Tình cảnh tại Myanmar gần 1 tháng sau thảm họa động đất kinh hoàng
Gần một tháng sau trận động đất cường độ 7,7 tại Myanmar vào ngày 28/3, mức độ tàn phá tại thủ đô Naypyidaw vẫn đang hiện rõ, với thiệt hại trên diện rộng đối với đời sống người dân, cơ sở hạ tầng thiết yếu.
Theo tờ The Nation của Thái Lan, mặc dù số người thiệt mạng được công bố chính thức trên toàn quốc đã vượt quá con số 3.700, nhưng các nguồn tin địa phương và tổ chức cứu trợ nhận định rằng con số thực tế tại đây, trong đó có thủ đô Naypyidaw, có thể cao hơn thế.
Theo một bản đánh giá sơ bộ bị rò rỉ, hơn 1/3 số nhà ở dành cho nhân viên chính phủ tại thủ đô Naypyidaw đã bị sập hoàn toàn hoặc hư hỏng đến mức không thể ở được.
Trong tổng số 1.556 khu nhà công vụ được khảo sát tại 9 phường và 2 khu hành chính, có 116 tòa nhà bị phá hủy hoàn toàn và 494 tòa nhà bị hư hại nghiêm trọng. Giới chức Myanmar cho biết 946 tòa nhà còn lại vẫn đang được kiểm tra, và chưa có lịch trình cụ thể cho việc sửa chữa hay tái sử dụng.
Các cơ quan chính phủ của Myanmar, bao gồm cả Bộ Xây dựng và các đơn vị công binh quân đội, đã thừa nhận mức độ tàn phá của trận động đất nhưng cũng cho biết công tác tái thiết vẫn chưa thể được bắt đầu. Một quan chức của Bộ Y tế Myanmar xác nhận các cơ quan chức năng đang đánh giá mức độ thiệt hại và các nhân viên bị mất chỗ ở vẫn đang sống tạm trong lều hoặc trại dã chiến.
Lãnh đạo chính quyền quân sự Myanmar, Thống tướng Min Aung Hlaing đã công bố kế hoạch thiết kế lại cấu trúc đô thị của Naypyitaw trong một cuộc họp nội các được tổ chức ngay sau trận động đất. Ông cho rằng nền đất yếu là nguyên nhân chính khiến nhiều tòa nhà bị sập cũng như nhấn mạnh các công trình xây dựng trong tương lai phải có khả năng chống chịu động đất.
Ngoài nhà ở cho nhân viên, theo các hình ảnh lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội, các công trình quan trọng của chính phủ – bao gồm Phủ Tổng thống, khu phức hợp Quốc hội và trụ sở nhiều bộ ngành khác – đã bị hư hại nặng nề. Người dân địa phương ước tính khoảng 80% trụ sở cơ quan chính phủ và khu nhà công vụ đã bị ảnh hưởng.
Thảm họa đã buộc chính quyền quân sự phải cân nhắc việc di dời một số bộ ngành về Yangon – thủ đô cũ của Myanmar. Các cơ quan được xem xét sẽ chuyển tạm thời hoặc vĩnh viễn gồm Bộ Ngoại giao, Bộ Di trú và Dân số, Bộ Khách sạn và Du lịch, Bộ Thương mại và Ngân hàng Trung ương. Trước đó, nhiều trụ ở của các cơ quan chính phủ Myanmar đã từng bán thanh lý hoặc bỏ trống sau khi thủ đô chuyển về Naypyidaw vào năm 2005.
“Chúng tôi được yêu cầu trở lại làm việc, nhưng các văn phòng của chúng tôi thì không còn nữa. Kế hoạch hiện tại là dựng lều tạm trong khuôn viên các bộ để tiếp tục công việc ngoài trời”, một nhân viên của Cục Hải quan hiện đang trú tại Pyinmana cho biết.
Nhiều nhân viên chính phủ khác, phải sơ tán đến Yangon hoặc Taungoo, cũng nhận được yêu cầu quay trở lại làm việc, mặc dù đối mặt với tình trạng thiếu các văn phòng có thể sử dụng được. Chính quyền được cho là đã yêu cầu chuyển tài liệu, thiết bị và các tài sản quan trọng từ các tòa nhà bị sập sang các cơ sở tạm thời hoặc địa điểm thay thế.
Trong khi đó, công tác cứu trợ dường như vẫn gặp không ít khó khăn và bị phân tán. Hơn 2.900 hộ gia đình đang sống trong 75 trại cứu trợ tạm thời tại Naypyidaw, trong khi hơn 23.800 hộ khác đã phải sơ tán đến nơi ở khác. Nhiều người dân bị mất nhà cửa đang phải trú tạm trong các ngôi chùa, ga tàu hoặc ven đường và chờ đợi sự hỗ trợ từ chính quyền. Trong hoàn cảnh đó, tình trạng trộm cắp tại các tòa nhà bị sập đã được ghi nhận. Tuy nhiên, vấn đề này đã có phần thuyên giảm sau khi chính quyền được cho là đã đưa ra những biện pháp cảnh báo cứng rắn đối với các hành vi này.
Không chỉ tại thủ đô Naypyidaw, trận động đất cũng gây thiệt hại nghiêm trọng ở nhiều nơi khác. Tổng cộng có hơn 5.400 tòa nhà các cơ quan của chính phủ, 52.000 ngôi nhà của người dân, 2.600 trường học, 600 bệnh viện và phòng khám, cùng 250 khách sạn bị phá hủy hoặc hư hỏng tại các khu vực Naypyitaw, Mandalay và Sagaing. Mandalay là nơi có số người thiệt mạng cao nhất, tiếp theo là Naypyidaw và Sagaing.
Giới doanh nghiệp tại Myanmar cũng đang gặp nhiều khó khăn do hệ thống hạ tầng bị phá hủy và đang đối diện với tương lai bất định về địa điểm hoạt động. Liên đoàn Phòng Thương mại và Công nghiệp Myanmar cho biết các hoạt động kinh doanh tại Naypyidaw và Mandalay gần như tê liệt.
Ngoài ra, tình trạng khủng hoảng nhân đạo tại Myanmar đang thêm phần trầm trọng khi mất điện kéo dài, thiếu nước sinh hoạt và giá cả thực phẩm và hàng hóa thiết yếu tăng vọt. Điều này khiến công tác phục hồi sau thảm họa càng thêm phần khó khăn.
Chính quyền Myanmar cam kết sẽ xây lại nhà cho nhân viên nhà nước trước tháng 6 nhưng nhiều người vẫn còn khá hoài nghi khi đánh giá về tình trạng hiện nay.
Hầu hết các công trình bị ảnh hưởng vẫn chưa được xử lý, trong khi lực lượng quân đội đang căng mình trên trong xử lý một số cuộc xung đột. Điều này khiến cho quá trình tái thiết tại Myanmar có thể phải kéo dài trong nhiều năm. Trong thời gian đó, cán bộ nhân viên nhà nước của Myanmar vẫn đang phải làm việc trong điều kiện tạm bợ hoặc chờ lệnh di dời đến nơi làm mới, phần nào gây ra sự gián đoạn đến hoạt động của bộ máy chính quyền hiện nay.
Tổng hợp
Tin bài cùng sự kiện
-
Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 20/4/2025 (22/04/2025)
-
BẢN TIN DỰ BÁO, CẢNH BÁO XU THẾ THỜI TIẾT TRÊN ĐẤT LIỀN THỜI HẠN ĐẾN 10 NGÀY (TỪ ĐÊM 20/4 ĐẾN NGÀY 30/4) (20/04/2025)
-
BẢN TIN DỰ BÁO THỜI TIẾT CHUYÊN ĐỀ PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ PHÒNG CHỐNG CHÁY RỪNG (CẬP NHẬT NGÀY 20/4/2025) (20/04/2025)
-
Dông lốc khiến nhiều nhà dân ở Thanh Hóa bị tốc mái, hư hỏng (20/04/2025)
-
Quỹ Phòng, chống thiên tai - Nguồn trợ lực quan trọng (20/04/2025)
-
Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 19/4/2025 (20/04/2025)
-
Một số quy định về quản lý chất lượng mặt nạ lọc độc (18/04/2025)
-
Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai (18/04/2025)
Tin bài cùng chuyên mục
-
Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 20/4/2025 (22/04/2025)
-
BẢN TIN DỰ BÁO, CẢNH BÁO XU THẾ THỜI TIẾT TRÊN ĐẤT LIỀN THỜI HẠN ĐẾN 10 NGÀY (TỪ ĐÊM 20/4 ĐẾN NGÀY 30/4) (20/04/2025)
-
BẢN TIN DỰ BÁO THỜI TIẾT CHUYÊN ĐỀ PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ PHÒNG CHỐNG CHÁY RỪNG (CẬP NHẬT NGÀY 20/4/2025) (20/04/2025)
-
Dông lốc khiến nhiều nhà dân ở Thanh Hóa bị tốc mái, hư hỏng (20/04/2025)
-
Quỹ Phòng, chống thiên tai - Nguồn trợ lực quan trọng (20/04/2025)
-
Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 19/4/2025 (20/04/2025)
-
Một số quy định về quản lý chất lượng mặt nạ lọc độc (18/04/2025)
-
Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai (18/04/2025)
Tin tức - sự kiện
- Xử lý hơn 1.000m3 đất đá tràn lấp mặt đường lên Cửa khẩu Cầu Treo
- Ứng phó bão số 1, hàng không đóng cửa 3 sân bay
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra chất lượng các công trình đê điều tại trước mùa mưa bão tại Thanh Hóa
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra thiệt hại do thiên tai tại Xín Mần (Hà Giang)
- Lễ ký kết: Ứng phó và phục hồi sau hạn hán và xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long
- Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai.
Video
Hình ảnh
Thông tin thời tiết
Ứng phó với biến đổi khí hậu
Phòng chống thiên tai
Tìm kiếm cứu nạn - cứu hộ
PC tại nạn thương tích
Công điện
Văn bản chỉ đạo
Hoạt động của BCĐ
Văn bản pháp quy
Hợp Tác Quốc Tế
Chương trình - Kế hoạch
Đề án - Dự án
Nhu cầu - Tiềm lực
Thông tin tuyên truyền
Phổ biến kiến thức
Liên kết Website
BẢN ĐỒ GOOGLE

ẢNH VỆ TINH

ẢNH RA ĐA

BẢN ĐỒ THỦY VĂN
