Kiểm tra tình hình sạt lở ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long

Ngày đăng: 18/08/2023

Ngày 17/8, tại Tiền Giang, Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp cùng đoàn công tác của Trung ương đã có buổi khảo sát tình hình xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh Tiền Giang và làm việc với 5 tỉnh: Hậu Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Long An và Tiền Giang về việc xử lý khẩn cấp các điểm sạt lở ở từng địa phương.


Phát biểu tại buổi làm việc, các địa phương trên đã báo cáo với Đoàn công tác các địa điểm sạt lở nghiêm trọng và đề nghị Trung ương bố trí sớm nguồn vốn để xử lý khẩn cấp các công trình này. Trong đó, tỉnh Hậu Giang có 2 khu vực gồm: Sạt lở bờ sông Lái Hiếu (thành phố Ngã Bảy); dự án kè chống sạt lở kinh Xáng Xà No giai đoạn 3, đợt 2.

Tại tỉnh Trà Vinh, xói lở bờ biển xã Hiệp Thạnh, thị xã Duyên Hải; sạt lở bờ biển khu vực Trường Long Hòa, thị xã Duyên Hải và sạt lở bờ sông Cổ Chiên khu vực cù lao Long Trị, xã Long Đức, thành phố Trà Vinh.

Tại tỉnh Bến Tre, xói lở bờ biển huyện Ba Tri, sạt lở bờ sông Giao Hòa (xã Giao Long, huyện Châu Thành).

Tại tỉnh Long An, sạt lở tại thị xã Kiến Tường, khu vực sạt lở bờ sông Vàm Cỏ Tây từ cầu mới Tân An đến rạch Chanh, sạt lở bờ sông Cần Giuộc tại khu vực xã Phước Lại, huyện Cần Giuộc.

Riêng tại tỉnh Tiền Giang, địa phương đề nghị Trung ương bố trí nguồn vốn tiếp tục xử lý sạt lở bờ biển Gò Công (đoạn từ cầu Rạch Bùn đến Đèn Đỏ), dự án xử lý các đoạn sạt lở cấp bách bờ sông Cái Bè (kênh 28).

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Vĩnh phát biểu tại buổi làm việc.

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Vĩnh cho biết, 10 năm gần đây, tình hình sạt lở bờ sông, kênh, rạch trên địa bàn tỉnh Tiền Giang diễn ra ngày càng phức tạp, khó lường, mức độ nhanh hơn; gây mất đất sản xuất, đường giao thông... ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, dân sinh của người dân sinh sống trên địa bàn các huyện, thị phía tây của tỉnh. Theo đó, toàn tỉnh Tiền Giang xảy ra trên 1.100 điểm, với chiều dài khoảng 87,6km, kinh phí khắc phục trên 775 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh.

Riêng bờ biển, khoảng 10 năm qua, địa phương xảy ra 23 điểm sạt lở, tổng chiều dài trên 11,2km. Sạt lở đã mất khoảng 700ha rừng phòng hộ.

Từ năm 2009 đến 2020, tỉnh Tiền Giang kè bảo vệ mái đê biển Gò Công dài 11,28km. Tổng kinh phí thực hiện 520,26 tỷ đồng. Từ năm 2016-2021, địa phương đầu tư xây dựng 18 dự án kè sạt lở bờ sông, bờ biển với tổng chiều dài 11,3km, tổng kinh phí 509,668 tỷ đồng. Riêng 7 tháng đầu năm 2023, Tiền Giang xảy ra 84 điểm sạt lở với chiều dài khoảng 28,2km, kinh phí khắc phục khoảng 949,5 tỷ đồng. Trong đó, vốn Trung ương là 637 tỷ đồng, vốn địa phương 312,509 tỷ đồng.

Đồng chí Nguyễn Hoàng Hiệp phát biểu kết luận tại buổi làm việc.

Kết luận tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp cho rằng, sau khi đi thực tế và làm việc trực tiếp với 5 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Đoàn công tác sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ để xử lý khẩn cấp các công trình cấp bách này.

Theo đó, công trình nào cấp bách và cần phải làm ngay sẽ được ưu tiên. Những công trình nào đã lập và chưa lập dự án. Ngoài ra, Đoàn công tác cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau cho việc xử lý các công trình sạt lở.

Tổng hợp.

  • Tiêu đề *
  • Người gửi *
  • Email *
  • Nội dung bình luận *
  • Mã bảo vệ *
  • Gửi bình luận Đóng lại

Tin tức - sự kiện

Video

Hình ảnh

Thông tin thời tiết

Ứng phó với biến đổi khí hậu

Phòng chống thiên tai

Tìm kiếm cứu nạn - cứu hộ

PC tại nạn thương tích

Công điện

Văn bản chỉ đạo

Hoạt động của BCĐ

Văn bản pháp quy

Hợp Tác Quốc Tế

Chương trình - Kế hoạch

Đề án - Dự án

Nhu cầu - Tiềm lực

Thông tin tuyên truyền

Phổ biến kiến thức

Liên kết Website

BẢN ĐỒ GOOGLE

GOOGLE MAP

ẢNH VỆ TINH

SATELLITE IMAGE

ẢNH RA ĐA

RADA IMAGE

BẢN ĐỒ THỦY VĂN

HIDROLOGICAL IMAGE

Thống kế lượt truy cập