Tăng cường cảnh báo tác động
(TN&MT) - Để tiến xa hơn trong ứng phó biến đổi khí hậu, ngành khí tượng thủy văn (KTTV) đang hướng tới dự báo dựa trên tác động, bằng cách cung cấp thông tin chi tiết, cụ thể hơn về các rủi ro tiềm ẩn mà thiên tai đó ảnh hưởng cho các lĩnh vực kinh tế - xã hội hay cho chính người dân trên địa bàn dự báo sẽ có thiên tai. Từ đó thúc đẩy các hành động ứng phó sớm, giúp giảm thiệt hại do thiên tai gây ra.
Thích ứng biến đổi khí hậu là bắt buộc
Biến đổi khí hậu - với biểu hiện là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng cao - đang tạo nên rất nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan với cường độ lớn hơn và khó dự báo hơn trước. Có thể nói rằng, biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với loài người trong thế kỷ XXI, với những tác động ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái, tài nguyên môi trường, cuộc sống của con người và thậm chí với toàn bộ nền văn minh.
Ngành khí tượng thủy văn đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ nâng tổng số trạm quan trắc tự động trên toàn mạng lưới đạt 95% đối với các trạm khí tượng, đo mực nước, đo mưa, đo gió trên cao và tối thiểu 40% đối với các trạm đo lưu lượng nước. Nghiên cứu áp dụng công nghệ quan trắc từ xa bằng vệ tinh, camera, viễn thám, vạn vật kết nối (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI) trong hoạt động quan trắc phục vụ giám sát, dự báo trên diện rộng.
Các cơ quan KTTV trên toàn thế giới đóng vai trò quan trọng giám sát và dự báo thời tiết, cảnh báo thiên tai chính xác, kịp thời. Từ đó, giúp người dân, chính phủ đưa ra các quyết định phù hợp trong việc ứng phó với các loại hình thiên tai nhằm giảm thiểu rủi ro do thiên tai gây ra, cũng như xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chống chịu trước thiên tai.
Theo GS. Celeste Saulo - Tổng thư ký Tổ chức Khí tượng Thế giới, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính thôi chưa đủ, mà bắt buộc phải song hành thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu. Ưu tiên hàng đầu của các cơ quan KTTV trên toàn thế giới là cải thiện hệ thống cảnh báo sớm. Đây là vấn đề then chốt trong công tác thích ứng, giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
Cộng đồng thế giới đang triển khai sáng kiến “Cảnh báo sớm dành cho tất cả” nhằm đạt mục tiêu đến cuối năm 2027, tất cả người dân trên Trái đất đều có thể tiếp cận với thông tin dự báo, cảnh báo sớm một cách chính xác, kịp thời nhằm giảm thiểu thiệt hại về sinh mạng do thiên tai gây ra. Để làm được điều này, cần nỗ lực hơn nữa để đưa các ứng dụng khoa học vào dịch vụ khí hậu và làm cho các dịch vụ khí hậu dễ sử dụng, dễ tiếp cận hơn đối với mọi người.
Tại Việt Nam, theo ông Hoàng Đức Cường - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ Tài nguyên và Môi trường), cảnh báo sớm để hành động sớm đã trở thành phương châm hành động của ngành KTTV từ trước đến nay, không chỉ trong các tình huống thiên tai cụ thể mà xuyên suốt tất cả các ngày trong năm.
Hiệu quả mang lại từ các bản tin dự báo, cảnh báo sớm, dài hạn là rất lớn, ví dụ như đợt xâm nhập mặn kỷ lục vào mùa khô 2019 - 2020 được đánh giá là khốc liệt nhất từ trước đến nay nhưng nhờ thông tin cảnh báo sớm, dài hạn về hạn mặn, nhất là Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ đã tổ chức các hội nghị và chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai cụ thể các phương án phòng chống, khắc phục nên kết quả là thiệt hại của đợt xâm nhập mặn 2020 chỉ bằng 1/10 so với các năm hạn mặn lớn trước đây.
Hiện đại hóa hệ thống quan trắc
Với nhu cầu của xã hội đối với thông tin KTTV ngày càng chi tiết, định lượng hơn, ngành KTTV Việt Nam đã từng bước hiện đại hóa để nâng cao chất lượng dự báo, đặc biệt trong vấn đề dự báo thời tiết nguy hiểm, mang tính cực đoan gồm mưa lớn, mưa cực trị, tác động của bão.
Từ các hệ thống quan trắc nặng tính thủ công đã chuyển sang các hệ thống quan trắc tự động. Cụ thể, tính đến nay đã bổ sung được thông tin quan trắc từ hơn 2.000 trạm tự động gần như thời gian thực (đo đạc 10 phút một lần). Các hệ thống quan trắc radar thế hệ cũ đã được thay thế một cách đồng bộ bằng các radar thế hệ mới của Nhật Bản, Phần Lan, cùng với đó là trang bị các radar với khả năng di động để phục vụ việc bổ khuyết các điểm thiếu hụt quan trắc và di chuyển đến các điểm có khả năng xảy ra thời tiết cực đoan như khu vực bão đổ bộ.
Bên cạnh đó, các loại quan trắc thám sát mới đã được ứng dụng trong công tác cảnh báo thời tiết nguy hiểm tức thời từ hệ thống định vị sét toàn cầu từ vệ tinh và hệ thống định vị dông sét mặt đất hiện đại của Phần Lan.
Đối với việc ứng dụng công nghệ dự báo số, từ cuối năm 2018, với việc triển khai một cách đồng bộ từ việc nâng cấp tính toán (hệ thống siêu máy tính CrayXC40) cùng việc đan dầy - đa dạng hóa công nghệ quan trắc đã bước đầu cho phép thử nghiệm công nghệ đồng hóa số liệu song song với công nghệ mô hình dự báo số chi tiết - phân giải cao vào trong nghiệp vụ dự báo thời tiết tại Tổng cục KTTV.
Một trong những giải pháp để tăng cường nguồn lực cho hiện đại hóa ngành KTTV là đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư phát triển mạng lưới trạm đo mưa tự động. Khi đó, thay vì phải đầu tư trang thiết bị, con người, kinh phí phục vụ vận hành thì các công việc này được chuyển giao cho khối doanh nghiệp tư nhân. Ngành KTTV chỉ thuê các thiết bị này để lấy các thông tin dự báo, điều này sẽ giảm chi phí hệ thống.
Đến nay, tổng số trạm đo mưa tự động đã được đầu tư xã hội hóa là gần 1.400 trạm. Theo các chuyên gia, cần quan tâm phát triển hình thức này để tăng thêm nguồn lực cho hệ thống quan trắc đủ dày phục vụ cho việc phát triển các mô hình dự báo dành riêng cho Việt Nam.
Tin bài cùng sự kiện
- Quảng Ngãi: Lũ lên nhanh, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo khẩn trương ứng phó (24/11/2024)
- Quảng Ngãi: Mưa lớn, nước trên các sông lên cao trên báo động 3 (24/11/2024)
- Mưa lớn gây sạt lở và ngập cục bộ ở huyện miền núi An Lão, tỉnh Bình Định (24/11/2024)
- Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành công điện khẩn ứng phó với mưa lũ (24/11/2024)
- Mưa lớn kéo dài, lũ nhấn chìm hàng chục nhà dân tại Quảng Ngãi (24/11/2024)
- Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 23/11/2024 (24/11/2024)
- Công an tỉnh mở lớp đào tạo lái xuồng máy cho cán bộ chiến sĩ Công an tỉnh. (23/11/2024)
- Xe chở rác rơi xuống sông Hữu Trạch khiến 02 người mất tích (23/11/2024)
Tin bài cùng chuyên mục
- Quảng Ngãi: Lũ lên nhanh, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo khẩn trương ứng phó (24/11/2024)
- Quảng Ngãi: Mưa lớn, nước trên các sông lên cao trên báo động 3 (24/11/2024)
- Mưa lớn gây sạt lở và ngập cục bộ ở huyện miền núi An Lão, tỉnh Bình Định (24/11/2024)
- Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành công điện khẩn ứng phó với mưa lũ (24/11/2024)
- Mưa lớn kéo dài, lũ nhấn chìm hàng chục nhà dân tại Quảng Ngãi (24/11/2024)
- Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 23/11/2024 (24/11/2024)
- Công an tỉnh mở lớp đào tạo lái xuồng máy cho cán bộ chiến sĩ Công an tỉnh. (23/11/2024)
- Xe chở rác rơi xuống sông Hữu Trạch khiến 02 người mất tích (23/11/2024)
Tin tức - sự kiện
- Xử lý hơn 1.000m3 đất đá tràn lấp mặt đường lên Cửa khẩu Cầu Treo
- Ứng phó bão số 1, hàng không đóng cửa 3 sân bay
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra chất lượng các công trình đê điều tại trước mùa mưa bão tại Thanh Hóa
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra thiệt hại do thiên tai tại Xín Mần (Hà Giang)
- Lễ ký kết: Ứng phó và phục hồi sau hạn hán và xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long
- Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai.