NHỮNG SÁNG KIẾN ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Ngày đăng: 14/01/2013

NHỮNG SÁNG KIẾN ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
 
Đan Mạch đang hỗ trợ những nỗ lực của Việt Nam ứng phó với hiện tượng trái đất nóng lên và tăng hiệu quả sử dụng năng lượng. Đan Mạch là quốc gia đầu tiên tài trợ cho Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Ứng phó với Biến đổi Khí hậu (CTMTQG ƯPVBĐKH) với khoản tiền 200 triệu DKK (Krôn Đan Mạch) (xấp xỉ 40 triệu USD) cho giai đoạn 2009 - 2013.
 
        Do đặc điểm có bờ biển dài thấp và dễ bị ảnh hưởng của bão, lốc, lượng mưa cao và thất thường, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia dễ bị tác động của biến đổi khí hậu nhất trên thế giới. Theo một nghiên cứu thì đến năm 2050 mực nước biến ước tính sẽ dâng thêm 33cm và đến năm 2100 sẽ là 1m. Nếu mực nước biển dâng lên 1m thì 11% dân số của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng, 7% đất nông nghiệp sẽ bị tác động và Tổng Sản phẩm Quốc nội (GDP) sẽ giảm đi khoảng 10%.
         Điều quan trọng là phải biết cách ứng phó và thích ứng với sự nóng lên của trái đất. Một chương trình mới đặt ra mục tiêu đóng góp vào duy trì sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam đi đôi với giảm nghèo thông qua tăng cường năng lực của Việt Nam trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu bên cạnh cải thiện những nỗ lực làm giảm tác động của biến đổi khí hậu. Khoản tiền 200 triệu DKK (xấp xỉ 40 triệu USD) sẽ được tài trợ dưới hình thức hỗ trợ ngân sách ngành cho giai đoạn 2009-2013 gắn với quy định và các chương trình quốc gia. Vì vậy, các cơ quan Chính phủ Việt Nam sẽ quản lý và phân bổ khoản tiền hỗ trợ này. Chương trình gồm có hai hợp phần:
        1. Hợp phần thích ứng với biến đổi khí hậu sẽ hỗ trợ thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về Ứng phó với Biến đổi Khí hậu của Bộ Tài nguyên và Môi trường ở cấp độ quốc gia và cụ thể là Bến Tre và Quảng Nam, hai tỉnh dễ bị tác động bởi biến đổi khí hậu nhất. Mục tiêu của hợp phần là nâng cao năng lực và hiệu quả ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam nhằm bảo đảm phát triển bền vững, giúp con người tránh được những hậu quả có hại, ngăn chặn và giảm thiểu rủi ro do Biến đổi khí hậu gây nên đồng thời cùng với cộng đồng quốc tế nỗ lực giảm thiểu tác động của Biến đổi khí hậu và bảo vệ hệ khí hậu toàn cầu.
          2. Hợp phần giảm thiểu tác động của Biến đổi khí hậu sẽ hỗ trợ Việt Nam giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu thông qua Chương trình Sử dụng Năng lượng Hiệu quả của Bộ Công Thương. Mục tiêu của hợp phần là hỗ trợ nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng của các doanh nghiệp Việt Nam và góp phần vào sự phát triển bền vững với một nền kinh tế có lượng phát thải các - bon thấp.
         Việt Nam đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức hiện hữu liên quan đến biến đổi khí hậu như mực nước biến dâng lên, những tác động đối với nguồn nước và vấn đề xây dựng năng lực. Vì vậy, Đan Mạch cũng hướng sự hố trợ phát triển của mình vào năm sáng kiến nhỏ ứng phó với biến đổi khí hậu, đó là:
 
* Xây dựng các kịch bản mực nước biển dâng
* Những tác động của biến đổi khí hậu đối với nguồn nước và đề xuất những giải pháp giảm thiểu tác động
* Những lợi ích mà các dự án thuỷ điện vừa và nhỏ mang lại trong việc giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu (dự án đã kết thúc)
* Hệ thống thông tin quản lý rừng ngập mặn (rừng đước) (dự án đã kết thúc)
* Xây dựng năng lực cho cơ quan đầu mối quốc gia về biến đổi khí hậu (dự án đã kết thúc)
Kết quả của những dự án nhỏ này sẽ mang lại lợi ích trực tiếp để thực hiện CTMTQG ƯPVBĐKH của Việt Nam.

 
(Nguồn: Sưu tầm)
 
  • Tiêu đề *
  • Người gửi *
  • Email *
  • Nội dung bình luận *
  • Mã bảo vệ *
  • Gửi bình luận Đóng lại

Tin tức - sự kiện

Video

Hình ảnh

Thông tin thời tiết

Ứng phó với biến đổi khí hậu

Phòng chống thiên tai

Tìm kiếm cứu nạn - cứu hộ

PC tại nạn thương tích

Công điện

Văn bản chỉ đạo

Hoạt động của BCĐ

Văn bản pháp quy

Hợp Tác Quốc Tế

Chương trình - Kế hoạch

Đề án - Dự án

Nhu cầu - Tiềm lực

Thông tin tuyên truyền

Phổ biến kiến thức

Liên kết Website

BẢN ĐỒ GOOGLE

GOOGLE MAP

ẢNH VỆ TINH

SATELLITE IMAGE

ẢNH RA ĐA

RADA IMAGE

BẢN ĐỒ THỦY VĂN

HIDROLOGICAL IMAGE

Thống kế lượt truy cập