Ứng phó lũ bất thường

Ngày đăng: 14/09/2019

Mặc dù dự báo đỉnh lũ năm nay thấp nhưng cần chủ động ứng phó với tình huống lũ lên nhanh bất thường do tác động từ mưa bão, các quốc gia thượng nguồn sông Mekong điều tiết đập thủy điện. Ưu tiên hàng đầu trong ứng phó lũ là đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất, bảo vệ an toàn tính mạng và chăm lo sinh kế của người dân.

Hệ lụy khi lũ nhỏ

Mặc dù những ngày qua, lũ từ thượng nguồn sông Mekong đã đổ về sông Cửu Long nhưng với cư dân vùng đầu nguồn An Phú, mực nước vẫn còn khá thấp. Chỉ vào cột đánh dấu mực nước nhiều năm qua, ông Y Sa, người dân tộc thiểu số Chăm ở xã Đa Phước (An Phú), bộc bạch: “Hơn 60 năm sống ở vùng này, chưa bao giờ tôi thấy nước nhỏ như năm nay. Năm lũ thấp nhất cũng đã có nước lấp lé dưới nhà sàn, còn hiện giờ chẳng thấy nước đâu”.

Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh An Giang cho biết, dù đã có nước về nhưng mực nước cao nhất vùng đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu vẫn chưa đạt đến mức báo động 1 (BĐ1). Dự báo đỉnh lũ năm nay có thể xuất hiện vào thời kỳ đầu đến giữa tháng 10 nhưng cũng chỉ ở mức BĐ1 (BĐ1 tại Tân Châu là 3,5m, Châu Đốc 3m), thấp hơn đỉnh lũ năm 2018 và trung bình nhiều năm. Riêng đỉnh lũ vùng hạ lưu sông tại Chợ Mới khả năng xấp xỉ BĐ2, tại Long Xuyên ở mức BĐ2 - BĐ3 (BĐ2 tại Chợ Mới là 2,5m, Long Xuyên 2,2m).

Mực nước đầu nguồn sông Hậu đã lên nhưng chưa cao

Ông Nguyễn Sĩ Lâm, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Trưởng ban Chỉ đạo (BCĐ) Ứng phó biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh cho rằng, lũ nhỏ sẽ có những tác động tiêu cực đến sản xuất và đời sống như: tăng chi phí bơm tưới phục vụ sản xuất; tăng nguy cơ sạt lở đất bờ bao, bờ sông, kênh, rạch. Lũ nhỏ nên đồng ruộng không được vệ sinh, bù đắp phù sa, làm gia tăng sâu bệnh, dịch hại, tăng chi phí đầu vào, ảnh hưởng nguồn nước phục vụ sản xuất vụ đông xuân tới, dự phòng khả năng ảnh hưởng xâm nhập mặn sớm trong mùa khô 2019-2020. “Mặc dù dự báo lũ thấp nhưng cần chủ động ứng phó với tình huống lũ lên nhanh hơn bình thường do tác động điều tiết dòng chảy từ thượng nguồn sông Mekong”- ông Lâm lưu ý.

Để chủ động ứng phó với lũ thấp hoặc khi lũ lên nhanh bất thường, BCĐ Ứng phó biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh phối hợp Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh An Giang, các cơ quan truyền thông tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về diễn biến lũ, nguồn nước để nhân dân nắm rõ. Đồng thời, tiếp tục thực hiện kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ trồng lúa sang cây trồng cạn gắn với ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm. Đến nay, đã thực hiện chuyển đổi được khoảng 17.258ha. Đối với canh tác lúa, tăng cường áp dụng quy trình sản xuất “1 phải, 5 giảm” nhằm tiết kiệm nước, chi phí, tăng hiệu quả sản xuất.

Giải pháp lâu dài

Ông Lâm cho biết, mặc dù lũ nhỏ nhưng nước vẫn có khả năng vào đồng ruộng. Thực hiện chủ trương của UBND tỉnh, ngành nông nghiệp đang triển khai giảm diện tích sản xuất lúa vụ thu đông, thực hiện xả lũ khoảng 26.000ha ở 34 tiểu vùng 3 vụ. Bên cạnh đó, thực hiện cho lũ vào đồng ở các tiểu vùng đê bao tháng 8, vùng giáp biên với diện tích khoảng 64.000ha.

Thời gian qua, An Giang thường xuyên phối hợp với tỉnh Kiên Giang vận hành hệ thống thủy lợi trong vùng Tứ giác Long Xuyên, đặc biệt các cống vùng ven biển tỉnh Kiên Giang phục vụ ngăn mặn, trữ ngọt cho vùng An Giang, Kiên Giang và TP. Cần Thơ. Đối với các địa phương trong tỉnh, đã chủ động rà soát, hoàn chỉnh phương án ứng phó lũ theo phương châm “4 tại chỗ”. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành các đê bao, cống bọng; xác định ngay các vị trí xung yếu có khả năng ảnh hưởng của lũ, như: cống bọng, đê bao, vùng sản xuất thiếu an toàn... để xử lý kịp thời.

Nhằm đảm bảo sinh kế cho người dân, ngành nông nghiệp đã khuyến khích các địa phương kết hợp việc xả lũ tích nước trên đồng ruộng với thực hiện các loại hình sản xuất như: mô hình như thả cá kết hợp trồng rau nhút, trồng ấu ở huyện Phú Tân, Chợ Mới, trồng điên điển ở Châu Phú; mô hình trồng sen kết hợp thu hoạch cá tự nhiên, thí điểm tại Tịnh Biên và Tri Tôn; mô hình nuôi tôm càng xanh vùng ngập nước ở đầu nguồn An Phú (ngoài con tôm, người dân còn thu hoạch thêm cá tự nhiên)…

Để ứng phó tình huống lũ lên nhanh bất thường, UBND tỉnh đã yêu cầu các địa phương kiện toàn Ban Chỉ huy Ứng phó biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện, đồng thời phân công nhiệm vụ cho thành viên phụ trách địa bàn thường xuyên kiểm tra, phối hợp UBND cấp xã thực hiện công tác phòng, chống thiên tai. Cùng với tuyên truyền thường xuyên đến tận địa bàn dân cư, các địa phương cần phân công, bố trí lực lượng kiểm tra hệ thống đê bao, cống bọng xung yếu, khi phát hiện thì xử lý ngay theo phương châm “4 tại chỗ”. Về phía tỉnh, sẽ tiếp tục theo dõi diễn biến của lũ để có kế hoạch bố trí lịch xuống giống vụ đông xuân 2019-2020 luân phiên ở các khu vực trên địa bàn.

 

UBND tỉnh đang rà soát, hoàn chỉnh Kế hoạch phòng, chống hạn và xâm nhập mặn theo phương châm “4 tại chỗ”. Qua đó, giúp chủ động ứng phó khi có hạn, mặn, thiếu nước xảy ra vào mùa khô 2019-2020

  • Tiêu đề *
  • Người gửi *
  • Email *
  • Nội dung bình luận *
  • Mã bảo vệ *
  • Gửi bình luận Đóng lại

Tin tức - sự kiện

Video

Hình ảnh

Thông tin thời tiết

Ứng phó với biến đổi khí hậu

Phòng chống thiên tai

Tìm kiếm cứu nạn - cứu hộ

PC tại nạn thương tích

Công điện

Văn bản chỉ đạo

Hoạt động của BCĐ

Văn bản pháp quy

Hợp Tác Quốc Tế

Chương trình - Kế hoạch

Đề án - Dự án

Nhu cầu - Tiềm lực

Thông tin tuyên truyền

Phổ biến kiến thức

Liên kết Website

BẢN ĐỒ GOOGLE

GOOGLE MAP

ẢNH VỆ TINH

SATELLITE IMAGE

ẢNH RA ĐA

RADA IMAGE

BẢN ĐỒ THỦY VĂN

HIDROLOGICAL IMAGE

Thống kế lượt truy cập