Tăng cường truyền thông nhằm giảm thiệt hại do thiên tai
Những năm gần đây, thiên tai liên tiếp, bất thường đã gây ra nhiều thiệt hại về người và tài sản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trước diễn biến phức tạp của thiên tai, công tác thông tin, tuyên truyền đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ nhận thức - từ ứng phó sang chủ động phòng tránh và tiến tới quản lý rủi ro thiên tai, nâng cao năng lực, sự phối hợp hành động của chính quyền các cấp và nhân dân.
Tác nghiệp trực tiếp và giới thiệu về Camera, Flycam trong công tác phòng chống thiên tai
Thông tin - vai trò quan trọng trong phòng, chống thiên tai
Thiên tai trên phạm vi toàn cầu ngày càng gia tăng và là mối đe dọa lớn của nhân loại trong thế kỷ 21. Các nước trên thế giới và trong khu vực liên tục phải đối mặt thiên tai lớn, như siêu bão Haiyan ở Phi-li-pin đã làm hơn 6.000 người chết, gần 1.800 người mất tích, hơn 28.600 người bị thương; lũ đặc biệt lớn năm 2011 tại Thái-lan đã làm 747 người chết và mất tích; động đất 7,1 độ rích-te tại Mê-hi-cô, Trung Quốc và gần đây nhất là thảm họa kép sóng thần, động đất ở In-đô-nê-xi-a làm 2.045 người chết; 671 người mất tích (theo thống kê của AHA Centre tính đến 17 giờ ngày 10-10-2018).
Theo giới chuyên gia, bên cạnh yếu tố địa lý của khu vực chịu tác động và mức độ thiên tai thì một nguyên nhân khác khiến cho hậu quả của sóng thần thêm nặng nề, chính là hoạt động thiếu hiệu quả trong hệ thống cảnh báo của In-đô-nê-xi-a, do dỡ bỏ cảnh báo sóng thần 34 phút sau khi ban bố. Sự chủ quan của người dân khi động đất xảy ra cũng khiến thiệt hại tăng cao. Ðây là một bài học đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Nước ta là một trong những quốc gia thường xuyên chịu tác động của nhiều loại hình thiên tai. Dưới tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai đang có xu hướng bất thường, gia tăng cả về tần suất và cường độ. Những năm gần đây, mặc dù bão mạnh đổ bộ vào khu vực ít khi xảy ra, nhưng lũ quét, sạt lở đất xảy ra liên tiếp tại các tỉnh miền núi, hạn hán kéo dài ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền ở đồng bằng sông Cửu Long; sạt lở nghiêm trọng ở ven sông, ven biển... đã gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản. Theo thống kê, 20 năm gần đây, trung bình mỗi năm thiên tai đã làm khoảng 400 người chết và mất tích, thiệt hại vật chất ước tính khoảng 1% đến 1,5% GDP cả nước, ảnh hưởng đến môi trường, điều kiện sống cũng như các hoạt động kinh tế, xã hội.
Ðảng, Nhà nước, Chính phủ đã quan tâm, chỉ đạo rất nhiều hoạt động, chương trình nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Công tác thông tin truyền thông được nâng cấp để cung cấp thông tin cho người dân một cách kịp thời, thường xuyên. Công tác này bước đầu mang lại kết quả khả quan, góp phần giảm thiệt hại cũng như giúp cho việc chỉ đạo, điều hành của các ban, ngành liên quan sát với diễn biến của thiên tai hơn. Người dân vùng bị ảnh hưởng của thiên tai không còn tư tưởng lơ là, chủ quan, do vậy thiệt hại về người, tài sản trong mỗi đợt thiên tai giảm đáng kể.
Giải pháp nâng cao chất lượng truyền thông
Trong những năm qua, công tác truyền thông trong phòng, chống thiên tai đạt được kết quả đáng khích lệ. Thông tin về tình hình thiên tai được chuyển tải kịp thời đến người dân bằng nhiều hình thức với sự tham gia của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương. Bên cạnh kết quả đạt được, thực tế cho thấy công tác truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng còn nhiều khó khăn và hạn chế. Trong mỗi đợt thiên tai xảy ra, công tác thông tin vẫn chưa liên tục, chưa đến được vùng sâu, vùng xa; truyền thông một chiều chưa nhận được phản hồi của người dân; phương thức truyền tin chưa đa dạng, phong phú. Khi có thiên tai xảy ra, hệ thống thông tin bị gián đoạn gây ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo điều hành, truyền tin đến người dân. Ðể nâng cao hiệu quả, các bộ, ngành, địa phương, lực lượng cần triển khai đồng bộ một số giải pháp cơ bản như sau:
Một là, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền phòng, chống thiên tai tại các cấp, trong bối cảnh đội ngũ này còn thiếu, hạn chế về kỹ năng, thiếu chuyên nghiệp. Công tác tuyên truyền, truyền thông chưa được thực hiện thường xuyên, tập trung chủ yếu trong giai đoạn ứng phó. Trong giai đoạn phòng ngừa, khắc phục hậu quả và tái thiết chưa được chú trọng tuyên truyền; chưa hệ thống và chuyên sâu đối với các yếu tố rủi ro thiên tai, thiếu sự lồng ghép trong hoạt động của các ngành, các chương trình giáo dục, đào tạo liên quan. Việc xây dựng, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nòng cốt làm công tác thông tin, tuyên truyền, đầu tư thích đáng nguồn nhân lực và cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác này trong cơ quan phòng, chống thiên tai các cấp là một yêu cầu rất quan trọng.
Hai là, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ thông tin, truyền thông. Hiện nay, nhìn chung hệ thống cơ sở hạ tầng cho truyền thông, nhất là cấp xã, thôn, bản còn hạn chế, thiếu bền vững, dễ bị hư hại khi xảy ra thiên tai. Thông tin tuyên truyền chưa đến được hoặc thiếu kịp thời đối với một số vùng có địa bàn phức tạp, vùng sâu, vùng xa. Trong tình huống thiên tai làm mất kết nối liên lạc theo những cách thông thường, cơ sở hạ tầng bị chia cắt gián đoạn, khi đó thông tin cần được chuyển tải qua vệ tinh.
Công nghệ thông tin hiện nay chưa được ứng dụng mạnh mẽ, thiếu đồng bộ. Vì vậy, truyền thông về phòng, chống thiên tai cần gắn với ứng dụng khoa học và công nghệ thông tin để tận dụng tối đa tính ưu việt của từng loại hình truyền thông như: truyền hình, truyền thanh, in-tơ-nét và mạng xã hội, thông qua các loại hình truyền thông mới như trò chơi, cuộc thi trên mạng…; Bên cạnh đó, lồng ghép gắn với các sự kiện văn hóa, các ngày lễ kỷ niệm, ngày truyền thống, các hội nghị, hội thảo, diễn tập, tập huấn và các sự kiện trong nhà trường,… để triển khai tuyên truyền về phòng, chống thiên tai.
Ba là, sự phối hợp giữa cơ quan phòng, chống thiên tai các cấp và các cơ quan tuyên truyền, thông tấn báo chí tuy đã được tăng cường, nhưng còn thiếu kế hoạch mang tính dài hạn. Các cơ quan tuyên truyền, thông tin đại chúng vẫn chưa có điều kiện thể hiện hết vai trò, kỹ năng tác nghiệp, triển khai hoạt động tuyên truyền an toàn trong thiên tai. Thông tin về giải pháp ngừa ứng phó, khắc phục hậu quả chưa được chú trọng trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Bốn là, cải tiến các nội dung tài liệu tuyên truyền. Hiện nay các tài liệu, ấn phẩm tuyên truyền còn thiếu hấp dẫn, chưa phù hợp đặc điểm văn hóa, xã hội, đặc điểm thiên tai từng vùng, miền, các đối tượng dễ bị tổn thương, đồng bào dân tộc thiểu số. Vì vậy, việc cải tiến nội dung các ấn phẩm tuyên truyền rất cần thiết. Phải đa dạng hóa hình thức giáo dục, tập huấn, tuyên truyền theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với từng giai đoạn, phù hợp đặc điểm từng vùng, từng nhóm cộng đồng.
Công tác thông tin, truyền thông đã và đang góp phần tích cực trong việc nâng cao nhận thức, kỹ năng và sự phối hợp hành động giữa cán bộ và người dân, tăng cường thể chế trong phòng, chống thiên tai. Ðể bảo đảm tính bền vững, công tác này cần được đưa vào kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp như một nội dung ưu tiên để thực hiện thường xuyên, thiết thực. Ðể kết quả thông tin, truyền thông đạt hiệu quả, thời gian tới cần sự quan tâm hơn nữa của lãnh đạo chính quyền các cấp, cơ quan phòng, chống thiên tai, cũng như sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan.
Tin bài cùng sự kiện
-
TIN CẢNH BÁO LŨ QUÉT, SẠT LỞ ĐẤT, SỤT LÚN ĐẤT DO MƯA LŨ HOẶC DÒNG CHẢY TRÊN KHU VỰC TỈNH CAO BẰNG (09/07/2025)
-
Chủ động ứng phó với mưa lớn, nguy cơ lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất. (09/07/2025)
-
Hà Nội: Chủ động phòng ngừa, ứng phó với thiên tai (09/07/2025)
-
Công điện số 4176/CĐ-BNNMT ngày 09/7/2025 v/v mở cửa xả đáy hồ thủy điện Hòa Bình và văn bản chỉ đạo an toàn hạ du (09/07/2025)
-
Ninh Bình: Sớm di dời các hộ dân khỏi khu vực ảnh hưởng bởi sạt lở đá (09/07/2025)
-
Đề phòng triều cường khu vực ven biển Đông Nam Bộ (09/07/2025)
-
Hà Nội kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp xã (09/07/2025)
-
Miền Bắc nắng nóng gay gắt trước khi đón mưa lớn (09/07/2025)
Tin bài cùng chuyên mục
-
TIN CẢNH BÁO LŨ QUÉT, SẠT LỞ ĐẤT, SỤT LÚN ĐẤT DO MƯA LŨ HOẶC DÒNG CHẢY TRÊN KHU VỰC TỈNH CAO BẰNG (09/07/2025)
-
Chủ động ứng phó với mưa lớn, nguy cơ lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất. (09/07/2025)
-
Hà Nội: Chủ động phòng ngừa, ứng phó với thiên tai (09/07/2025)
-
Công điện số 4176/CĐ-BNNMT ngày 09/7/2025 v/v mở cửa xả đáy hồ thủy điện Hòa Bình và văn bản chỉ đạo an toàn hạ du (09/07/2025)
-
Ninh Bình: Sớm di dời các hộ dân khỏi khu vực ảnh hưởng bởi sạt lở đá (09/07/2025)
-
Đề phòng triều cường khu vực ven biển Đông Nam Bộ (09/07/2025)
-
Hà Nội kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp xã (09/07/2025)
-
Miền Bắc nắng nóng gay gắt trước khi đón mưa lớn (09/07/2025)
Tin tức - sự kiện
- Xử lý hơn 1.000m3 đất đá tràn lấp mặt đường lên Cửa khẩu Cầu Treo
- Ứng phó bão số 1, hàng không đóng cửa 3 sân bay
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra chất lượng các công trình đê điều tại trước mùa mưa bão tại Thanh Hóa
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra thiệt hại do thiên tai tại Xín Mần (Hà Giang)
- Lễ ký kết: Ứng phó và phục hồi sau hạn hán và xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long
- Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai.
Video
Hình ảnh
Thông tin thời tiết
Ứng phó với biến đổi khí hậu
Phòng chống thiên tai
Tìm kiếm cứu nạn - cứu hộ
PC tại nạn thương tích
Công điện
Văn bản chỉ đạo
Hoạt động của BCĐ
Văn bản pháp quy
Hợp Tác Quốc Tế
Chương trình - Kế hoạch
Đề án - Dự án
Nhu cầu - Tiềm lực
Thông tin tuyên truyền
Phổ biến kiến thức
Liên kết Website
BẢN ĐỒ GOOGLE

ẢNH VỆ TINH

ẢNH RA ĐA

BẢN ĐỒ THỦY VĂN
