứng phó với bão Manyi (19/11/2024)
Tin tức - sự kiện
- Xử lý hơn 1.000m3 đất đá tràn lấp mặt đường lên Cửa khẩu Cầu Treo
- Ứng phó bão số 1, hàng không đóng cửa 3 sân bay
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra chất lượng các công trình đê điều tại trước mùa mưa bão tại Thanh Hóa
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra thiệt hại do thiên tai tại Xín Mần (Hà Giang)
- Lễ ký kết: Ứng phó và phục hồi sau hạn hán và xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long
- Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai.