Nguy cơ say nắng, đột quỵ do nắng nóng gay gắt dịp nghỉ lễ
(TN&MT) - Trong ngày 28/4, khu vực Sơn La, Hòa Bình và từ Nghệ An đến Phú Yên có nắng nóng đặc biệt gay gắt với nhiệt độ lúc 13 giờ phổ biến trong khoảng 38-41 độ, cá biệt có điểm đo ở Đông Hà (Quảng Trị là 43,2 độ C).
Dự báo nắng nóng với mức nhiệt cao ở Bắc Bộ và Trung Bộ còn kéo dài đến ngày 30/4, sau đó giảm dần từ khoảng ngày 1 - 2/5 ở Bắc Bộ và Trung Bộ; từ khoảng ngày 4 - 5/5 ở Tây Nguyên và Nam Bộ.
Theo số liệu quan trắc lúc 13 giờ của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, nhiều điểm quan trắc ghi nhận mức nhiệt 41 độ C trở lên như: Yên Châu (Sơn La) 41.8 độ, Hương Khê (Hà Tĩnh) 42.4 độ, Đồng Hới (Quảng Bình) 42.0 độ, Đông Hà (Quảng Trị) 43.2 độ, Ba Tơ (Quảng Ngãi) 41 độ,…; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 30-35%,
Các nơi khác thuộc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt với nhiệt độ lúc 13h phổ biến 35-38 độ, có nơi trên 38 độ, độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 50-55%.
Trước đó, trong ngày hôm qua (27/4), cơ quan khí tượng ghi nhận 26 điểm quan trắc thuộc 15 tỉnh/thành ở Bắc Bộ và Trung Bộ đạt mức nhiệt trên 41 độ C, cao nhất tại Tương Dương (Nghệ An) là 43,2 độ C.
Trong giai đoạn hiện nay, nắng nóng đặc biệt gay gắt cùng với độ ẩm thấp khiến bầu không khí nóng bức, gây nhiều nguy cơ đối với sức khỏe con người. Nhất là trong dịp nghỉ lễ hiện nay có nhiều hoạt động vui chơi giải trí, tập trung đông người.
Cục Quản lý môi trường, Bộ Y tế khuyến cáo: Vào mùa nắng nóng, một số vấn đề sức khỏe thường gặp là say nắng, say nóng hoặc đột quỵ do nóng. Nguyên nhân chủ yếu là do phải tiếp xúc quá lâu hoặc làm việc trong môi trường nắng nóng, nhiệt độ cao hoặc cũng có thể do thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột.
Một số đối tượng có nguy cơ cao gồm: Người già, trẻ nhỏ và phụ nữ có thai; những người làm việc, luyện tập với cường độ cao ở ngoài trời nắng lâu hoặc trong môi trường nóng bức; những người mắc các bệnh mạn tính.
Biểu hiện của các vấn đề sức khỏe thường gặp trong mùa nắng nóng phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc với nắng nóng, mức độ tăng thân nhiệt của cơ thể. Ở mức độ nhẹ: Mệt mỏi, khát nước, hoa mắt, chóng mặt, tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, hồi hộp đánh trống ngực, chuột rút. Ở mức độ nặng: Đau đầu dữ dội, khó thở tăng dần, cảm giác buồn nôn hoặc nôn, yếu hoặc liệt nửa người, co giật, ngất xỉu hoặc hôn mê, trụy tim mạch (tim đập nhanh, huyết áp tụt, …) và có thể tử vong.
Khi gặp vấn đề sức khỏe do nắng nóng, tùy theo mức độ biểu hiện mà cần nhanh chóng áp dụng những biện pháp xử trí phù hợp như sau:
Nếu bệnh nhân ở mức độ nhẹ, chuyển ngay nạn nhân vào chỗ mát, thoáng gió. Nới lỏng quần áo hoặc cởi bỏ bớt quần áo bên ngoài của nạn nhân. Sau đó, lau cơ thể nạn nhân bằng khăn mát hoặc có thể dội nước mát vào cơ thể nạn nhân rồi lau khô. Đặt khăn thấm nước mát hoặc nước đá tại các vị trí như vùng nách, vùng bẹn, hai bên cổ để giúp nhanh chóng giảm nhiệt độ cơ thể.
Nếu nạn nhân uống được nước, cho uống từng ngụm nhỏ nước mát. Tốt nhất là uống nước có bổ sung muối và khoáng chất như nước Oresol pha đúng liều lượng theo hướng dẫn sử dụng. Nếu nạn nhân bị chuột rút, cần xoa bóp nhẹ nhàng vùng cơ bị chuột rút. Lưu ý không để cho nhiều người vây quanh nạn nhân. Sau khoảng 10 – 15 phút các biểu hiện sẽ giảm dần.
Nếu bệnh nhân ở mức độ nặng: Cần gọi ngay cấp cứu 115 hoặc nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Lưu ý trong quá trình vận chuyển thường xuyên chườm mát cho nạn nhân.
Dự báo diễn biến nắng nóng trong 24 giờ đến 48 giờ tới
- Khu vực Sơn La, Hòa Bình và từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39-42 độ, có nơi trên 42 độ; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 30-35%.
- Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-39 độ, có nơi trên 39 độ; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 45-50%.
- Khu vực từ Khánh Hòa đến Bình Thuận có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-36 độ, có nơi trên 36 độ; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 50-55%.
Tin bài cùng sự kiện
- Quảng Ngãi: Lũ lên nhanh, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo khẩn trương ứng phó (24/11/2024)
- Quảng Ngãi: Mưa lớn, nước trên các sông lên cao trên báo động 3 (24/11/2024)
- Mưa lớn gây sạt lở và ngập cục bộ ở huyện miền núi An Lão, tỉnh Bình Định (24/11/2024)
- Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành công điện khẩn ứng phó với mưa lũ (24/11/2024)
- Mưa lớn kéo dài, lũ nhấn chìm hàng chục nhà dân tại Quảng Ngãi (24/11/2024)
- Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 23/11/2024 (24/11/2024)
- Công an tỉnh mở lớp đào tạo lái xuồng máy cho cán bộ chiến sĩ Công an tỉnh. (23/11/2024)
- Xe chở rác rơi xuống sông Hữu Trạch khiến 02 người mất tích (23/11/2024)
Tin bài cùng chuyên mục
- Quảng Ngãi: Lũ lên nhanh, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo khẩn trương ứng phó (24/11/2024)
- Quảng Ngãi: Mưa lớn, nước trên các sông lên cao trên báo động 3 (24/11/2024)
- Mưa lớn gây sạt lở và ngập cục bộ ở huyện miền núi An Lão, tỉnh Bình Định (24/11/2024)
- Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành công điện khẩn ứng phó với mưa lũ (24/11/2024)
- Mưa lớn kéo dài, lũ nhấn chìm hàng chục nhà dân tại Quảng Ngãi (24/11/2024)
- Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 23/11/2024 (24/11/2024)
- Công an tỉnh mở lớp đào tạo lái xuồng máy cho cán bộ chiến sĩ Công an tỉnh. (23/11/2024)
- Xe chở rác rơi xuống sông Hữu Trạch khiến 02 người mất tích (23/11/2024)
Tin tức - sự kiện
- Xử lý hơn 1.000m3 đất đá tràn lấp mặt đường lên Cửa khẩu Cầu Treo
- Ứng phó bão số 1, hàng không đóng cửa 3 sân bay
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra chất lượng các công trình đê điều tại trước mùa mưa bão tại Thanh Hóa
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra thiệt hại do thiên tai tại Xín Mần (Hà Giang)
- Lễ ký kết: Ứng phó và phục hồi sau hạn hán và xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long
- Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai.