Rà soát luật và văn bản quy phạm pháp luật liên quan phòng, chống thiên tai

Ngày đăng: 03/04/2019

Những năm gần đây, công tác phòng, chống thiên tai được đặc biệt quan tâm đã giúp giảm thiệt hại về người và tài sản. Tuy nhiên, pháp luật về phòng, chống thiên tai vẫn cần phải được hoàn thiện hơn nữa, nhằm tăng cường khung pháp lý, giúp công tác chỉ đạo hiệu quả hơn, tăng khả năng chống chịu trước những tác động do thiên tai và biến đổi khí hậu gây ra.

Phó Trưởng Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống thiên tai, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai Trần Quang Hoài cho biết, thực tế cho thấy, thời gian qua, nhiều loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra tại nước ta như áp thấp nhiệt đới, bão, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, lốc xoáy, động đất, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn, rét hại… Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai ngày càng diễn biến bất thường và phức tạp hơn, đó là sự đa dạng về loại hình, gia tăng về cường độ và tần suất. Từ nửa cuối năm 2014 đến giữa năm 2016, hạn hán lịch sử trên diện rộng tại các tỉnh, thành phố của khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long đã ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống của hàng triệu người dân. Theo thống kê, trung bình mỗi năm thiên tai đã làm khoảng 400 người chết và mất tích, thiệt hại vật chất ước tính khoảng 1-1,5% GDP. Vì vậy, việc rà soát, sửa đổi những quy định còn bất cập liên quan công tác phòng, chống thiên tai là hết sức cần thiết trong bối cảnh mới.

Công tác phòng, chống thiên tai được Ðảng, Chính phủ và Nhà nước quan tâm, chỉ đạo triển khai thực hiện nhằm giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại do thiên tai gây ra. Các cơ chế, chính sách pháp luật về phòng, chống thiên tai cũng đang dần dần được hoàn thiện. Tuy nhiên, yêu cầu thực tế đòi hỏi hệ thống luật và văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống thiên tai vẫn tiếp tục cần phải rà soát, điều chỉnh để đáp ứng tình hình thiên tai dưới tác động của biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng bất thường, khốc liệt và cực đoan hơn. Mặt khác, sự phát triển của các hoạt động kinh tế - xã hội cũng làm gia tăng các rủi ro thiên tai…

Trong ứng phó thiên tai nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại thì công việc đặt lên hàng đầu và cấp bách là bảo vệ an toàn cho người dân. Chính vì vậy, các kết quả đạt được thông qua việc rà soát sẽ là cơ sở để kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ sung những khoảng trống về luật pháp để điều chỉnh hiệu quả các hoạt động phòng, chống thiên tai chưa được pháp luật quy định. Luật hóa những nội dung liên quan của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, điều chỉnh những nội dung liên quan đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành chưa phù hợp hoặc không còn phù hợp để hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống thiên tai, tạo thuận lợi cho việc thực thi pháp luật, nâng cao hiệu lực quản lý và hiệu quả hoạt động về phòng, chống thiên tai, phù hợp các điều ước, hiệp định quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.

Chỉ ra những bất cập trong vấn đề hiểu biết các chiến lược, văn bản pháp lý, chương trình quốc gia liên quan phòng, chống thiên tai. Các chuyên gia kiến nghị, cần rà soát tất cả các luật và văn bản pháp lý có liên quan quản lý rủi ro thiên tai, xác định các vấn đề cần được ưu tiên điều chỉnh. Ðồng thời, dự thảo các hướng dẫn ngắn gọn về quản lý rủi ro thiên tai cho các địa phương theo định hướng chuyển từ tập trung vào ứng phó sang giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu.

Hiện nay, Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 của Quốc hội còn thiếu quy định về kiểm soát an toàn thiên tai. Do vậy, hoạt động kiểm soát an toàn thiên tai cần được xem xét bổ sung một số điều mới. Thêm vào đó, vấn đề “bốn tại chỗ”, khi triển khai còn lúng túng, có sự hiểu khác nhau, hầu hết các địa phương nêu khó khăn và có tư tưởng trông chờ sự hỗ trợ từ cấp trên. Chính vì vậy, các chuyên gia đề xuất cần bổ sung thuật ngữ “bốn tại chỗ” vào luật, để việc triển khai được chủ động, sát điều kiện thực tế và hiệu quả hơn.

Trong vấn đề ứng phó khẩn cấp với thiên tai vẫn còn thiếu biểu mẫu quy chuẩn cho đánh giá thiệt hại và nhu cầu. Việc thiếu biểu mẫu gây khó khăn cho các địa phương khi phân tích nhu cầu hỗ trợ nhanh. Mặt khác, các công lệnh khẩn cấp từ T.Ư xuống tỉnh, huyện và xã nhiều lúc chưa được thực hiện nhanh chóng; các quyết định quan trọng thường phải chờ lệnh cấp trên. Vì vậy, cần có dự thảo hướng dẫn tổng hợp, chỉ dẫn cụ thể cùng các biểu mẫu cho đánh giá thiệt hại và nhu cầu, hệ thống số hóa để ban chỉ huy phòng, chống thiên tai cấp tỉnh có thể cập nhật dữ liệu trực tiếp lên ngân hàng dữ liệu quốc gia. Cùng với đó, cần giao quyền tự chủ nhiều hơn cho cơ quan phòng, chống thiên tai cấp huyện và xã. Có như vậy mới xử lý nhanh chóng, kịp thời mọi công việc ngay khi thiên tai xảy ra.

  • Tiêu đề *
  • Người gửi *
  • Email *
  • Nội dung bình luận *
  • Mã bảo vệ *
  • Gửi bình luận Đóng lại

Tin tức - sự kiện

Video

Hình ảnh

Thông tin thời tiết

Ứng phó với biến đổi khí hậu

Phòng chống thiên tai

Tìm kiếm cứu nạn - cứu hộ

PC tại nạn thương tích

Công điện

Văn bản chỉ đạo

Hoạt động của BCĐ

Văn bản pháp quy

Hợp Tác Quốc Tế

Chương trình - Kế hoạch

Đề án - Dự án

Nhu cầu - Tiềm lực

Thông tin tuyên truyền

Phổ biến kiến thức

Liên kết Website

BẢN ĐỒ GOOGLE

GOOGLE MAP

ẢNH VỆ TINH

SATELLITE IMAGE

ẢNH RA ĐA

RADA IMAGE

BẢN ĐỒ THỦY VĂN

HIDROLOGICAL IMAGE

Thống kế lượt truy cập