Kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai tại Vĩnh Phúc

Ngày đăng: 02/06/2022

Từ ngày 21-24/5/2022, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã xảy ra mưa lũ lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, Ban chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai đã tổ chức đoàn công tác làm việc với địa phương, đi thực địa tại một số khu vực trọng điểm ngập lụt. Để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, đoàn công tác của Ban chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai do ông Trần Quang Hoài – Phó trưởng ban BCĐ quốc gia về PCTT làm trưởng đoàn đã đến làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh, đi thực địa tại một số khu vực trọng điểm.

Do ảnh hưởng của rãnh thấp có trục đi qua Bắc Bộ kết hợp với hội tụ gió trên cao nên từ ngày 22/5-24/5/2022 trên địa bàn tỉnh có mưa to đến rất to, lượng mưa đo được trong 3 ngày tại các trạm: Tam Đảo 930mm, Vĩnh Yên 506mm, Tam dương 482mm, Bình Xuyên 480mm, Xuân Hòa 409mm, Phúc Yên 314mm, Quảng cư 310mm, Vĩnh Tường 308mm. Riêng trong ngày 23/5/2022 lượng mưa đo được tại các trạm: Tam Đảo 446mm, Vĩnh Yên 309mm, Tam Dương 284mm, Bình Xuyên 266mm, Xuân hòa 187mm, Phúc Yên 126mm, Quảng cư 228mm, Vĩnh Tường 191mm.

Tính từ đầu năm tới nay mưa lũ đã làm 06 người chết, 02 người bị thương; làm ngập lụt nhiều địa điểm trên địa bàn tỉnh đặc biệt tại thành phố Vĩnh Yên, bệnh viện Đa khoa tỉnh, Khu Công nghiệp trên địa bàn huyện Bình Xuyên; sạt lở nhiều địa điểm quốc lộ 2B đi Tam Đảo; ngập úng trên 10.000ha lúa, hoa màu, thủy sản....

 

Đông chí Lê Duy Thành - Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc tiếp và làm việc với đoàn công tác

Hiện nay, toàn bộ lượng nước tiêu thoát trên địa bàn tỉnh (trừ vùng Lập Thạch, Sông Lô, ven sông Phó Đáy và vùng bãi Vĩnh Tường, Yên Lạc) tiêu qua hệ thống sông Phan - Cà Lồ đổ ra sông Cầu ở Phúc Lộc Phương (Bắc Ninh), những ngày qua lượng mưa lớn (lượng mưa đo được 3 ngày max tại trạm Vĩnh Yên đo được 506mm, cao nhất từ năm 1978 đến nay và cao hơn lượng mưa lịch sử năm 2008 đo được là 497,5mm). Mưa lớn gây ngập úng nặng trên diện rộng, do mực nước trên các sông dâng cao, việc tiêu thoát rất khó khăn.

Để vận hành đảm bảo ưu tiên hàng đầu an toàn công trình, đặc biệt đối với các hồ đập, vận hành các trạm bơm tiêu, điều tiết, giảm thiểu tối đa tình hình ngập úng trên địa bàn tỉnh, Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, tình hình ngập úng trong nội đồng, ngoài sông để kịp thời đề xuất các giải pháp xử lý, khắc phục và vận hành hợp lý hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh.

 Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc gồm 04 tuyến đê sông chính (tả Hồng, tả Lô, tả Phó Đáy, hữu Phó Đáy); 02 tuyến đê nội đồng (đê sông Phan - Sáu Vó; đê sông Cà Lồ) và 02 tuyến đê bối (Bối Vĩnh Tường  Yên Lạc; Bối Đôn Nhân). Tổng chiều dài các tuyến đê là: 156,5km (trong đó có 91km đê từ cấp I đến cấp III; 65,5km đê cấp IV- cấp V) và 29,5 km bờ bao nội đồng.

Đoàn công tác kiểm tra tại cống Cầu Sắt, xã Nam Viêm, tp Phúc Yên

Trên sông Phó Đáy, mực nước đo được lúc 13h00 ngày 24/5/2022 là 13,0m, trên mức báo động số I là 0,3m. Trước tình hình thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp nhằm bảo đảm an toàn cho các tuyến đê, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, lũ lụt gây ra, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh ra lệnh báo động số I trên sông Phó Đáy cho Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các huyện Lập Thạch, Tam Dương và Vĩnh Tường triển khai ngay lực lượng, phương tiện, vật tư theo cấp báo động số I đúng quy định. Lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN đã xuống hiện trường kiểm tra, chỉ đạo Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các địa phương tăng cường công tác kiểm tra đê, kè, cống nhất là các cống dưới đê và các trọng điểm phòng chống thiên tai, phát hiện và xử lý kịp thời ngay từ giờ đầu mọi sự cố hư hỏng về đê, kè, cống có thể xảy ra. Thực hiện tốt phương châm “Phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả”. Trong đó, chuẩn bị và sẵn sàng huy động đầy đủ trang thiết bị, phương tiện, vật tư, nhân lực theo phương châm “4 tại chỗ” khi có thiên tai xảy ra nhất là phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể xã hội trong các hoạt động chuẩn bị ứng phó, khắc phục hậu quả. Hệ thống đê Trung ương từ cấp 1 đến cấp 3 vẫn đảm bảo an toàn, không xuất hiện sự cố.

Tại cuộc họp Ông Mai Văn Khiêm - Giám đốc Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia phát biểu phân tích về đợt mưa lũ vừa qua tại Vĩnh Phúc và dự báo tình hình mưa lũ trong thời gian tới.

Để kiểm soát an toàn vùng dân cư ven sông suối Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp huyện, cấp xã tổ chức công tác truyền thông, thông tin kịp thời đến Nhân dân biết về tình hình mưa lũ, công tác vận hành, điều tiết các hồ thủy lợi để chủ động các biện pháp ứng phó. Triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các công trình, khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất. Cấm các hoạt động vớt củi, đánh bắt cá ven sông ven suối đảm bảo tính mạng của nhân dân.

Từ ngày 20/5/2022, ngay khi có cảnh báo mưa lớn của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia và Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đã có Văn bản số 31/PCTT-VPTT chỉ đạo Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các cấp theo dõi chặt chẽ, diễn biến thiên tai để thông tin kịp thời đến các cơ quan, chính quyền và người dân chủ động các biện pháp ứng phó. Ngày 23/5/2023, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh tiếp tục có Văn bản số 33/PCTT-VPTT chỉ đạo Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các cấp kiểm tra rà soát các khu dân cư ven sông suối, khu vực trũng thấp có nguy cơ cao xẩy ra ngập lụt, lũ quét... để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân khi có tình huống xảy ra. Nhắn tin cho các thuê bao di động trên toàn địa bàn tỉnh về thông tin mưa lũ, tình hình xả lũ các hồ, dự báo mưa lũ trong thời gian tới để nhân dân chủ động các biện pháp ứng phó. Tổ chức lắp đặt rào chắn, biển báo và tổ chức trực ban 24/24 tại các ngầm, tràn và các công trình có nguy cơ mất an toàn, tuyệt đối không để các phương tiện và người dân đi qua. Các trường học linh hoạt trong việc tổ chức dạy học; chủ động phối hợp với phụ huynh học sinh cho học sinh nghỉ học nếu quãng đường học sinh đến trường không đảm bảo an toàn; phối hợp với các cấp chính quyền đảm bảo an toàn cho học sinh trên đường đi học, về nhà nhất là các tuyến đường thường xuyên ngập nước;  thông tin đầy đủ với phụ huynh học sinh qua hệ thống mạng zalo, tin nhắn ... các thông tin cơ bản của lớp như: chuyển hình thức học, giờ học, số học sinh đến lớp, học sinh vắng, giờ tan trường...để phối hợp quản lý đảm bảo an toàn cho các em

Kết luận tại cuộc họp, đông chí Trần Quang Hoài - Phó Trưởng ban Ban chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai chia sẻ:

  • Chia sẻ với Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Vĩnh Phúc và người dân chịu sự ảnh hưởng lớn của đợt mưa lũ vừa qua.
  • Đã vào thời điểm cần phải tuần tra, canh gác hệ thống đê điều, đề nghị chi cục Thủy lợi căn cứ quy định phải bố trí lực lượng quản lý đê điều chuyên trách và lực lượng quản lý đê nhân dân để phát hiện xử lý kịp thời giờ đầu, rà soát các địa điểm xung yếu để báo cáo.
  • Lên kịch bản phương án báo động 1, báo động 2, báo động 3 đảm bảo an toàn đê, cho dân và sản xuất, kinh tế xã hội ngoài bãi.
  • Trong tháng 6, Tổng cục PCTT tổ chức 2 Hội nghị thường niên về quản lý đê điều nâng cao năng lực cho hệ thống lực lượng chuyên trách
  • Tình hình ngập lụt nội đồng sẽ xảy ra ngày càng nghiêm trọng hơn, vì vậy cần xây dựng các phương án ứng phó, xây dựng công trình phòng chống./.
  • Tiêu đề *
  • Người gửi *
  • Email *
  • Nội dung bình luận *
  • Mã bảo vệ *
  • Gửi bình luận Đóng lại

Tin tức - sự kiện

Video

Hình ảnh

Thông tin thời tiết

Ứng phó với biến đổi khí hậu

Phòng chống thiên tai

Tìm kiếm cứu nạn - cứu hộ

PC tại nạn thương tích

Công điện

Văn bản chỉ đạo

Hoạt động của BCĐ

Văn bản pháp quy

Hợp Tác Quốc Tế

Chương trình - Kế hoạch

Đề án - Dự án

Nhu cầu - Tiềm lực

Thông tin tuyên truyền

Phổ biến kiến thức

Liên kết Website

BẢN ĐỒ GOOGLE

GOOGLE MAP

ẢNH VỆ TINH

SATELLITE IMAGE

ẢNH RA ĐA

RADA IMAGE

BẢN ĐỒ THỦY VĂN

HIDROLOGICAL IMAGE

Thống kế lượt truy cập