Tình trạng khẩn cấp về khí hậu
Theo đánh giá ban đầu, siêu bão Goni (Bão số 10 tại Việt Nam), còn gọi là Rolly, cơn bão thứ 18 đổ bộ vào Philippines trong năm nay, khiến 20 người thiệt mạng, 2,1 triệu người bị ảnh hưởng ở Luzon, làm 372.381 người phải di dời, 53.863 ngôi nhà bị mất điện, cắt đứt hệ thống liên lạc và đường dây tải điện và đã gây ra thiệt hại hơn 6 tỷ Peso (124 triệu USD) cho nông nghiệp và cơ sở hạ tầng công cộng, bao gồm cầu, đường, các tòa nhà công cộng và các công trình kiểm soát lũ.
Nhà bị ảnh hưởng và ngập do bão Rolly tại Nam Manila (theo UNICEF)
Mặc dù cuối cùng nó suy yếu khi đổ bộ vào đất liền, nhưng Rolly là cơn bão ‘quái vật’ thứ ba đổ bộ vào Philippines trong vòng 8 năm, sau Yolanda vào năm 2013 và Ferdie vào năm 2016 là lời nhắc nhở Philippines phải đối mặt với sự thay đổi lớn do biến đổi khí hậu, gia tăng ảnh hưởng đến môi trường, gia tăng lây lan các bệnh truyền nhiễm.
Chỉ số Hòa bình toàn cầu năm 2019, đánh giá các quốc gia theo mức độ hòa bình đã xếp Philippines là quốc gia dễ bị ảnh hưởng nhất bởi các hiểm họa do biến đổi khí hậu mang lại, 47% dân số Philippines sống trong các khu vực chịu nhiều rủi ro khí hậu bao gồm động đất, sóng thần, lũ lụt, bão và hạn hán.
Mặt khác, Chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu 2020, được nêu ra tại Hội nghị các bên liên quan về Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc (COP 25) ở Madrid vào tháng 12/2019 cho biết Nhật Bản, Philippines và Đức là những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan trong năm 2018, chịu ảnh hưởng nhiều nhất do tính dễ bị tổn thương và khả năng ứng phó thấp.
Trong hồ sơ rủi ro biến đổi khí hậu của Philippines, Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cho rằng quốc gia này dễ bị tổn thương do phải đối mặt với các nguy cơ như bão, sạt lở đất, lũ lụt và hạn hán; sự phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhạy cảm với khí hậu với đường bờ biển dài, phần lớn dân số sống bằng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và biển ngày càng cạn kiệt. Ngoài ra, mực nước biển ở Philippines đang tăng nhanh hơn mức trung bình toàn cầu, khiến người dân có nguy cơ phải đối mặt với bão và lũ lụt.
Trong nhiều năm, chính phủ Philippin đã nói về việc giảm thiểu rủi ro thiên tai, thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu, “xây dựng lại tốt hơn” và các việc nhằm giảm thiểu khác. Tuy nhiên, người dân Philippines tiếp tục bị bão ảnh hưởng gây thiệt mạng, mất nhà cửa và sinh kế do thiên tai còn Chính phủ thì khá choáng ngợp với việc ứng phó thiên tai. Nhu cầu xây dựng các Trung tâm sơ tán vững chắc và ổn định cho người dân luôn tồn tại do tình hình thiên tai lặp đi lặp lại trong nước, nhưng rất ít chính quyền địa phương có tầm nhìn đê triển khai lộ trình hành động này nên mỗi khi thiên tai xảy ra phải dùng đến các trường học và các nơi trú ẩn tạm thời khác. Đại dịch đã làm cho vấn đề trở nên trầm trọng hơn, với nhu cầu về không gian rộng rãi hơn và điều kiện cơ sở y tế cơ bản (chẳng hạn như nước máy) để tạo điều kiện cho người dân sơ tán vẫn đảm bảo giữ khoảng cách và các quy trình an toàn khác.
Các nhà khoa học của NPTE cho rằng “Là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương về khí hậu nhất trên thế giới, Philippines nên huy động người dân, thể chế và nguồn lực của mình để tăng cường khả năng chuẩn bị ứng phó và thậm chí phát triển thịnh vượng trong bối cảnh khẩn cấp về khí hậu”. Cụ thể, các dữ liệu như thảm họa thiên nhiên, cấp độ ảnh hưởng và tính dễ bị tổn thương có thể ảnh hưởng đến các thành phố và đô thị trên toàn quốc nên được hợp nhất trong một nền tảng duy nhất để phân tích toàn diện, như một bước khởi đầu nghiêm túc cho đánh giá rủi ro thiên tai và khí hậu.
Siêu bão Rolly cũng là dấu hiệu cảnh báo mới về việc không còn nhiều thời gian để củng cố đất nước trước tình trạng khẩn cấp về khí hậu đang cận kề và nếu thiếu các biện pháp ứng phó toàn diện và chặt chẽ, Philippines sẽ phải hứng chịu những thảm họa thảm khốc hơn.
Tin bài cùng sự kiện
-
TIN CẢNH BÁO LŨ QUÉT, SẠT LỞ ĐẤT, SỤT LÚN ĐẤT DO MƯA LŨ HOẶC DÒNG CHẢY TRÊN KHU VỰC TỈNH CAO BẰNG (09/07/2025)
-
Chủ động ứng phó với mưa lớn, nguy cơ lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất. (09/07/2025)
-
Hà Nội: Chủ động phòng ngừa, ứng phó với thiên tai (09/07/2025)
-
Công điện số 4176/CĐ-BNNMT ngày 09/7/2025 v/v mở cửa xả đáy hồ thủy điện Hòa Bình và văn bản chỉ đạo an toàn hạ du (09/07/2025)
-
Ninh Bình: Sớm di dời các hộ dân khỏi khu vực ảnh hưởng bởi sạt lở đá (09/07/2025)
-
Đề phòng triều cường khu vực ven biển Đông Nam Bộ (09/07/2025)
-
Hà Nội kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp xã (09/07/2025)
-
Miền Bắc nắng nóng gay gắt trước khi đón mưa lớn (09/07/2025)
Tin bài cùng chuyên mục
-
TIN CẢNH BÁO LŨ QUÉT, SẠT LỞ ĐẤT, SỤT LÚN ĐẤT DO MƯA LŨ HOẶC DÒNG CHẢY TRÊN KHU VỰC TỈNH CAO BẰNG (09/07/2025)
-
Chủ động ứng phó với mưa lớn, nguy cơ lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất. (09/07/2025)
-
Hà Nội: Chủ động phòng ngừa, ứng phó với thiên tai (09/07/2025)
-
Công điện số 4176/CĐ-BNNMT ngày 09/7/2025 v/v mở cửa xả đáy hồ thủy điện Hòa Bình và văn bản chỉ đạo an toàn hạ du (09/07/2025)
-
Ninh Bình: Sớm di dời các hộ dân khỏi khu vực ảnh hưởng bởi sạt lở đá (09/07/2025)
-
Đề phòng triều cường khu vực ven biển Đông Nam Bộ (09/07/2025)
-
Hà Nội kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp xã (09/07/2025)
-
Miền Bắc nắng nóng gay gắt trước khi đón mưa lớn (09/07/2025)
Tin tức - sự kiện
- Xử lý hơn 1.000m3 đất đá tràn lấp mặt đường lên Cửa khẩu Cầu Treo
- Ứng phó bão số 1, hàng không đóng cửa 3 sân bay
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra chất lượng các công trình đê điều tại trước mùa mưa bão tại Thanh Hóa
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra thiệt hại do thiên tai tại Xín Mần (Hà Giang)
- Lễ ký kết: Ứng phó và phục hồi sau hạn hán và xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long
- Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai.
Video
Hình ảnh
Thông tin thời tiết
Ứng phó với biến đổi khí hậu
Phòng chống thiên tai
Tìm kiếm cứu nạn - cứu hộ
PC tại nạn thương tích
Công điện
Văn bản chỉ đạo
Hoạt động của BCĐ
Văn bản pháp quy
Hợp Tác Quốc Tế
Chương trình - Kế hoạch
Đề án - Dự án
Nhu cầu - Tiềm lực
Thông tin tuyên truyền
Phổ biến kiến thức
Liên kết Website
BẢN ĐỒ GOOGLE

ẢNH VỆ TINH

ẢNH RA ĐA

BẢN ĐỒ THỦY VĂN
