Triển khai công tác ứng phó với bão số 13 (Haikui)

Ngày đăng: 10/11/2017

          Theo bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, sau khi đi vào khu vực miền Trung Philipin áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão và có tên quốc tế là Haikui. 

          Hồi 04h00 ngày 10/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 14,5 độ Vĩ Bắc; 119,8 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 930 km về phía Đông Nam, sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km và có khả năng mạnh thêm. Đến 04 giờ ngày 11/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,1 độ Vĩ Bắc; 115,5 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 430km về phía Đông Đông Nam, sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, giật cấp 12.

           Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão Haikui, vùng biển phía Đông khu vực Bắc và giữa biển Đông có mưa rào và dông mạnh, gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8-9, giật cấp 11-12, biển động rất mạnh. Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên) từ vĩ tuyến 12,0 đến 17,0 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 113,5 độ Kinh Đông. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

          Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai tính đến hết ngày 9 /11 số người chết 100 người, 18 người mất tích; 124.222 ngôi nhà bị sập đổ, hư hại; 10.295 ha diện tích lúa bị ngập; 20.957 ha diện tích rau, hoa màu; 25.504 lồng bè nuôi trồng thủy, hải sản; 1.301 tàu thuyền bị chìm, hư hỏng; 128 km kênh mương, kè bị sạt, trôi, hư hỏng; 33.168 m bờ bao bị hư hại; 59 km bờ sông, bờ biển sạt lở; 30 hồ đập nhỏ bị hư hại.

          Tình hình ngập lụt tính đến 14h ngày 9/11: Quảng Trị: còn 31 ngôi nhà ngập ở mức 0,2-0,4m, Thừa Thiên Huế còn khoảng 7.935nhà vẫn đang bị ngập từ 0,1-0,3m.  Tại các vùng thấp trũng nước lũ vẫn chưa rút toàn tỉnh, 354 hộ/1186 khẩu đang sơ tán xen ghép.

           Quảng Ngãi hiện nay, nước lũ đã cơ bản rút. Các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên cơ bản đã hết ngập. Nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất ở vùng núi và sụt lún ven sông các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định. 

          Theo báo cáo của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Công Thương, tính đến 07h00 ngày 10/11, có 47 hồ xả qua tràn, lưu lượng về hồ thủy điện các khu vực Đông Nam Bộ, duyên hải miền Trung tăng nhẹ; Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Bắc Bộ giảm các hồ vận hành bình thường. Một số hồ đang xả lưu lượng lớn.

         Theo báo cáo của Tổng cục Thủy lợi (cập nhật đến 07h/10/11), một số hồ chứa đang vận hành xả lũ lưu lượng lớn như sau: Tả Trạch (665 m3/s), Nước Trong (155m3/s), Định Bình (410 m3/s).

        Tại cuộc họp giao ban Uỷ viên thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai ông Trần Quang Hoài đề nghị các đơn vị thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến với các Bộ, ngành và địa phương về công tác khắc phục hậu quả bão số 12 và Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại Hội nghị công tác khắc phục hậu quả và tái thiết sau bão lũ cho các tỉnh khu vực miền Trung và Tây nguyên, nghiêm túc Công điện số 88/CĐ-TW hồi 16h ngày 09/11/2017; Công điện số 89/CĐ-TW hồi 7h30 ngày 10/11/2017 của Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai - Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và TKCN, theo dõi chặt chẽ diễn biến bão số 13 để chủ động triển khai các phương án ứng phó.

 

Ảnh: Toàn cảnh cuộc họp

          Theo dõi và vận hành các hồ chứa phù hợp quy trình đảm bảo an toàn cho công trình, hạn chế ngập lụt cho hạ du, đặc biệt tại lưu vực sông Hương, Vu Gia-Thu Bồn nơi đang diễn ra các hoạt động của hội nghị cấp cao APEC; bố trí lực lượng trực canh tại các hồ chứa xung yếu, các hồ chứa đã đầy nước. Triển khai phương án đảm bảo an toàn hạ du hồ chứa, nhất là trong tình huống xả lũ khẩn cấp. Khẩn trương khắc phục sự cố các hồ chứa tại Bình Định và Khánh Hòa. Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương tăng cường thời lượng các bản tin dự báo trong đó tập trung nhận định sớm diễn biến của bão số 13 và dự báo lượng mưa để chủ động chỉ đạo, ứng phó. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, các cơ quan thông tin đại chúng Trung ương và địa phương tăng cường thời lượng phát sóng, đưa tin về công tác chỉ đạo ứng phó, khắc phục và hướng dẫn các biện pháp phòng tránh. Tổ chức trực ban nghiêm túc, kịp thời báo cáo về Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn để xử lý hiệu quả các tình huống có thể xảy ra.

  • Tiêu đề *
  • Người gửi *
  • Email *
  • Nội dung bình luận *
  • Mã bảo vệ *
  • Gửi bình luận Đóng lại

Tin tức - sự kiện

Video

Hình ảnh

Thông tin thời tiết

Ứng phó với biến đổi khí hậu

Phòng chống thiên tai

Tìm kiếm cứu nạn - cứu hộ

PC tại nạn thương tích

Công điện

Văn bản chỉ đạo

Hoạt động của BCĐ

Văn bản pháp quy

Hợp Tác Quốc Tế

Chương trình - Kế hoạch

Đề án - Dự án

Nhu cầu - Tiềm lực

Thông tin tuyên truyền

Phổ biến kiến thức

Liên kết Website

BẢN ĐỒ GOOGLE

GOOGLE MAP

ẢNH VỆ TINH

SATELLITE IMAGE

ẢNH RA ĐA

RADA IMAGE

BẢN ĐỒ THỦY VĂN

HIDROLOGICAL IMAGE

Thống kế lượt truy cập