Quan tâm nghiên cứu, đầu tư thiết bị cảnh báo sớm thiên tai

Ngày đăng: 04/07/2024

(TN&MT) - Theo dự báo của các chuyên gia, trong mùa mưa năm nay, lũ quét, sạt lở đất có khả năng xảy ra ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Để hiểu hơn về công tác nghiên cứu lũ quét, sạt lở đất cũng như những giải pháp phòng tránh các loại hình thiên tai này, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trò chuyện với TS. Trịnh Hải Sơn - Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản.

f53d3629-52fc-404c-91e0-c50dccbfc4b8-copy.jpg
TS. Trịnh Hải Sơn -
Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản

PV: Xin ông cho biết về công tác nghiên cứu nguy cơ lũ quét, sạt lở đất ở Việt Nam thời gian qua?

TS. Trịnh Hải Sơn: Cho đến nay, công tác nghiên cứu về trượt, sạt lở đất đá, lũ bùn đá, lũ ống, lũ quét tại Việt Nam đã được triển khai ở nhiều đơn vị trong và ngoài Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Một số nghiên cứu khoa học có liên quan tới lĩnh vực này gồm: Điều tra, khảo sát, phân vùng và cảnh báo khả năng xuất hiện lũ quét ở miền núi Việt Nam; Hệ thống thử nghiệm cho cảnh báo sớm một khối trượt lở đất tại huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An; Điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá các vùng miền núi Việt Nam; Nghiên cứu phát triển công nghệ đánh giá rủi ro trượt lở dọc các tuyến đường giao thông chính ở Việt Nam.

Cùng với đó là nghiên cứu lắp đặt hệ thống cảnh báo sớm về lũ quét tại lưu vực sông Peng, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai; nghiên cứu lắp đặt các thiết bị cảnh báo sạt lở đất tại huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang; nghiên cứu dự báo nguy cơ tai biến trượt lở mái dốc dọc các tuyến giao thông trọng điểm miền núi tỉnh Quảng Nam và đề xuất giải pháp ứng phó.

Ngoài ra còn có một số nghiên cứu khác như: Nghiên cứu xây dựng thử nghiệm hệ thống cảnh báo sớm trượt lở dạng dòng bùn đất, đá theo thời gian thực cho các khu vực miền núi Việt Nam; Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng bộ tiêu chí và xác định các khu vực nhạy cảm về trượt, sạt lở đất đá, lũ bùn đá, lũ ống, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam; nghiên cứu cơ sở khoa học để lựa chọn hệ phương pháp, mô hình phân vùng cảnh báo chi tiết và xác định ngưỡng mưa kích hoạt tại các khu vực nhạy cảm về trượt, sạt lở đất đá, lũ bùn đá, lũ ống, lũ quét khu vực miền núi trung du Việt Nam.

Hay nghiên cứu thiết kế và xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát để cảnh báo sớm theo thời gian thực về trượt, sạt lở đất đá, lũ bùn đá, lũ ống, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam; nghiên cứu thiết kế và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu lớn dùng chung thống nhất liên ngành phục vụ công tác cảnh báo sớm trượt, sạt lở đất đá, lũ bùn đá, lũ ống, lũ quét theo thời gian thực khu vực miền núi, trung du Việt Nam...

Hiện tại đề án “Phân vùng rủi ro thiên tai và lập bản đồ cảnh báo lũ quét, sạt lở đất và sụt lún đất do mưa tại khu vực trung du và miền núi” và đề án “Cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam” đang được triển khai.

Nhìn chung, các kết quả của các nghiên cứu, điều tra về sạt lở đất đá, lũ quét đã xây dựng lựa chọn được một hệ phương pháp nghiên cứu, điều tra phù hợp; lựa chọn được các ngưỡng mưa kích hoạt sạt lở đất đá, lũ quét; xây dựng được hệ thống cảnh báo sớm trượt lở dạng trượt, sạt lở đất đá, lũ bùn đá, lũ ống, lũ quét và áp dụng thử nghiệm ở một số khu vực.

Đồng thời xây dựng được bản đồ phân vùng rủi ro thiên tai, nguy cơ trượt, sạt lở đất đá, lũ bùn đá, lũ ống, lũ quét ở tỷ lệ lớn cho một số khu vực; cảnh báo sớm trượt, sạt lở đất đá, lũ bùn đá, lũ ống, lũ quét ở 3 cấp độ; xây dựng được cơ sở dữ liệu lớn dùng chung về trượt, sạt lở đất đá, lũ bùn đá, lũ ống, lũ quét ở cấp độ các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.

PV: Theo ông, đâu là những tồn tại và hạn chế trong nghiên cứu lũ quét, sạt lở đất ở nước ta?

TS. Trịnh Hải Sơn: Thực tế cho thấy chỉ có một số ít các trạm cảnh báo sớm về trượt, sạt lở đất đá, lũ bùn đá, lũ ống, lũ quét tại Việt Nam có cảnh báo chính xác. Một số tồn tại và hạn chế là do thiếu các thiết bị sử dụng để đo đạc các thông số đầu vào để dự báo khả năng xuất hiện tai biến về trượt, sạt lở đất đá, lũ bùn đá, lũ ống, lũ quét. Đa phần các trạm cảnh báo chỉ có thiết bị đo mưa, do vậy không đủ dữ liệu để dự báo chính xác quá trình và khả năng có thể xảy ra tai biến này cho khu vực dự báo.

Trong một số ít trường hợp, hệ thống cảnh báo sớm cho tai biến trượt về trượt, sạt lở đất đá, lũ bùn đá, lũ ống, lũ quét không có hệ thống xử lý số liệu tự động theo thời gian thực. Hiện tượng trượt, sạt lở đất đá, lũ bùn đá, lũ ống, lũ quét thường xảy ra trong điều kiện thời tiết xấu như mưa lớn, mưa nhiều ngày nên quá trình chuyển tải số liệu thực đo theo thời gian thực thường không đảm bảo, gặp các sự cố như không có internet, mất điện, không có 3G...

Mặt khác, nghiên cứu chế tạo các trang thiết bị cho trạm cảnh báo sớm phục vụ công tác nghiên cứu cảnh báo sớm tai biến về trượt, sạt lở đất đá, lũ bùn đá, lũ ống, lũ quét tại Việt Nam còn rất ít và chỉ chế tạo một số thiết bị đo mưa, đo mực nước. Còn lại đa phần nhập trang thiết bị từ nước ngoài. Do đó việc làm chủ công nghệ và xây dựng cơ sở dữ liệu lớn và kết nối các đơn vị trong và ngoài Bộ Tài nguyên và Môi trường còn nhiều hạn chế.

11-1719282386709241598286-copy.jpg
Một điểm sạt lở

PV: Mặc dù đã có những bài học và đúc rút kinh nghiệm, nhưng nhiều địa phương vẫn còn khá bị động trong việc cảnh báo, ứng phó, khắc phục thiên tai, trong đó có lũ quét, sạt lở đất, dẫn đến nhiều thiệt hại về người và tài sản. Là đơn vị nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ về địa chất, khoáng sản, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản có những đề xuất gì về giải pháp nghiên cứu trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả cảnh báo lũ quét, sạt lở đất ở Việt Nam, thưa ông?

TS. Trịnh Hải Sơn: Sạt lở đất đá, lũ bùn đá, lũ ống, lũ quét là loại hình thiên tai được đánh giá hết sức nguy hiểm, có mức độ tàn phá lớn về người và tài sản, để lại hậu quả lâu dài. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, tai biến về trượt, sạt lở đất đá, lũ bùn đá, lũ ống, lũ quét đang có xu hướng gia tăng cả về tần suất, cường độ và phạm vi ảnh hưởng, xuất hiện ngày càng dị thường, cực đoan, không theo quy luật và khó lường.

Sự phát triển nhanh chóng về dân sinh, kinh tế, cơ sở hạ tầng, sự suy thoái về môi trường và lớp thảm phủ thực vật cũng là nguyên nhân làm gia tăng rủi ro tai biến về trượt, sạt lở đất đá, lũ bùn đá, lũ ống, lũ quét... Trong khi đó, hệ thống quan trắc, cảnh báo sớm cho khu vực có nguy cơ tai biến về trượt, sạt lở đất đá, lũ bùn đá, lũ ống, lũ quét đá còn rất ít ở Việt Nam. Hệ thống truyền tin lạc hậu, dễ bị gián đoạn trong điều kiện thời tiết mưa bão làm cho hiệu quả của các hệ thống cảnh báo hiện nay kém hiệu quả.

Do vậy, theo tôi, việc nghiên cứu, lắp đặt các trang thiết bị quan trắc và cảnh báo sớm tai biến về trượt, sạt lở đất đá, lũ bùn đá, lũ ống, lũ quét tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra thiên tai và nghiên cứu kết nối dữ liệu về các trạm cảnh báo sớm trung tâm, địa phương cần được quan tâm, ưu tiên đầu tư.

Đồng thời, việc nghiên cứu, thiết kế, chế tạo nội địa hóa các thiết bị cảm biến cảnh báo về trượt, sạt lở đất đá, lũ bùn đá, lũ ống, lũ quét thích ứng với điều kiện Việt Nam với giá thành sản xuất, bảo trì, bảo dưỡng hợp lý cần được đẩy mạnh.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế về nghiên cứu chuyển giao công nghệ chế tạo, thiết kế các trang thiết bị của các trạm cảnh báo sớm phù hợp với điều kiện Việt Nam.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

  • Tiêu đề *
  • Người gửi *
  • Email *
  • Nội dung bình luận *
  • Mã bảo vệ *
  • Gửi bình luận Đóng lại

Tin tức - sự kiện

Video

Hình ảnh

Thông tin thời tiết

Ứng phó với biến đổi khí hậu

Phòng chống thiên tai

Tìm kiếm cứu nạn - cứu hộ

PC tại nạn thương tích

Công điện

Văn bản chỉ đạo

Hoạt động của BCĐ

Văn bản pháp quy

Hợp Tác Quốc Tế

Chương trình - Kế hoạch

Đề án - Dự án

Nhu cầu - Tiềm lực

Thông tin tuyên truyền

Phổ biến kiến thức

Liên kết Website

BẢN ĐỒ GOOGLE

GOOGLE MAP

ẢNH VỆ TINH

SATELLITE IMAGE

ẢNH RA ĐA

RADA IMAGE

BẢN ĐỒ THỦY VĂN

HIDROLOGICAL IMAGE

Thống kế lượt truy cập