Lễ mít tinh kỷ niệm ngày Quốc tế Giảm nhẹ rủi ro thiên tai và Hội thảo khoa học quốc tế về Quản lý rủi ro thiên tai cho vùng đất thấp

Ngày đăng: 13/10/2018

Ngày Quốc tế Giảm nhẹ rủi ro Thiên tai được bắt đầu vào năm 1989, do Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khởi xướng để thúc đẩy văn hóa toàn cầu nhận thức về giảm thiểu rủi ro thiên tai. Ngày này, được tổ chức vào 13 tháng 10 hàng năm để kêu gọi cộng đồng trên toàn thế giới nâng cao nhận thức chung tay, chung sức phòng tránh và giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

 

Chủ đề năm 2018 được Liên hợp quốc lựa chọn là “Giảm thiểu thiệt hại kinh tế do thiên tai”. Chủ đề này là một trong bảy mục tiêu toàn cầu của Khung hành động Sendai Giảmtổn thất kinh tế do thiên tai trực tiếp gây ra tính theo GDP vào năm 2030”mà Việt Nam đang nỗ lực để thực hiện.

 

 

Nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc tế Giảm nhẹ rủi ro thiên tai năm nay,Tổng cục Phòng, chống thiên tai, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai phối hợp với Cơ quan Liên Hợp quốc, Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam tổ chức “Lễ mít tinh kỷ niệm ngày Quốc tế Giảm nhẹ rủi ro thiên tai và Hội thảo khoa học quốc tế về Quản lý rủi ro thiên tai cho vùng đất thấp” tại thành phố Cần Thơ vào buổi sáng ngày hôm nay 12/10/2018.

Đến tham dự buổi Lễ và Hội thảo có sự tham dự của:

- Ngài Laurent Umans, Bí thư thứ nhất về Quản lý nước và Biến đổi khí hậu, Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan.

- Ngài Shin Dongchan, Bí thư Thứ hai, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam

-Bà Akiko Fujii, Phó Giám đốc Quốc gia UNDP.

- Ông Guillaume Chantry, Giám đốc tổ chức Development Workshop France (DWF).

Và đại diện một số Viện nghiên cứu, trường đại học, chuyên gia trong nước và quốc tế và Đại sứ quán Hàn Quốc, Hà Lan; Văn phòng Ban chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh, thành phố khu vực miền Nam.

 

 

Phát biểu chào mừng Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai, Ông Nguyễn Trường Sơn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai chia sẻ:

- Thiên tai dưới tác động của Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang gia tăng cả về tần suất và cường độ và diễn biến trái quy luật: xuất hiện các trận bão lớn và siêu bão, những trận mưa có cường độ rất lớn, làm xuất hiện lũ quét, sạt lở đất. Xuất hiện các cơn bão đổ bộ vào những khu vực trước đây ít khi bị tác động bởi bão, nơi chính quyền và người dân thiếu kinh nghiệm, kỹ năng phòng, chống bão, gây thiệt hại nghiêm trọng.

- Bên cạnh đó, với sức ép của việc gia tăng dân số, tốc độ đô thị hóa nhanh, việc khai thác, sử dụng quá mức các nguồn tài nguyên như: phá rừng, khai thác cát, nước ngầm; sử dụng đất, bố trí dân cư không hợp lý … làm gia tăng RRTT.

Từ thực tiễn và diễn biến của thiên tai, BĐKH, trong những năm qua Chính phủ và nhân dân Việt Nam cùng với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế đang tập trung đồng bộ các giải pháp để giảm thiểu thiệt hại. Trên nguyên tắc và các ưu tiên của Khung hành động Sendai, Việt Nam đang điều chỉnh Chiến lược quốc gia về giảm nhẹ RRTT và xây dựng Kế hoạch phòng chống thiên tai từ trung ương đến cấp xã, đồng thời lồng ghép vào Kế hoạch phát triển KTXH của các cấp, các ngành, trong đó các giải pháp phi công trình như: bảo vệ và phát triển rừng và các hệ sinh thái, quản lý việc khai thác tài nguyên một cách bền vững, chuyển đổi sinh kế cho người dân để chủ động thích ứng với thiên tai, BĐKH; nâng cao nhận thức, kỹ năng của người dân trong phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai được chú trọng. Đồng thời, tập trung nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo sớm thiên tai, tiếp tục đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng để giảm nhẹ RRTT. Bên cạnh đó, Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế đặc biệt là với các nước trong khu vực để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, thực hiện các cam kết và cùng quản lý, khai thác bền vững các con sông quốc tế để giảm thiểu RRTT.

 

 Ông Nguyễn Trường Sơn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai

Thay mặt Nhóm Trưởng đại diện các Tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam, Bà Akiko Fujii, Phó trưởng Ban giảm thiểu rủi ro tăng cường chống chịu thiên tai, Phó Giám đốc Quốc gia UNDP tại Việt Nam nhiệt liệt biểu dương nỗ lực của tất cả các đối tác quan trọng đã có mặt tại buổi lễ hôm nay để cùng nhau rút kinh nghiệm và tăng cường quan hệ đối tác trong tương lai.

Bà chia sẻ: để đạt được mục tiêu này, Ban giảm thiểu rủi ro tăng cường chống chịu thiên tai của Liên hợp quốc đã và đang nỗ lực hỗ trợ sáng kiến của Bộ Nông nghiệp và PTNT về xây dựng đối tác giảm thiểu rủi ro thiên tai giữa Chính phủ và nhiều đối tác phát triển, bao gồm cả khu vực tư nhân. Chúng tôi đứng sau hậu thuẫn cho sáng kiến này để thúc đẩy điều phối về giảm thiểu rủi ro nhằm tăng cường chống chịu thiên tai, và đẩy mạnh hỗ trợ một cách thống nhất của các đối tác cho công tác giảm thiểu rủi ro ở các nhiều ngành và nhiều cơ quan, đây chính là cốt lõi của Mục tiêu trong Khung Hành động Sendai và Mục tiêu Phát triển Bền vững liên quan tới giảm thiểu rủi ro thiên tai.

Akiko Fujii, Phó Giám đốc Quốc gia UNDP

Tại Lễ Mít tinh, Ngài Laurent Umans, Bí thư thứ nhất về Quản lý nước và Biến đổi khí hậu, Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan, Ngài Shin Dongchan, Bí thư Thứ hai, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam và Ông Guillaume Chantry, Giám đốc tổ chức Development Workshop France (DWF) cũng phát biểu hưởng ứng ngày Quốc tế Giảm nhẹ rủi ro thiên tai và chúc mừng Lễ Mít tinh thành công tốt đẹp.

 

Ngài Laurent Umans, Bí thư thứ nhất về Quản lý nước và Biến đổi khí hậu, Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan

Ngài Shin Dongchan, Bí thư Thứ hai, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam

Ông Guillaume Chantry, Giám đốc tổ chức Development Workshop France (DWF).

Các đại biểu chụp ảnh kỷ niệm.

 

 

Tiếp theo chương trình Lễ Mít tinh sẽ diễn ra Hội nghị khoa học Quốc tế về quản lý rủi ro thiên tai cho vùng đất thấp do Ông Nguyễn Trường Sơn Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai và  Ngài Laurent Umans, Bí thư thứ nhất về Quản lý nước và Biến đổi khí hậu, Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan đồng chủ trì

 

 

Hội nghị sẽ chia sẻ và thảo luận một số nội dung:

- Đánh giá về diễn biến lũ tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long

- Giải pháp chủ động ứng phó với lũ lớn và tình hình sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển trong thời gian qua tại khu vực.

- Quản lý hệ thống đê biển phù hợp với vùng đất thấp và Kế hoạch tổng thể cho vùng Đồng bằng Sông Cửu Long phù hợp với bối cảnh hiện nay.

- Chia sẻ sự hỗ trợ của Đại sứ quán Hàn Quốc và Quỹ Cứu trợ khẩn cấp Trung ương trong dự án khôi phục nhà ở sau cơn bão Damrey.

               

 

Hội thảo kết thúc trong buổi sáng ngày 12/10/2018.

  • Tiêu đề *
  • Người gửi *
  • Email *
  • Nội dung bình luận *
  • Mã bảo vệ *
  • Gửi bình luận Đóng lại

Tin tức - sự kiện

Video

Hình ảnh

Thông tin thời tiết

Ứng phó với biến đổi khí hậu

Phòng chống thiên tai

Tìm kiếm cứu nạn - cứu hộ

PC tại nạn thương tích

Công điện

Văn bản chỉ đạo

Hoạt động của BCĐ

Văn bản pháp quy

Hợp Tác Quốc Tế

Chương trình - Kế hoạch

Đề án - Dự án

Nhu cầu - Tiềm lực

Thông tin tuyên truyền

Phổ biến kiến thức

Liên kết Website

BẢN ĐỒ GOOGLE

GOOGLE MAP

ẢNH VỆ TINH

SATELLITE IMAGE

ẢNH RA ĐA

RADA IMAGE

BẢN ĐỒ THỦY VĂN

HIDROLOGICAL IMAGE

Thống kế lượt truy cập