Mặn tăng cao ở Đồng bằng sông Cửu Long

Ngày đăng: 12/03/2024

(TN&MT) - Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hiện đang trong đợt xâm nhập mặn tăng cao. Chiều sâu ranh mặn 4‰ tại các cửa sông chính đến ngày 10/3 phổ biến trong khoảng 50 – 60 km.

Cơ quan chức năng cảnh báo, xâm nhập mặn sâu trong sông, kênh rạch sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân trong khu vực, các địa phương cần cập nhật kịp thời các thông tin dự báo khí tượng thủy văn và có các biện pháp chủ động phòng chống.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, từ ngày 11-20/3, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng dần đến giữa tuần, sau đó giảm dần. Độ mặn cao nhất tại các trạm ở mức cao hơn độ mặn cao nhất tháng 3/2023.

man-1.png
Bản đồ dự báo phân bố độ mặn cao nhất từ 11-20/3/2024. Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia

Dự báo chiều sâu ranh mặn 4‰ tại các cửa sông chính:

- Sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây: Phạm vi xâm nhập mặn 80-90km;

- Sông Cửa Tiểu, Cửa Đại: Phạm vi xâm nhập mặn 60-67km;

- Sông Hàm Luông: Phạm vi xâm nhập mặn 57-65km;

- Sông Cổ Chiên: Phạm vi xâm nhập mặn 50-60km;

- Sông Hậu: Phạm vi xâm nhập mặn 55-60km;

- Sông Cái Lớn: Phạm vi xâm nhập mặn 45-52km.

Cơ quan khí tượng cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long ở cấp 2 và khuyến nghị các địa phương cần tranh thủ tích trữ nước ngọt khi triều thấp, phục vụ nông nghiệp và dân sinh.

Theo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, với tình hình các hồ thủy điện thượng nguồn xả nước cầm chừng như hiện nay, dự báo mặn tăng cao hơn trong tháng 3/2024. Cụ thể, vùng thượng ĐBSCL bao gồm phần đất tỉnh An Giang, Đồng Tháp, thượng nguồn Long An, Kiên Giang và TP. Cần Thơ có mực nước thấp hơn trung bình nhiều năm (TBNN). Dù nguồn nước ít nhưng vẫn có thể đảm bảo bơm tưới.

Vùng giữa và khu vực ven biển Đông ĐBSCL bao gồm phần đất thuộc TP. Cần Thơ, tỉnh Tiền Giang, Long An, Kiên Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, tỉnh Vĩnh Long và vùng được kiểm soát mặn ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre. Dự báo trong tháng 3 mặn đạt đỉnh vào các kỳ 10 - 13/3 và 24 - 26/3 với ranh mặn 4g/l có thể vào 50-60km. Tuy nhiên, gió Chướng có thể làm mặn vào sâu hơn so với dự báo 5-10km. Trong thời gian 10 – 13/3, mặn có khả năng đạt đỉnh, ảnh hưởng đến sản xuất và cấp nước sinh hoạt ở khu vực Tiền Giang và Bến Tre.

Khu vực ảnh hưởng mặn sông Cái Lớn, Cái Bé thuộc các tỉnh Kiên Giang và Hậu Giang. Dự báo mặn tháng 3 lên cao vào kỳ 15 - 17/3, mặn 4g/l vào sâu 50-55km.

Nhận định chung tình hình xâm nhập mặn tại ĐBSCL mùa khô năm 2023-2024, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia dự báo ở mức cao hơn TBNN nhưng không gay gắt như mùa khô năm 2015-2016 và năm 2019-2020. Các đợt xâm nhập mặn tăng cao ở cửa sông Cửu Long khả năng tập trung trong tháng 3/2024 (từ 10 - 14/3, từ 24 - 28/3); các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn vào tháng 3-4/2024 (từ 10 - 13/3, từ 24 - 28/3, từ 8 - 13/4, từ 22-28/4).

Tình hình xâm nhập mặn ở ĐBSCL phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Công, triều cường và còn biến động trong thời gian tới. Các địa phương ở vùng ĐBSCL cần cập nhật kịp thời các thông tin dự báo khí tượng thủy văn và có các biện pháp chủ động phòng chống xâm nhập mặn.

Kiên quyết không để người dân thiếu nước sinh hoạt

Trước tình hình xảy ra đợt cao điểm về xâm nhập mặn, Công điện số 19/CĐ-TTg ngày 8/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, địa phương liên quan tập trung ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Để chủ động ứng phó với nguy cơ xâm nhập mặn cao, thiếu nước ngọt cục bộ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vùng Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục tổ chức theo dõi sát tình hình, triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 04/CT-TTg ngày 15 tháng 01 năm 2024 về việc chủ động ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Trong đó, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh phải chủ động bố trí nguồn lực của địa phương, huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ, triển khai ngay các biện pháp cần thiết phù hợp với tình hình cụ thể tại địa phương nhằm bảo đảm nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân, kiên quyết không để người dân bị thiếu nước sinh hoạt hoặc phải sử dụng nước sinh hoạt không bảo đảm chất lượng.

Bên cạnh đó, tổ chức theo dõi chặt chẽ, nắm bắt đầy đủ, kịp thời thông tin về tình hình thiếu nước, xâm nhập mặn tại từng khu vực trên địa bàn để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó cụ thể phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, theo chỉ đạo và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

  • Tiêu đề *
  • Người gửi *
  • Email *
  • Nội dung bình luận *
  • Mã bảo vệ *
  • Gửi bình luận Đóng lại

Tin tức - sự kiện

Video

Hình ảnh

Thông tin thời tiết

Ứng phó với biến đổi khí hậu

Phòng chống thiên tai

Tìm kiếm cứu nạn - cứu hộ

PC tại nạn thương tích

Công điện

Văn bản chỉ đạo

Hoạt động của BCĐ

Văn bản pháp quy

Hợp Tác Quốc Tế

Chương trình - Kế hoạch

Đề án - Dự án

Nhu cầu - Tiềm lực

Thông tin tuyên truyền

Phổ biến kiến thức

Liên kết Website

BẢN ĐỒ GOOGLE

GOOGLE MAP

ẢNH VỆ TINH

SATELLITE IMAGE

ẢNH RA ĐA

RADA IMAGE

BẢN ĐỒ THỦY VĂN

HIDROLOGICAL IMAGE

Thống kế lượt truy cập