Quốc hội thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ
Luật Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ gồm 8 Chương, 55 Điều quy định về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; lực lượng, phương tiện, bảo đảm điều kiện hoạt động và quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
Sáng 29/11, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ với 448/450 đại biểu tham gia biểu quyết nhấn nút tán thành.
Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 8 Chương, 55 Điều quy định về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; lực lượng, phương tiện, bảo đảm điều kiện hoạt động và quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
Đối với trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, Luật quy định Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ. Bộ Công an là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ. Bộ Quốc phòng, các bộ, cơ quan ngang bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phối hợp với Bộ Công an thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại địa phương. Tại huyện nơi không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã thì Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã quy định tại Luật này.
Quốc hội thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ. (Ảnh: TL)
Trước đó, trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Lê Tấn Tới cho biết, dự thảo luật đã được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong bộ máy nhà nước, nâng cao năng lực thực thi; triệt để cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy.
Cụ thể, dự thảo luật đã cắt giảm được 27 thủ tục hành chính, từ 37 thủ tục hành chính hiện hành xuống còn 10 thủ tục hành chính.
Đồng thời, dự thảo luật đã được chỉnh lý theo hướng giảm chi phí tuân thủ, tạo thuận lợi cao nhất cho người dân và doanh nghiệp; không quy định trong luật những nội dung về thủ tục hành chính, trình tự, hồ sơ mà giao Chính phủ, các Bộ quy định theo thẩm quyền để linh hoạt, kịp thời sửa đổi, bổ sung khi cần thiết, tạo thuận lợi cho việc phân cấp phù hợp với thực tiễn và đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính.
So với dự thảo luật trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ tám thì dự thảo luật trình Quốc hội thông qua có 55 điều (giảm 4 điều do bỏ 2 điều quy định về trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nội dung quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; ghép nội dung 2 điều thành 1 điều (Điều 28); chuyển nội dung Điều 56 thành khoản 6 Điều 55).
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho biết, công tác chữa cháy là một nội dung trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự, được nhà nước bảo đảm ngân sách thực hiện đối với các lực lượng theo quy định của pháp luật (khoản 3 và khoản 4 Điều 50 của dự thảo Luật). Khi xảy ra cháy, nổ thì cơ quan, tổ chức, gia đình đã phải chịu thiệt hại nhất định về người và tài sản, nếu bổ sung quy định cơ quan, tổ chức, gia đình đó phải chịu một phần kinh phí khi lực lượng PCCC và CNCH thực hiện chữa cháy cho cơ quan, tổ chức, gia đình của mình sẽ gia tăng khó khăn cho người dân sau khi đã bị thiệt hại về người, tài sản trong vụ cháy.
Vì vậy, để phù hợp với quy định của pháp luật về an ninh, trật tự và thể hiện tính nhân văn trong quy định của pháp luật, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội không bổ sung quy định cơ quan, tổ chức, gia đình chịu một phần kinh phí về công tác chữa cháy khi lực lượng PCCC và CNCH thực hiện chữa cháy cho cơ quan, tổ chức, gia đình của mình./.
Tin bài cùng sự kiện
- Giữ vững lòng dân, phát huy “thế trận lòng dân” trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ góp phần giữ... (26/12/2024)
- Huấn luyện nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ Cảnh sát chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đặc biệt tinh nhuệ năm 2024 (26/12/2024)
- Dự báo thời tiết ngày 26/12: Bắc Bộ nhiều mây, có mưa nhỏ vài nơi (26/12/2024)
- Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 25/12/2024 (26/12/2024)
- Khánh Hòa: Chủ động ứng phó với bão số 10 (25/12/2024)
- Dự báo thời tiết ngày 25/12: Trung Bộ, Tây Nguyên mưa rải rác (25/12/2024)
- Hà Nội công bố tình huống khẩn cấp về sạt lở đê tả Hồng (25/12/2024)
- Bão số 10 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới (25/12/2024)
Tin bài cùng chuyên mục
- Giữ vững lòng dân, phát huy “thế trận lòng dân” trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ góp phần giữ... (26/12/2024)
- Huấn luyện nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ Cảnh sát chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đặc biệt tinh nhuệ năm 2024 (26/12/2024)
- Dự báo thời tiết ngày 26/12: Bắc Bộ nhiều mây, có mưa nhỏ vài nơi (26/12/2024)
- Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 25/12/2024 (26/12/2024)
- Khánh Hòa: Chủ động ứng phó với bão số 10 (25/12/2024)
- Dự báo thời tiết ngày 25/12: Trung Bộ, Tây Nguyên mưa rải rác (25/12/2024)
- Hà Nội công bố tình huống khẩn cấp về sạt lở đê tả Hồng (25/12/2024)
- Bão số 10 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới (25/12/2024)
Tin tức - sự kiện
- Xử lý hơn 1.000m3 đất đá tràn lấp mặt đường lên Cửa khẩu Cầu Treo
- Ứng phó bão số 1, hàng không đóng cửa 3 sân bay
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra chất lượng các công trình đê điều tại trước mùa mưa bão tại Thanh Hóa
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra thiệt hại do thiên tai tại Xín Mần (Hà Giang)
- Lễ ký kết: Ứng phó và phục hồi sau hạn hán và xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long
- Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai.