Tuyên truyền ứng phó động đất cho người dân KonPlong, Kon Tum
Viện Vật lý địa cầu đã cử Đoàn công tác đi thực địa tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, phối hợp tuyên truyền và hướng dẫn các kỹ năng ứng phó khi động đất xảy ra cho người dân tại khu vực tâm chấn sau khi trận động đất có độ lớn 5.0 xảy ra tại huyện Kon Plông vào ngày 28/7.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu cho biết, thực hiện Công điện số 73/CĐ - TTg ngày 29/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm tra, chủ động khắc phục hậu quả động đất tại địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã chỉ đạo Viện Vật lý địa cầu tiếp tục tổ chức theo dõi diễn biến và các dư chấn động đất, phối hợp với các cơ quan chức năng, huy động các chuyên gia, nhà khoa học làm rõ nguyên nhân động đất gia tăng bất thường trong khu vực, kịp thời thông tin đến các cơ quan chức năng và người dân để phục vụ công tác truyền thông và chỉ đạo ứng phó, tránh để các đối tượng xấu lợi dụng gây hoang mang, bất ổn trong nhân dân.
Theo chỉ đạo của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Vật lý địa cầu đã cử Đoàn công tác đi thực địa tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, phối hợp tuyên truyền và hướng dẫn các kỹ năng ứng phó khi động đất xảy ra cho người dân tại khu vực tâm chấn động đất M=5.0, nhằm giảm thiểu những rủi ro do động đất gây ra cũng như phục vụ công tác an dân tại địa phương trong tình hình động đất xảy ra gần đây. Đoàn công tác đã khảo sát, tuyên truyền, hướng dẫn và phát tờ rơi cho người dân về kĩ năng ứng phó với động đất tại địa điểm bị tác động của động đất như các xã: Đắk Tăng, Đắk Nên, Đắk Ring, Măng Bút và Măng Càng.
Cụ thể, trong hai ngày 1/8 và 2/8, Đoàn công tác của Viện Vật lý địa cầu đã đi vào các buôn làng tại xã Đăk Tăng và xã Măng Bút, gần khu vực xảy ra động đất huyện Kon Plông để phát tờ rơi, tài liệu hướng dẫn. Đồng thời, trực tiếp trao đổi cho người dân các giải pháp phòng tránh động đất, cách ứng phó với các tình huống cụ thể để giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai. Từ nay đến ngày 5/8, Đoàn sẽ tiếp tục đến các thôn làng tuyên truyền cho người dân trong vùng động đất tới để ổn định tâm lý, đời sống bà con.
Như tin đã đưa, ngày 28/7 vừa qua, huyện Kon Plông xảy ra 21 trận động đất, trong đó trận lớn nhất 5 độ gây rung chấn ở nhiều khu vực Tây Nguyên, miền Trung cách đó hàng trăm km. Ngày 29/7, huyện Kon Plông ghi nhận thêm 24 trận, và sau đó giảm dần chỉ còn vài trận trong ngày với độ rung chấn nhỏ.
Số trận động đất tại huyện Kon Plông và lân cận xảy ra thường xuyên, xu hướng mạnh dần từ tháng 4/2021 đến nay. Năm 2021 ghi nhận 169 trận động đất lớn hơn 2,5 độ. Tháng 4/2022, địa bàn xảy ra trận lớn nhất 4,5 độ. Bốn tháng sau cấp độ nâng lên 4,7 độ. Viện Vật lý địa cầu đã lắp đặt 11 trạm quan trắc động đất ở địa phương, số liệu cập nhật tương đối tốt, có thể kịp thời cảnh báo.
Đại diện Viện Vật lý địa cầu cho biết, ngay cả thế giới cũng rất khó dự đoán thời điểm động đất xảy ra. Do đó các quốc gia tập trung vào giải pháp giảm nhẹ hậu quả động đất như ưu tiên nghiên cứu xây dựng công trình có khả năng chịu dư chấn cao và huấn luyện người dân kỹ năng sinh tồn khi xảy ra thiên tai.
Từ năm 2021 đến nay, khi động đất xuất hiện, Viện Vật lý địa cầu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và các cơ quan chức năng về địa phương tập huấn diễn tập phòng chống thiên tai. Người dân được hướng dẫn cách xây nhà đảm bảo phần nền, tường và mái chịu được lực tốt nhất. Các hoạt động tuyên truyền và hướng dẫn của Đoàn công tác Viện Vật lý địa cầu đã có tác động tích cực đến người dân, giúp họ trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để ứng phó với động đất, từ đó giảm thiểu thiệt hại và tăng cường sự an toàn cho cộng đồng
Cán bộ Viện Vật lý địa cầu tuyên truyền và hướng dẫn các kỹ năng ứng phó động đất cho người dân huyện Kon Plông
Người dân nghe hướng dẫn kỹ năng ứng phó động đất.
Tin bài cùng sự kiện
- Quảng Ngãi: Lũ lên nhanh, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo khẩn trương ứng phó (24/11/2024)
- Quảng Ngãi: Mưa lớn, nước trên các sông lên cao trên báo động 3 (24/11/2024)
- Mưa lớn gây sạt lở và ngập cục bộ ở huyện miền núi An Lão, tỉnh Bình Định (24/11/2024)
- Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành công điện khẩn ứng phó với mưa lũ (24/11/2024)
- Mưa lớn kéo dài, lũ nhấn chìm hàng chục nhà dân tại Quảng Ngãi (24/11/2024)
- Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 23/11/2024 (24/11/2024)
- Công an tỉnh mở lớp đào tạo lái xuồng máy cho cán bộ chiến sĩ Công an tỉnh. (23/11/2024)
- Xe chở rác rơi xuống sông Hữu Trạch khiến 02 người mất tích (23/11/2024)
Tin bài cùng chuyên mục
- Quảng Ngãi: Lũ lên nhanh, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo khẩn trương ứng phó (24/11/2024)
- Quảng Ngãi: Mưa lớn, nước trên các sông lên cao trên báo động 3 (24/11/2024)
- Mưa lớn gây sạt lở và ngập cục bộ ở huyện miền núi An Lão, tỉnh Bình Định (24/11/2024)
- Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành công điện khẩn ứng phó với mưa lũ (24/11/2024)
- Mưa lớn kéo dài, lũ nhấn chìm hàng chục nhà dân tại Quảng Ngãi (24/11/2024)
- Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 23/11/2024 (24/11/2024)
- Công an tỉnh mở lớp đào tạo lái xuồng máy cho cán bộ chiến sĩ Công an tỉnh. (23/11/2024)
- Xe chở rác rơi xuống sông Hữu Trạch khiến 02 người mất tích (23/11/2024)
Tin tức - sự kiện
- Xử lý hơn 1.000m3 đất đá tràn lấp mặt đường lên Cửa khẩu Cầu Treo
- Ứng phó bão số 1, hàng không đóng cửa 3 sân bay
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra chất lượng các công trình đê điều tại trước mùa mưa bão tại Thanh Hóa
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra thiệt hại do thiên tai tại Xín Mần (Hà Giang)
- Lễ ký kết: Ứng phó và phục hồi sau hạn hán và xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long
- Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai.