Thúc đẩy sáng tạo trong giảm nhẹ rủi ro thiên tai

Ngày đăng: 13/11/2024

Việc chia sẻ các công nghệ và khoa học kỹ thuật tiên tiến có thể giúp các quốc gia thúc đẩy các giải pháp sáng tạo nhằm giảm nhẹ rủi ro thiên tai.


Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai phối hợp với Trung tâm Giảm nhẹ thiên tai châu Á (ADRC) phối hợp tổ chức Hội nghị châu Á về giảm nhẹ thiên tai 2024 (ACDR2024) vào ngày 12-13/11 tại Hà Nội.

Để hỗ trợ việc thực hiện Khung Sendai về giảm nhẹ rủi ro thiên tai và các mục tiêu phát triển bền vững, ACDR2024 sẽ tập trung vào các phương pháp tiếp cận sáng tạo như chuyển đổi số trong giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

Hội nghị Châu Á về giảm nhẹ thiên tai 2024 (ACDR2024) được tổ chức tại Hà Nội. 

Hội nghị ACDR2024 nhằm rà soát tiến độ tăng cường các hệ thống quản lý rủi ro thiên tai thông qua chia sẻ kinh nghiệm về thảm họa các khu vực không giáp biển; kinh nghiệm và bài học rút ra từ các thảm họa lớn gần đây ở các quốc gia thành viên; các sáng kiến, phương pháp tiếp cận mới của các quốc gia thành viên cũng như các tổ chức đối tác, để chuẩn bị ứng phó với các thảm họa phức tạp và chồng chéo.

Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới, các thảm họa liên quan đến khí hậu tiếp tục gia tăng, xu hướng thường xuyên hơn và có cường độ mạnh hơn không chỉ ở các quốc gia châu Á mà trên phạm vi toàn cầu. Các sự kiện thiên tai này sẽ gây ra nhiều thiệt hại về người và tài sản, không chỉ ở những khu vực đang phát triển mà còn ở cả những nơi có hạ tầng cơ sở hoàn thiện hơn.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết đứng trước những thách thức về thảm họa khí hậu đang có xu hướng gia tăng, gây thiệt hại nhiều về người và tài sản, các quốc gia không chỉ cần tăng cường nội lực, mà còn cần đoàn kết chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau để có sự vào cuộc quyết liệt hơn.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp phát biểu tại Hội nghị. 

“Là quốc gia có lịch sử hứng chịu nhiều thiên tai, với kinh nghiệm của mình, chúng tôi thống nhất các quan điểm trong giai đoạn hiện nay về phòng, chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai như tăng cường hiểu biết về rủi ro liên quan đến khí hậu, thúc đẩy chuyển đổi số; thúc đẩy khả năng phục hồi nhanh sau khủng hoảng; tăng cường năng lực chống chịu của cộng đồng, đặc biệt ưu tiên các khu vực dễ bị tổn thương; tăng cường năng lực chống chịu của cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai đối với những rủi ro liên quan đến khí hậu, trong đó đặc biệt lưu ý về các hệ thống dự báo, cảnh báo sớm; chuyển giao công nghệ thông qua các mô hình thử nghiệm”, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp chia sẻ.

Các đại biểu tham dự Hội nghị

 Tham gia từ đầu cầu trực tuyến, ông Nukina Koji, Trợ lý Thứ trưởng về Quản lý thiên tai, Văn phòng Nội các Chính phủ Nhật Bản cho biết, do thiên tai cực đoan xảy ra ngày càng thường xuyên hơn, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo năng lực phục hồi quốc gia, cung cấp thông tin về rủi ro thiên tai cho người dân, cải thiện điều kiện sống khi sơ tán và triển khai các sáng kiến tái thiết trở nên ngày càng quan trọng. Ông cho rằng việc chia sẻ các công nghệ và khoa học kỹ thuật tiên tiến có thể giúp các quốc gia thúc đẩy các giải pháp sáng tạo nhằm giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

Trong hai ngày tổ chức, Hội nghị sẽ bao gồm phiên họp bàn tròn của đại diện các quốc gia thành viên ADRC, chia sẻ tiến độ đạt được và những thách thức gặp phải của quốc gia trong quá trình khắc phục hậu quả thiên tai và thảo luận về việc tăng cường hợp tác để đẩy nhanh việc thực hiện Khung Sendai về giảm nhẹ thiên tai 2015-2030.

Bên cạnh đó, phiên họp kỹ thuật với sự tham gia của các chuyên gia trong nước và quốc tế thảo luận về tầm quan trọng của các giải pháp chủ động như thu thập, quản lý và sử dụng thông tin rủi ro để phân tích và dự báo chính xác, thực hiện các hành động sớm để giảm tác động của thiên tai do lũ lụt và lũ quét.

Phiên họp cuối cùng sẽ thảo luận về tình hình quản lý thiên tai hiện tại ở Việt Nam, quốc gia đăng cai ACDR2024, tìm hiểu các loại thiên tai, khuôn khổ hiện có, sự chuẩn bị, chiến lược ứng phó, thách thức và định hướng tương lai. Phiên họp cũng sẽ nêu bật các sáng kiến chuẩn bị ứng phó thiên tai và giảm thiểu rủi ro thành công ở Việt Nam. 

Chia sẻ với báo chí, bà Đoàn Thị Tuyết Nga, Trưởng phòng Hợp tác quốc tế và Khoa học công nghệ, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cho biết, Trung tâm Giảm nhẹ thiên tai châu Á (ADRC) tổ chức hội nghị thường niên, tạo cơ hội để các quốc gia thành viên chia sẻ kinh nghiệm và định hướng hợp tác trong tương lai. Năm 2024, Việt Nam đảm nhận vai trò nước chủ nhà, chủ trì hội nghị này. Sự kiện này thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc thúc đẩy hợp tác khu vực về giảm nhẹ rủi ro thiên tai và tăng cường khả năng ứng phó trước các thảm họa tự nhiên.

Thiên tai tại Việt Nam trong những năm gần đây đã gây ra thiệt hại lớn, làm giảm GDP từ 1-1,5%. Gần đây nhất, bão Yagi đã tàn phá nghiêm trọng hạ tầng, điện và viễn thông của hai tỉnh quan trọng về kinh tế là Quảng Ninh và Hải Phòng, ảnh hưởng lớn đến sinh kế và đời sống của người dân trong khu vực khó khăn. Tình trạng này không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà các quốc gia khác trong khu vực cũng đối mặt với những thách thức tương tự.

Trong các phiên họp, các quốc gia không chỉ chia sẻ thông tin mà còn cùng thúc đẩy các định hướng phù hợp với xu thế chung, rút kinh nghiệm từ các bài học thực tiễn. Đồng thời, nỗ lực tìm kiếm các dự án và ưu tiên từ các quỹ tài chính lớn, như quỹ về biến đổi khí hậu nhằm hình thành các hoạt động phù hợp hơn trong khắc phục và phòng ngừa hậu quả do thiên tai.

Phòng TTTT

Từ khóa:
  • Tiêu đề *
  • Người gửi *
  • Email *
  • Nội dung bình luận *
  • Mã bảo vệ *
  • Gửi bình luận Đóng lại

Tin tức - sự kiện

Video

Hình ảnh

Thông tin thời tiết

Ứng phó với biến đổi khí hậu

Phòng chống thiên tai

Tìm kiếm cứu nạn - cứu hộ

PC tại nạn thương tích

Công điện

Văn bản chỉ đạo

Hoạt động của BCĐ

Văn bản pháp quy

Hợp Tác Quốc Tế

Chương trình - Kế hoạch

Đề án - Dự án

Nhu cầu - Tiềm lực

Thông tin tuyên truyền

Phổ biến kiến thức

Liên kết Website

BẢN ĐỒ GOOGLE

GOOGLE MAP

ẢNH VỆ TINH

SATELLITE IMAGE

ẢNH RA ĐA

RADA IMAGE

BẢN ĐỒ THỦY VĂN

HIDROLOGICAL IMAGE

Thống kế lượt truy cập