Ứng phó bão số 4: Tập trung mọi lực lượng, tránh tư tưởng chủ quan

Ngày đăng: 25/07/2017

Sáng 25/7, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai họp trực tuyến với 6 tỉnh gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường chủ trì cuộc họp.

       Ban chỉ đạo TW về PCTT tổ chức họp trực tuyến ứng phó bão số 4

 Bão số 4 dự kiến đổ vào các tỉnh Bắc Trung Bộ với trọng tâm từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị. Đây là khu vực vừa bị thiệt hại nặng nề do bão số 2 và đang trong giai đoạn khôi phục sản xuất, cơ sở hạ tầng.

Là một trong những địa phương xác định tác động trực tiếp của bão số 4, ông Đặng Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh cho biết, tỉnh đã cấm biến từ 18 giờ hôm qua (24/7). Đến sáng nay, Hà Tĩnh đã kêu gọi hơn 6.200 tàu/17.000 lao động đã vào bờ neo đậu an toàn; các tàu khác đang trên đường trú tránh đều được giữ liên lạc thường xuyên. Theo ông Sơn, hiện Hà Tĩnh đã di dời bà con trên các lồng bè nuôi trồng thủy sản trên biển. Mở các cống tiêu thoát để bảo vệ 45.000 ha lúa và 10.000 ha màu.
Tỉnh Nghệ An cũng triển khai họp trực tuyến với các sở, ngành, huyện, thành phố để triển khai công tác ứng phó bão số 4, hoãn các cuộc họp không cần thiết đồng thời chỉ đạo các đơn vị trực 24/24 giờ để ứng phó với bão, ông Đinh Viết Hồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An nói. Tỉnh đã tạm dừng việc tìm kiếm 2 thuyền viên còn mất tích trên tàu VTB26 bị chìm sau bão số 2, hoãn các cuộc họp để chỉ đạo ứng phó với bão số 4. Và đến sáng nay, Nghệ An còn 19 tàu với 95 tàu đang hoạt động trên biển, cơ quan chức năng đã liên hệ trên đường về. Toàn tỉnh có 625 hồ chứa, trong 263 hồ đầy nước, số còn lại là 60-70% dung tích. Các hồ đầy nước, phải theo dõi, để điều tiết nước đảm bảo an toàn. Hồ nào không đảm bảo an toàn thì không tích nước.

Tại Quảng Bình, ông Lê Minh Ngân, Phó Chủ tịch tỉnh này cho biết, đến sáng nay, không còn tàu cá nào của địa phương hoạt động trên biển. “Rút kinh nghiệm bão số 2, tỉnh đã chỉ đạo trong việc sắp xếp, neo đậu tàu thuyền. Đặc biệt, với tàu nhỏ gần bỏ đã thông báo, kêu gọi, nếu cần sẽ cưỡng chế”- ông Ngân nói.

Tại Quảng Trị, theo ông Nguyễn Đức Chính, Chủ tịch tỉnh, địa phương đã cấm biến từ 14 giờ hôm qua và kích hoạt kịch bản di dời dân vùng xung yếu, lũ quét, sạt lở đất. Hiện còn 18 tàu cá Quảng Trị chưa vào bờ, lực lượng chức năng cũng đã duy trì liên lạc, hướng dẫn các tàu này vào trú tránh ở Quảng Nam, Đà Nẵng.

 

              Bộ trưởng -Trưởng Ban Nguyễn Xuân Cường chủ trì cuộc họp

  Kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị huy động mọi lực lượng tập trung ứng phó với bão số 4, tránh tư tưởng chủ quan trong công tác phóng tránh bão và tiếp tục thực hiện Công điện số 29, ngày 23/7 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai - Ủy Ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương tiếp tục theo dõi, cập nhật, ban hành các bản tin dự báo, cảnh báo về diễn biến của bão. Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam và các cơ quan báo chí tăng thời lượng phát sóng, đưa tin về diễn biến của bão và phổ biến các kỹ năng ứng phó với bão và mưa lũ để người dân, tổ chức chủ động phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại. Các bộ, ngành chức năng chỉ đạo, giúp đỡ, hỗ trợ các địa phương trong công tác ứng phó với bão (đặc biệt ngành điện, giao thông vận tải, Biên phòng, lực lượng an ninh...).

Trưởng ban Chỉ đạo yêu cầu: Triển khai mọi phương án với mục tiêu đảm bảo về người và tài sản của nhân dân, quyết liệt triển khai sơ tán dân trên các phương tiện, lồng bè, chòi canh, khu nuôi trồng thủy sản, vùng thấp trũng ven biển đến nơi an toàn tuyệt đối (đặc biệt tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị - vùng tâm bão dự báo đi qua). Kiên quyết kêu gọi tàu thuyền vào nơi tránh trú; hướng dẫn, tổ chức sắp xếp tàu thuyền tại khu neo đậu để đảm bảo an toàn, tránh việc có nhiều tàu thuyền bị chìm tại khu neo đậu khi bão đổ bộ như tại Quảng Bình trong bão số 2 vừa qua; kiểm soát chặt chẽ các tàu vận tải, tàu vãng lai, tổ chức neo đậu, tránh thiệt hại do tư tưởng chủ quan tàu lớn có thể chống chịu được bão như tại Nghệ An vừa qua. 

Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ; cảnh báo, thông tin kịp thời đến các cấp chính quyền, người dân để chủ động các biện pháp phòng tránh; chủ động tiêu thoát nước đệm để đảm bảo an toàn chống úng cho các diện tích lúa và hoa màu; dự phòng phương án khôi phục sản xuất, đặc biệt là tại những địa phương đã bị thiệt hại do bão số 2. Sẵn sàng phương án bố trí lực lượng kiểm soát giao thông tại các vị trí ngầm, tràn, đường giao thông có nguy cơ bị ngập sâu do lũ; sẵn sàng phương án bảo vệ các trọng điểm đê điều, hồ đập xung yếu. Các lực lượng, phương tiện, trang thiết bị cứu hộ cứu nạn để xử lý các tình huống có thể xảy ra. Đồng thời, rà soát an toàn hệ thống điện đảm bảo cung cấp thường xuyên, liên tục phục vụ sản xuất và sinh hoạt; có phương án sẵn sàng khôi phục kịp thời khi có sự cố xảy ra. 

# Theo báo cáo số 261 ngày 25/7 của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, tính đến 6 giờ ngày 25/7, các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa đã kiểm đếm, hướng dẫn cho 72.070 phương tiện/287.407 lao động biết diễn biến, hướng di chuyển của bão số 4 để chủ động di chuyển phòng tránh hoặc thoát khỏi vùng nguy hiểm, trong đó, hoạt động ở khu vực quần đảo Hoàng Sa: 520 tàu/3.439 lao động (Đà Nẵng15 tàu/186 lao động; Quảng Nam 130 tàu/2.025 lao động; Quảng Ngãi 132 tàu/910 lao động; Bình Định 240 tàu/1.440 lao động; Khánh Hòa 2 tàu/17 lao động; Quảng Bình 4 tàu/24 lao động).

  • Tiêu đề *
  • Người gửi *
  • Email *
  • Nội dung bình luận *
  • Mã bảo vệ *
  • Gửi bình luận Đóng lại

Tin tức - sự kiện

Video

Hình ảnh

Thông tin thời tiết

Ứng phó với biến đổi khí hậu

Phòng chống thiên tai

Tìm kiếm cứu nạn - cứu hộ

PC tại nạn thương tích

Công điện

Văn bản chỉ đạo

Hoạt động của BCĐ

Văn bản pháp quy

Hợp Tác Quốc Tế

Chương trình - Kế hoạch

Đề án - Dự án

Nhu cầu - Tiềm lực

Thông tin tuyên truyền

Phổ biến kiến thức

Liên kết Website

BẢN ĐỒ GOOGLE

GOOGLE MAP

ẢNH VỆ TINH

SATELLITE IMAGE

ẢNH RA ĐA

RADA IMAGE

BẢN ĐỒ THỦY VĂN

HIDROLOGICAL IMAGE

Thống kế lượt truy cập