Nâng cao vai trò Giới trong giảm nhẹ rủi ro thiên tai, biến đổi khí hậu

Ngày đăng: 23/11/2019

Từ ngày 21-22/11, tại thành phố Huế, Tổng Cục Phòng chống thiên tai phối hợp với Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) tổ chức Hội thảo tập huấn “Truyền thông nâng cao vai trò Giới giảm nhẹ rủi ro thiên tai thích ứng với biến đổi khí hậu cho các cơ quan báo chí”. Tham dự hội thảo có hơn 30 nhà báo, phóng viên của các cơ quan báo chí tại Hà Nội, Huế và Đà Nẵng

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Trường Sơn, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Phòng chống thiên tai cho biết: Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của thiên tai. Trong 20 năm qua, mỗi năm thiên tai làm trên 300 người chết và mất tích, thiệt hại vật chất khoảng 1-1,5% GDP. Ngoài ra thiên tai còn phá hủy môi trường, điều kiện sống, các hoạt động kinh tế - xã hội phải mất nhiều thời gian để khôi phục và tác động mạnh đến quá trình tăng trưởng, phát triển bền vững của đất nước.

 

Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Phòng chống thiên tai Nguyễn Trường Sơn phát biểu khai mạc.

Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, gia tăng dân số, cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển đã tạo sức ép lớn cho công tác phòng, chống thiên tai. Trong thời gian qua, công tác phòng chống thiên tai đã được luật hóa, với nhiều quy định cụ thể để phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, quá trình triển khai còn bất cập, chưa được thực hiện đầy đủ. Nhận thức, kiến thức và kỹ năng của người dân về phòng chống thiên tai chưa đồng đều; nguồn nhân lực và tài chính cho công tác phòng chống thiên tai còn hạn chế,... Những yếu tố trên đã đặt ra những thách thức cho công tác phòng chống thiên tai nói chung và công tác thông tin, truyền thông, nâng cao nhận thức về phòng, chống thiên tai nói riêng.

Nhấn mạnh vai trò của truyền thông trong công tác phòng chống thiên tai, ông Nguyễn Trường Sơn cho hay: Hoạt động thông tin, truyền thông trong phòng chống thiên tai những năm gần đây đã có những bước chuyển biến tích cực cả về lượng và chất, phản ánh sát thực tiễn và đáp ứng nhu cầu thông tin của cộng đồng. Thông tin về dự báo, cảnh báo thiên tai và đặc biệt là chỉ đạo từ trung ương xuống các địa phương cũng như sự chủ động của chính quyền các cấp trong công tác ứng phó với thiên tai đã được truyền tải kịp thời, chính xác đến người dân qua nhiều phương thức khác nhau.  

Các phóng viên, nhà báo đã không quản khó khăn, nguy hiểm, đồng hành cùng với những người làm công tác phòng chống thiên tai, tiên phong trên mặt trận trong thời bình để cung cấp, chia sẻ, phản ánh thông tin kịp thời, chính xác công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

Với nội dung chính là nâng cao vai trò Giới giảm nhẹ rủi ro thiên tai thích ứng với biến đổi khí hậu cho các cơ quan báo chí, trong hai ngày diễn ra hội thảo các nhà báo, phóng viên được tập huấn về vấn đề bình đẳng giới trong ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu và vai trò của truyền thông trong công tác phòng chống thiên tai và giảm nhẹ rủi ro thên tai thích ứng với biến đổi khí hậu...

Chia sẻ về ý nghĩa của đợt tập huấn này, bà Vũ Phương Ly, Chuyên gia chương trình của VN Women nói: Đây là một hoạt động rất có ý nghĩa, vì đối với chúng tôi các cơ quan truyền thông báo chí là một đối tác quan trọng để thay đổi nhận thức và quan điểm của người dân và toàn xã hội về các vấn đề bình đẳng giới, góp phần thách thức các định kiến và thay đổi các chuẩn mực giới trong nhiều lĩnh vực, trong đó có ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu. 

 

Bà Vũ Phương Ly, Chuyên gia chương trình của VN Women

“Phụ nữ và trẻ em là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trước những tác động khốc liệt của thiên tai. Là tổ chức tiên phong của Liên hợp quốc với mục tiêu, tôn chỉ hành động vì bình đẳng giới và bảo vệ phụ nữ, trẻ em gái, trong những năm qua, UNWomen đã có nhiều hoạt động thiết thực để bảo đảm quyền cho phụ nữ, trẻ em gái tại Việt Nam, đặc biệt là việc tham gia vào công tác phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro thiên tai cũng như quyền được ưu tiên trong công tác ứng phó, phục hồi, tái thiết sau thiên tai.

Thông qua đợt tập huấn này sẽ góp phần làm rõ tầm quan trọng của việc lồng ghép giới trong công tác phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu với vai trò của truyền thông nhằm giúp các phóng viên, nhà báo và cán bộ truyền thông có thể viết bài và dẫn dắt những thảo luận xoay quanh vấn đề giảm nhẹ rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu có trách nhiệm giới”, bà Vũ Phương Ly nhấn mạnh.

Có thể nói rằng, năng lực, kỹ năng và sự chủ động của người dân đóng vai trò quan trọng trong giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Để thực hiện được nội dung này, công tác thông tin, tuyên truyền cần tiếp tục tạo ra sự chuyển biến nhận thức - từ “bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa” và tiến tới quản lý rủi ro thiên tai, nâng cao năng lực và sự phối hợp hành động của chính quyền các cấp và nhân dân, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống thiên tai trong tình hình mới. 

Tại Hội thảo Bà Nguyễn Thị Thúy Ái Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý thiên tai cộng đồng, Tổng cục Phòng chống thiên tai trình bày và chia sẻ về Tổng quan về tình hình thiên tai và biến đổi khí hậu và những  định hướng truyền thông trong công tác phòng chống thiên tai.

 

Bà Nguyễn Thị Thúy Ái Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý thiên tai cộng đồng, Tổng cục Phòng chống thiên tai trình bày tại Hội thảo

Tại Hội thảo các phóng viên cũng đã chia sẻ những kinh nghiệm cũng như bài học được rút ra trong quá trình khi tác nghiệp về thiên tai.

Một số hình ảnh ghi lại Hội thảo

  • Tiêu đề *
  • Người gửi *
  • Email *
  • Nội dung bình luận *
  • Mã bảo vệ *
  • Gửi bình luận Đóng lại

Tin tức - sự kiện

Video

Hình ảnh

Thông tin thời tiết

Ứng phó với biến đổi khí hậu

Phòng chống thiên tai

Tìm kiếm cứu nạn - cứu hộ

PC tại nạn thương tích

Công điện

Văn bản chỉ đạo

Hoạt động của BCĐ

Văn bản pháp quy

Hợp Tác Quốc Tế

Chương trình - Kế hoạch

Đề án - Dự án

Nhu cầu - Tiềm lực

Thông tin tuyên truyền

Phổ biến kiến thức

Liên kết Website

BẢN ĐỒ GOOGLE

GOOGLE MAP

ẢNH VỆ TINH

SATELLITE IMAGE

ẢNH RA ĐA

RADA IMAGE

BẢN ĐỒ THỦY VĂN

HIDROLOGICAL IMAGE

Thống kế lượt truy cập