Nguy cơ sạt lở bản Tân Ly, xã Lâm Thủy
Sau những đợt mưa lớn do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 6, tại huyện Lệ Thủy, Quảng Bình đã xuất hiện nhiều điểm sạt lở nghiêm trọng, một số điểm có nguy cơ sạt lở cao, gây mất an toàn cho người dân. Hiện, địa phương đang khẩn trương tìm các giải pháp ứng phó nhằm bảo đảm an toàn cho người dân; đồng thời có kế hoạch bố trí xây dựng khu tái định cư đưa các hộ dân ra khỏi vùng ảnh hưởng thiên tai…
Bản Tân Ly, xã Lâm Thủy nằm cách trung tâm xã khoảng 5km, nơi đây đang có gần 20 hộ dân với hơn 80 nhân khẩu đồng bào Bru-Vân Kiều đang ngày đêm canh cánh, thấp thỏm nỗi lo sạt lở đất, lũ quét.
Chủ tịch UBND xã Lâm Thủy Hoàng Lý cho biết, ngày 1/11, chính quyền địa phương phối hợp với Đồn Biên phòng Làng Ho, Công an xã Lâm Thủy và các bản đã tiến hành kiểm tra tình hình sau mưa lũ, quá trình kiểm tra phát hiện vết nứt lớn tại chân đồi ở bản Tân Ly, có nguy cơ gây ra sạt lở đất.
“Qua kiểm tra đã phát hiện vết nứt xảy ra tại quả đồi cao phía sau, bên phải đường từ nhà văn hóa vào khu dân cư bản Tân Ly. Vết nứt rộng 20-25cm, có nơi gần 1m, dài hơn 300m. Khu vực có vết nứt ngay phía sau cụm dân cư đang sinh sống, cách nhà của hộ dân gần nhất khoảng 15m. Do khu vực xuất hiện vết nứt rất gần với nhà ở của các hộ dân, cùng với quả đồi cao, khối lượng đất đá nhiều nên nguy cơ xảy ra sạt lở đất rất cao. Nếu sạt lở đất xảy ra sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ khu vực đang sinh sống của các hộ dân…”, Chủ tịch UBND xã Lâm Thủy Hoàng Lý thông tin.
Cầu Cồn Cùng (xã Kim Thủy) bị sạt lở mố cầu nghiêm trọng.
Cũng theo Chủ tịch UBND xã Lâm Thủy Hoàng Lý, ngoài vết nứt lớn được phát hiện vào ngày 1/11, qua kiểm tra, lực lượng chức năng cũng đã xác định tại quả đồi cách nhà văn hóa bản Tân Ly khoảng 200m, đất có dấu hiệu sạt lở phía dưới chân đồi và có 2 hộ dân sống tại trục đường vào bản Tân Ly, gần ngầm tràn Tân Ly có địa hình thấp, thường xuyên bị ngập lụt khi mưa lớn…
Cầu bản Cồn Cùng nằm trên tuyến giao thông huyết mạch nối bản Chuôn qua bản Cồn Cùng, xã Kim Thủy dài gần 126m, rộng 3m. Cầu được đầu tư xây dựng năm 2018 và đưa vào sử dụng vào cuối năm 2019. Cầu bản Cồn Cùng được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn của Dự án Lramp. Tuy nhiên, trận lụt do hoàn lưu bão số 6 vừa qua đã làm hư hỏng, sạt lở hai mố cầu, gây nguy hiểm cho người dân tham gia giao thông khi qua cầu.
Bí thư Đảng ủy xã Kim Thủy Đỗ Trung Quân cho biết, sau khi phát hiện sự việc, để bảo đảm an toàn cho người và phương tiện, chính quyền địa phương đã thông báo cho toàn thể nhân dân và cấm các phương tiện, người lưu thông qua cầu; đồng thời Sở Giao thông vận tải, huyện Lệ Thủy và các đơn vị liên quan đã đến kiểm tra để tìm giải pháp khắc phục.Do ảnh hưởng của mưa lớn trong những ngày cuối tháng 10, trên địa bàn xã Trường Thủy, đặc biệt tại thôn Long Đại, tình trạng sạt lở đất trồng cây hoa màu của người dân dọc bờ sông Kiến Giang diễn ra nghiêm trọng.
Trưởng thôn Long Đại Lê Xuân Gọn cho biết, tình trạng sạt lở đất dọc bờ sông Kiến Giang đoạn qua thôn có chiều dài khoảng 4km, nghiêm trọng nhất là ở xóm Đại Thủy với chiều dài gần 1km và chiều rộng lớn nhất khoảng 20m, nhỏ nhất từ 3-4m.
“Vùng sạt lở đất hoa màu dọc sông Kiến Giang được người dân thường xuyên trồng các loại cây chủ lực, như: Sắn, ngô, lạc… Trước đây, do thiên tai, tình trạng sạt lở đất cũng đã diễn ra, nhưng từ đợt mưa lụt vừa rồi diễn ra nghiêm trọng hơn. Việc sạt lở đất hoa màu dọc sông Kiến Giang không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của khoảng 70 hộ dân với diện tích gần 8ha trong thôn mà còn khiến cho người dân lo lắng sau này ảnh hưởng đến khu dân cư…”, Trưởng thôn Long Đại cho hay.
Nỗ lực tìm giải pháp khắc phục
Theo Chủ tịch UBND xã Lâm Thủy Hoàng Lý, nguy cơ sạt lở đất và lũ quét tại bản Tân Ly ảnh hưởng đến 17 hộ, 87 nhân khẩu; trong đó, ở vị trí xuất hiện vết nứt, nguy cơ sạt lở đất cao có 13 hộ với 70 nhân khẩu đang sinh sống. Tại vị trí nguy cơ cao sạt lở đất ở bản này là 2 hộ với 9 nhân khẩu và số hộ có nguy cơ lũ quét là 2 hộ với 8 nhân khẩu.
“Để bảo đảm an toàn cho các hộ dân, UBND xã phối hợp với các lực lượng liên quan, như: Quân sự, Công an, Đồn Biên phòng Làng Ho đã tiến hành di dời 7 hộ dân về trụ sở UBND xã Lâm Thủy và 10 hộ được di dời ở xen ghép với nhà người thân ở các khu vực an toàn. Tại đây, các hộ dân được chính quyền các cấp bảo đảm đủ lương thực thực phẩm và các nhu cầu thiết yếu…”, Chủ tịch UBND xã Lâm Thủy cho hay.
Được biết, qua khảo sát, UBND xã Lâm Thủy cũng đã lựa chọn địa điểm bố trí là mượn đất của người dân tại bản Tăng Ký chưa sử dụng hết để làm địa điểm dựng nhà tạm, làm nơi ở tạm thời cho các hộ dân không có điều kiện ở nhờ xen ghép tại nhà người thân; đồng thời xác định được khu đất trên địa bàn bản Tân Ly có diện tích khoảng 1,2ha, đất bằng phẳng, có khả năng xây dựng khu tái định cư…
Bí thư Đảng ủy xã Kim Thủy Đỗ Trung Quân cho hay, trước thực trạng sạt lở nghiêm trọng ở cầu Cồn Cùng, chính quyền địa phương đề nghị các cấp có thẩm quyền cần sớm có giải pháp khắc phục trong thời gian sớm nhất để bảo đảm cho bà con đi lại an toàn…
“Riêng đối với các hộ dân ở bản Mít có nguy cơ sạt lở đất và ảnh hưởng bởi thiên tai, xã Kim Thủy đã phối hợp với các ban, ngành cấp huyện khảo sát khu vực vị trí xây dựng khu tái định cư. Hiện, UBND xã đang đề xuất bóc tách diện tích đất từ Công ty TNHH MTV LCN Long Đại để giao về cho địa phương; đồng thời đề xuất điều chỉnh, bổ sung vào quy hoạch sử dụng đất của huyện tại khu vực sát điểm lẻ Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và THCS số 2 Kim Thủy tại bản Mít để xây dựng khu tái định cư tập trung…”, Bí thư Đảng ủy xã Kim Thủy chia sẻ.
Để hạn chế tình trạng sạt lở đất hoa màu dọc sông Kiến Giang đoạn qua thôn Long Đại, giải pháp căn cơ mà chính quyền địa phương và người dân mong muỗn là các cơ quan có thẩm quyền cần xem xét, đánh giá lại việc cấp giấy phép khai thác cát sạn cho các doanh nghiệp ở đây…
Tin bài cùng sự kiện
- Không khí lạnh sắp về, dự báo vùng núi cao có nơi dưới 10 độ C (05/12/2024)
- Dự báo thời tiết ngày 5/12: Nhiều mây, có mưa rải rác (05/12/2024)
- Nỗi lo sạt lở đất đồi, khe suối ở miền núi ở tỉnh Thừa Thiên Huế (05/12/2024)
- Liên tiếp xảy ra 3 trận động đất ở Quảng Nam, Kon Tum, người dân cảm nhận rung lắc (05/12/2024)
- Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 04/12/2024 (05/12/2024)
- Quốc hội thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (04/12/2024)
- Dự báo thời tiết ngày 4/12: Bắc Bộ ấm hơn, Nam Bộ mưa rải rác (04/12/2024)
- Dự báo thời tiết ngày 3/12: Trời nhiều mây, mưa rào và dông vài nơi (04/12/2024)
Tin bài cùng chuyên mục
- Không khí lạnh sắp về, dự báo vùng núi cao có nơi dưới 10 độ C (05/12/2024)
- Dự báo thời tiết ngày 5/12: Nhiều mây, có mưa rải rác (05/12/2024)
- Nỗi lo sạt lở đất đồi, khe suối ở miền núi ở tỉnh Thừa Thiên Huế (05/12/2024)
- Liên tiếp xảy ra 3 trận động đất ở Quảng Nam, Kon Tum, người dân cảm nhận rung lắc (05/12/2024)
- Báo cáo nhanh công tác trực ban PCTT ngày 04/12/2024 (05/12/2024)
- Quốc hội thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (04/12/2024)
- Dự báo thời tiết ngày 4/12: Bắc Bộ ấm hơn, Nam Bộ mưa rải rác (04/12/2024)
- Dự báo thời tiết ngày 3/12: Trời nhiều mây, mưa rào và dông vài nơi (04/12/2024)
Tin tức - sự kiện
- Xử lý hơn 1.000m3 đất đá tràn lấp mặt đường lên Cửa khẩu Cầu Treo
- Ứng phó bão số 1, hàng không đóng cửa 3 sân bay
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra chất lượng các công trình đê điều tại trước mùa mưa bão tại Thanh Hóa
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra thiệt hại do thiên tai tại Xín Mần (Hà Giang)
- Lễ ký kết: Ứng phó và phục hồi sau hạn hán và xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long
- Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai.