Ngày Khí tượng thế giới: Chung tay vì một hệ thống cảnh báo sớm toàn diện

Ngày đăng: 23/03/2025

Một trong những vấn đề đáng chú ý nhất về Trái Đất năm 2024 là biến đổi khí hậu mang đến nhiều thảm họa trên toàn cầu và các sự kiện thời tiết cực đoan khác. Thực tế này đặt ra vấn đề, cần xây dựng hệ thống cảnh báo sớm thiên tai ở mọi nơi trên thế giới. Ngày Khí tượng thế giới 23/3/2025 được Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) phát động với chủ đề là “Chung tay vì một hệ thống cảnh báo sớm toàn diện” nhằm kêu gọi các nước trên thế giới đảm bảo cho hệ thống cảnh báo sớm, giúp giảm thiểu rủi ro, bảo vệ cộng đồng, xây dựng một thế giới an toàn, bền vững thiên tai.

Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) của Liên hợp quốc, 2024 là năm nóng nhất từng được ghi nhận trong lịch sử, đánh dấu mức độ khủng khiếp của cuộc khủng hoảng khí hậu.

Báo cáo của WMO ghi nhận 151 sự kiện thời tiết cực đoan đạt mức "chưa từng có" vào năm 2024. Những trận nắng nóng dữ dội khiến hàng trăm nghìn người bị sốc nhiệt, với nhiệt độ kỷ lục lên đến 49,9 độ C ở Tây Australia, 49,7 độ C tại Iran và 48,5 độ C tại Mali.

Lượng mưa kỷ lục đã gây ra lũ lụt nghiêm trọng tại Italia, Senegal, Pakistan và Brazil, phá hủy hàng nghìn ngôi nhà và làm gián đoạn sinh hoạt của hàng triệu người. Tổng cộng, hơn 800.000 người đã bị mất nhà cửa, con số cao nhất kể từ năm 2008.

Sự nóng lên toàn cầu đã làm gia tăng cường độ và tần suất của các cơn bão trong năm 2024. Philippines hứng chịu 6 cơn bão liên tiếp trong chưa đầy một tháng. Mỹ đối mặt với cơn bão Helene, cơn bão mạnh nhất từng đổ bộ vào vùng Big Bend của Florida. Việt Nam cũng chịu thiệt hại nặng nề khi siêu bão Yagi tấn công, ảnh hưởng đến 3,6 triệu người.

Các chuyên gia cảnh báo rằng nếu không có hành động quyết liệt, những thảm họa tương tự hoặc tồi tệ hơn sẽ tiếp tục xảy ra.

Sáng kiến Cảnh báo sớm cho tất cả của Liên Hợp Quốc đặt mục tiêu đến năm 2027, tất cả mọi người trên trái đất sẽ đều được bảo vệ bởi hệ thống cảnh báo sớm về thời tiết. Thế giới phải đoàn kết lại và khẩn trương tăng cường hành động và đầu tư để hiện thực hóa mục tiêu này.

Để đạt được mục tiêu của Liên Hợp Quốc về bao phủ hệ thống cảnh báo sớm toàn cầu vào năm 2027, nhiều sáng kiến đang được triển khai trên thế giới.

Vương quốc Anh đang phát triển một hệ thống cảnh báo sớm tiên tiến cho các điểm tới hạn về khí hậu, trong đó có sử dụng AI, máy bay không người lái, phát hiện tia vũ trụ và giám sát sinh vật phù du. 

Sáng kiến “Tăng cường Hệ thống Cảnh báo sớm để dự đoán hành động” (SEWAA) do Cơ quan Liên chính phủ về phát triển khu vực Đông Phi (IGAD) khởi xướng, nhằm mục đích tăng cường khả năng phục hồi khí hậu ở Đông Phi bằng cách sử dụng kỹ thuật dự báo và chia sẻ dữ liệu do AI hỗ trợ.  

 Ủy ban châu Âu đang tài trợ cho dự án "Hệ thống cảnh báo sớm sử dụng AI để phòng ngừa dịch bệnh nhiệt đới" (CLIMOS). Dự án đang thu thập dữ liệu về khí hậu và ruồi cát từ 16 quốc gia châu Âu, sử dụng AI để dự đoán các đợt bùng phát dịch bệnh liên quan...

Mặc dù kịp thời và chính xác có thể được coi là những yếu tố quan trọng nhất của bất kỳ hệ thống cảnh báo sớm thiên tai nào, các chính phủ còn phải đảm bảo rằng thông tin được xây dựng theo cách đánh thẳng vào nhận thức về rủi ro của người dân và thúc đẩy họ thực hiện hành động phù hợp.

  • Tiêu đề *
  • Người gửi *
  • Email *
  • Nội dung bình luận *
  • Mã bảo vệ *
  • Gửi bình luận Đóng lại

Tin tức - sự kiện

Video

Hình ảnh

Thông tin thời tiết

Ứng phó với biến đổi khí hậu

Phòng chống thiên tai

Tìm kiếm cứu nạn - cứu hộ

PC tại nạn thương tích

Công điện

Văn bản chỉ đạo

Hoạt động của BCĐ

Văn bản pháp quy

Hợp Tác Quốc Tế

Chương trình - Kế hoạch

Đề án - Dự án

Nhu cầu - Tiềm lực

Thông tin tuyên truyền

Phổ biến kiến thức

Liên kết Website

BẢN ĐỒ GOOGLE

GOOGLE MAP

ẢNH VỆ TINH

SATELLITE IMAGE

ẢNH RA ĐA

RADA IMAGE

BẢN ĐỒ THỦY VĂN

HIDROLOGICAL IMAGE

Thống kế lượt truy cập